Nghị viện châu Âu chuẩn bị khởi kiện EC
Nghị viện châu Âu (EP) ngày 10/6 tuyên bố đang chuẩn bị thủ tục pháp lý để khởi kiện Ủy ban châu Âu (EC) với cáo buộc không thực thi quy định trong khuôn khổ cơ chế mới liên quan việc phân bổ quỹ cứu trợ của Liên minh châu Âu (EU).
Cờ EU bên ngoài trụ sở Ủy ban châu Âu tại Brussels, Bỉ. Ảnh: THX/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại EU, các nghị sĩ trong EP bất bình về thỏa hiệp mà 27 quốc gia thành viên của EU và EC đạt được tại Hội nghị thượng đỉnh EU diễn ra hồi tháng 12 năm ngoái liên quan việc thực hiện cơ chế trên.
Cơ chế này được áp dụng đối với gói ngân sách trị giá 750 tỷ euro (912 tỷ USD) phục hồi nền kinh tế EU khắc phục ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, theo đó quy định việc tiếp cận quỹ này của chính phủ các nước thành viên gắn với điều kiện tôn trọng pháp trị và các quy tắc dân chủ.
Tuy nhiên, Hungary và Ba Lan phản đối việc thực hiện cơ chế mới nói trên, khiến việc lập ngân sách giai đoạn 2021-2027 và kế hoạch phục hồi sau đại dịch COVID-19 của EU bị đình trệ. Vì vậy, EC đã đồng ý không công bố hướng dẫn về thực hiện cơ chế mới cho đến khi có phán quyết của Tòa án công lý của EU, nơi EC đã khởi kiện Ba Lan và Hungary.
Video đang HOT
Cơ chế nêu trên đã có hiệu lực từ đầu năm nay, nhưng vẫn chưa được áp dụng. EC khẳng định đã lưu ý tất cả các yếu tố có thể được sử dụng để thực hiện cơ chế này, song các nghị sĩ EP cho rằng khả năng các nước thành viên EU biển thủ các quỹ châu Âu đang gia tăng và việc tôn trọng pháp trị ngày càng xấu đi.
Các nghị sĩ yêu cầu EC chậm nhất trong vòng 2 tuần phải thực hiện các nghĩa vụ của cơ quan này theo quy định mới, nhấn mạnh trong khi chờ đợi EP phải ngay lập tức bắt đầu các bước chuẩn bị cần thiết cho một thủ tục pháp lý để kiện EC ra tòa.
Nghị viện châu Âu ủng hộ bỏ bản quyền vắc xin COVID-19
Cơ quan lập pháp châu Âu hối thúc Liên minh châu Âu (EU) ủng hộ việc tạm thời bỏ quyền sở hữu trí tuệ đối với vắc xin ngừa COVID-19 nhằm thúc đẩy sản xuất và tiêm ngừa vắc xin.
Người dân tuần hành kêu gọi bỏ quyền sở hữu trí tuệ với vắc xin COVID-19 tại Anh ngày 11-5 - Ảnh: REUTERS
Hãng tin AFP ngày 20-5 cho biết các nhà lập pháp Nghị viện châu Âu đã bỏ phiếu thông qua việc kêu gọi EU ủng hộ đề xuất tạm thời bỏ quyền sở hữu trí tuệ với vắc xin, thiết bị và phương pháp điều trị COVID-19.
Đề xuất do Ấn Độ và Nam Phi gửi lên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden hồi đầu tháng 5-2021 cũng tuyên bố ủng hộ việc này và sẽ đàm phán các điều khoản tại WTO.
Các nước châu Âu vẫn đang chia rẽ về vấn đề sở hữu trí tuệ với vắc xin COVID-19. Trong khi một số nước ủng hộ, các nước lớn như Pháp, Đức cho rằng cần bảo vệ thành quả của các hãng dược.
"Chính năng lực và tiêu chuẩn chất lượng cao đang giới hạn việc sản xuất vắc xin chứ không phải bằng sáng chế" - người phát ngôn của Thủ tướng Đức Angela Merkel nói.
Ủy ban châu Âu ngày 19-5 vạch ra kế hoạch mà cơ quan này cho là giải pháp hiệu quả hơn để tăng sản lượng vắc xin so với việc từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ.
Trong khi đó, lãnh đạo các nước thuộc nhóm G20 dự kiến ngày 21-5 ra tuyên bố ủng hộ các biện pháp tự nguyện, như cấp phép sản xuất vắc xin, chuyển giao công nghệ, thay vì bỏ quyền sở hữu trí tuệ như kêu gọi của Mỹ và các nước.
Tuy nhiên, tổng giám đốc WTO - bà Ngozi Okonjo-Iweala - cho rằng việc bỏ quyền sở hữu trí tuệ với vắc xin COVID-19 chưa đủ để thu hẹp khoảng cách "khổng lồ" trong việc phân phối vắc xin giữa các nước giàu và nghèo.
Ngoài việc kêu gọi đẩy mạnh sản xuất, bà Okonjo-Iweala khẳng định cần phải tạo điều kiện cho việc chuyển giao công nghệ và bí quyết bào chế vắc xin.
"Tôi tin rằng chúng ta có thể thống nhất một văn bản cho phép các nước đang phát triển tiếp cận linh hoạt, đồng thời bảo vệ các nghiên cứu và đổi mới công nghệ" - bà nói.
Trung Quốc đáp trả EU Trung Quốc trừng phạt 10 cá nhân và 4 cơ quan châu Âu, cáo buộc lệnh cấm vận của EU là can thiệp vấn đề nội bộ của Bắc Kinh. Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm nay công bố lệnh cấm vận nhằm vào 8 thành viên Nghị viện châu Âu, quốc hội Bỉ, Hà Lan và Litva, hai học giả Đức và...