Nghị viện châu Âu thông qua chứng chỉ xanh kỹ thuật số
Nghị viện châu Âu (EP) đã chính thức thông qua chứng chỉ xanh kỹ thuật số về COVID-19 của châu Âu, một tài liệu ở dạng giấy hoặc kỹ thuật số sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại khắp EU và khu vực Schengen từ mùa Hè này.
Hành khách xếp hàng tại quầy làm thủ tục ở sân bay Brussels, Duesseldorf, miền tây nước Đức, ngày 26/3/2021. Ảnh (tư liệu): AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, ngày 9/6, EP cho biết, tại phiên họp toàn thể ở Strasbourg, việc áp dụng chứng chỉ xanh kỹ thuật số liên quan đến công dân châu Âu đã nhận được 546 phiếu ủng hộ, 93 phiếu chống và 51 phiếu trắng. Các văn bản này phải được Hội đồng châu Âu chính thức thông qua, trước khi có hiệu lực vào ngày 1/7.
Chứng chỉ gồm 3 nội dung là chứng nhận tiêm vaccine, kết quả xét nghiệm PCR âm tính hoặc chứng minh có miễn dịch sau khi đã mắc COVID-19, cho thấy người sở hữu chứng chỉ này không làm lây lan dịch bệnh. Có tên chính thức là “Chứng chỉ COVID kỹ thuật số của Liên minh châu Âu” sau khi được gọi là “chứng chỉ xanh”, văn bản này do một quốc gia thành viên cấp và phải được các quốc gia khác chấp nhận làm bằng chứng hợp lệ. Văn bản này được cấp miễn phí dưới dạng giấy hoặc điện tử.
Video đang HOT
Trên thực tế, đây là ba chứng chỉ khác nhau, có thể được tích hợp vào một văn bản cho cùng một người bao gồm chứng chỉ “tiêm chủng”, chứng chỉ “xét nghiệm” hoặc chứng chỉ “bình phục”. Các dữ liệu thể hiện danh tính của người sở hữu, chi tiết vaccine được sử dụng (vaccine gì, bao nhiêu liều), loại xét nghiệm (PCR, kháng nguyên nhanh), kết quả và ngày thực hiện.
Theo các quy định thì đây không phải là một giấy thông hành. Mục đích là làm bằng chứng về tiêm chủng hoặc sàng lọc được cấp ở các quốc gia thành viên và có thể tương tác và đồng nhất với nhau. Người nhập cảnh có chứng chỉ này sẽ không phải trải qua thời gian cách ly hay xét nghiệm khi tới một quốc gia thành viên EU khác.
Đối với những người đã bình phục, trước mắt, việc công nhận chỉ có thể có hiệu lực từ ngày thứ 11 sau khi xét nghiệm dương tính đầu tiên bằng phương pháp PCR. Sau này, tùy thuộc vào các bằng chứng khoa học, Ủy ban châu Âu sẽ bổ sung việc công nhận các xét nghiệm kháng thể hoặc xét nghiệm kháng nguyên nhanh trong phạm vi của chứng chỉ “bình phục”.
Cho đến nay, hơn 1 triệu người ở châu Âu đã nhận được “Chứng nhận kỹ thuật số về COVID của EU”. Chín quốc gia EU đã phát hành chứng nhận này, trong đó bao gồm Hy Lạp, Tây Ban Nha, Croatia, Đức, Bulgaria, Cộng hòa Séc, Đan Mạch, Litva và Ba Lan.
Trung Quốc đáp trả EU
Trung Quốc trừng phạt 10 cá nhân và 4 cơ quan châu Âu, cáo buộc lệnh cấm vận của EU là can thiệp vấn đề nội bộ của Bắc Kinh.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm nay công bố lệnh cấm vận nhằm vào 8 thành viên Nghị viện châu Âu, quốc hội Bỉ, Hà Lan và Litva, hai học giả Đức và Thụy Điển, cùng Ủy ban An ninh và Chính trị Hội đồng châu Âu, Tiểu ban Nhân quyền Nghị viện châu Âu, Viện Nghiên cứu Trung Quốc Mercator ở Đức và Quỹ Liên minh Dân chủ Đan Mạch.
"Những cá nhân này và thành viên gia đình sẽ bị cấm nhập cảnh vào Trung Quốc đại lục, cũng như đặc khu hành chính Hong Kong và Macao. Những công ty và tổ chức liên quan cũng bị cấm liên lạc với Trung Quốc", thông cáo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc có đoạn viết.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên họp báo hồi tháng 4/2020. Ảnh: AFP .
Đây được coi là động thái đáp trả sau khi Liên minh châu Âu (EU) thông qua biện pháp trừng phạt 4 quan chức chính quyền Tân Cương cùng Binh đoàn Sản xuất và Xây dựng Tân Cương (XPCC), liên quan đến cách đối xử với người Duy Ngô Nhĩ và những nhóm Hồi giáo thiểu số khác ở khu tự trị này. Đây là lần đầu EU áp lệnh trừng phạt nhằm vào Trung Quốc kể từ sau lệnh cấm vận vũ khí năm 1989.
"Động thái này chỉ dựa trên những lời dối trá và tin tức giả mạo, bóp méo và bỏ qua sự thật", Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho hay, thêm rằng lệnh trừng phạt của EU là "hành động can thiệp trắng trợn vào công việc nội bộ" của Bắc Kinh.
Các nhà hoạt động nhân quyền cho rằng ít nhất một triệu người Duy Ngô Nhĩ và người thiểu số Hồi giáo đã bị giam trong các "trại cải huấn chính trị" ở Tân Cương. Tuy nhiên, Bắc Kinh nhiều lần bác bỏ cáo buộc, khẳng định đây là những trung tâm đào tạo nghề, nhằm chống lại mối đe dọa từ chủ nghĩa khủng bố cực đoan trong khu vực, đồng thời giúp người Duy Ngô Nhĩ hòa nhập xã hội.
Đại sứ Trung Quốc tại EU Trương Minh tuần trước cảnh báo lệnh trừng phạt nhắm vào Bắc Kinh đồng nghĩa với "đối đầu". "Nếu ai đó nhất quyết đối đầu, chúng tôi sẽ không lùi bước bởi không còn lựa chọn nào ngoài việc làm tròn trách nhiệm với người dân trong nước", ông Trương cho hay.
Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - EU được kỳ vọng củng cố hợp tác song phương Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) - Mỹ sắp tới dự kiến tập trung vào 4 lĩnh vực, trong đó có đại dịch COVID-19 và năng lượng xanh, đồng thời hứa hẹn trở thành cột mốc mới trong củng cố hợp tác song phương. EU muốn nhất trí với Mỹ về chương trình nghị sự trong 4 lĩnh vực chủ...