Nghị viện Arab ủng hộ một giải pháp chính trị toàn diện cho Libya
Quốc hội Arab nhấn mạnh sự cần thiết phải ngăn chặn tất cả các hình thức can thiệp của nước ngoài vào cuộc khủng hoảng Libya.
Nghị viện Arab đã tiếp tục hỗ trợ nhằm đạt được một giải pháp chính trị toàn diện cho cuộc khủng hoảng ở Libya, bảo vệ chủ quyền, duy trì sự thống nhất quốc gia và chấm dứt mọi hình thức can thiệp của nước ngoài vào các vấn đề nội bộ của Libya.
Nghị viện Arab ủng hộ hòa giải ở Libya. Ảnh Arpr.org.
Trong một tuyên bố đưa ra ngày 29/10 sau khi kết thúc phiên họp đầu tiên của kỳ họp lập pháp thứ ba tại trụ sở Liên đoàn Arab, Quốc hội Arab nhấn mạnh sự cần thiết phải ngăn chặn tất cả các hình thức can thiệp của nước ngoài vào cuộc khủng hoảng Libya, một lần nữa bác bỏ và lên án việc tái phạm lệnh cấm vận vũ khí của Hội đồng Bảo an.
Quốc hội Arab cũng kêu gọi loại bỏ tất cả các lực lượng nước ngoài khỏi các vùng đất của Libya, đạt được một giải pháp lâu dài đồng thời tiếp tục đối thoại nhằm đạt được nguyện vọng của người dân Libya về một cuộc sống an toàn, ổn định, hòa bình và phát triển.
Nghị viện Arab hoan nghênh thỏa thuận ngừng bắn vĩnh viễn vừa đạt được giữa các bên ở Libya tại thủ đô Geneva của Thụy Sĩ, dưới sự bảo trợ của Liên Hợp Quốc và khẳng định đây là một bước quan trọng trong việc giải quyết khủng hoảng và chấm dứt xung đột ở Libya.
Nghị viện Arab kêu gọi tất cả các bên của Libya tiếp tục nỗ lực góp phần giải quyết cuộc khủng hoảng và một giải pháp cuối cùng đảm bảo cho sự ổn định của Libya, toàn vẹn lãnh thổ, cũng như đáp ứng nguyện vọng của nhân dân. Nghị viện Arab cũng đánh giá cao vai trò hiệu quả của Ai Cập, Morocco, Tunisia và Algeria trong hỗ trợ các sáng kiến giải quyết cuộc khủng hoảng ở Libya.
Nối lại hoạt động khai thác dầu mỏ tại Libya
Ngày 26/10, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Libya (NOC) thông báo đã dỡ bỏ lệnh phong tỏa mỏ dầu El-Feel, qua đó chấm dứt hoàn toàn việc đóng cửa các mỏ dầu và bến cảng suốt 8 tháng qua do các lực lượng miền Đông Libya áp đặt.
Cảng dầu Brega cách thành phố miền đông Benghazi, Libya, khoảng 270 km ngày 24/9/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
NOC cho biết tổng sản lượng dầu của tập đoàn này ước đạt khoảng 800.000 thùng/ngày trong vòng 2 tuần tới và sẽ lên 1 triệu thùng/ngày trong vòng 4 tuần tới sau khi lệnh phong tỏa được dỡ bỏ tại các cảng ở Ras Lanuf và Es Sider.
Lực lượng Quân đội quốc gia Libya (LNA) trung thành với Tướng Khalifa Haftar tại miền Đông đã áp đặt lệnh phong tỏa nói trên từ tháng 1/2020 trong bối cảnh chiến sự giữa các phe phái ở nước này đang leo thang. Tới tháng 9 vừa qua, Tướng Haftar đã chấp thuận mở lại các cơ sở dầu khí sau khi thương lượng với các thành viên Chính phủ Đoàn kết dân tộc Libya (GNA), được Liên hợp quốc công nhận. Từ thời điểm này, NOC đã từng bước nối lại hoạt động tại các cơ sở khai thác dầu mỏ này.
Trong tuần qua, khi lệnh phong tỏa tại Sharara - mỏ dầu thô lớn nhất Libya - được dỡ bỏ, một tàu chở dầu đã lần đầu tiên trong 8 tháng qua cập cảng al-Zawiya để chất hàng lên tàu.
Theo thống kê sơ bộ của NOC, việc ngừng khai thác dầu mỏ đã khiến ngân sách của Libya thiệt hại ước tính khoảng 9,8 tỷ USD.
Trinh sát cơ Mỹ bị tố liên tục bay qua Đài Loan, truyền thông Trung Quốc "nổi đóa" Phản ứng trước những thông tin gần đây về việc Mỹ liên tục đưa máy bay trinh sát bay qua vùng trời Đài Loan, truyền thông nhà nước Trung Quốc đăng tải thông điệp cảnh báo mạnh mẽ, đe dọa sẽ có hành động "bảo vệ chủ quyền". Chiến đấu cơ Su-30 của Trung Quốc hộ tống oanh tạc cơ H-6K. Hôm 21.10,...