Nghỉ việc trông con vì… trời rét
Hôm nay, chị Ngọc phải xin nghỉ làm bởi lớp mẫu giáo của con trai phải đóng cửa tránh rét, và không có ai trông giúp.
Ngày 6/1 ở Hà Nội, nhiệt độ chưa xuống dưới 10 độ C nên học sinh mẫu giáo, tiểu học vẫn phải đến trường. Tuy nhiên vì nhiều lý do liên quan đến thời tiết, không ít trẻ phải nghỉ học.
Lớp nghỉ vì hỏng điều hòa
Mấy hôm nay, cái máy điều hòa nhiệt độ của lớp bé Khôi (con trai chị Ngọc ở Khương Thượng, Đống Đa, Hà Nội) bị hỏng. Thấy phòng học quá lạnh lẽo, sợ trẻ ốm, rất nhiều phụ huynh để con nghỉ ở nhà cho ấm. Riêng nhà chị Ngọc vì không có ai trông con nên vẫn cho bé Khôi đến lớp.
“Hôm trước thằng bé đã nỉ non xin nghỉ, hỏi tại sao thì nó bảo vì các bạn con cũng nghỉ nhiều lắm. Tôi không đồng ý. Nhưng hôm nay thì phải để nó ở nhà vì các cô bảo nghỉ thôi chứ học sinh vắng nhiều quá, mai sửa được máy điều hòa thì đi học lại. Các lớp khác trong trường thì vẫn học như thường”, Ngọc kể. Thế là sáng nay, Ngọc phải xin nghỉ việc ở nhà trông con vì không biết gửi cho ai.
Nhiều phụ huynh lo con ốm khi phải đi học trong ngày lạnh.
Còn anh Hưng nhà ở Mai Động, Hoàng Mai, Hà Nội, có con gái hai tuổi gửi ở nhà trẻ tư, thì chủ động để con ở nhà cho đến tuần sau. Anh ca cẩm: “Hồi đầu năm học đã bảo đổi cái máy điều hòa hai chiều để mùa đông bọn trẻ đỡ rét, nhưng những nhà kia tiếc tiền không chịu đóng. Rét thế này mình còn không chịu được nữa là trẻ con”. Thực ra các phụ huynh khác có con học lớp với bé nhà anh Hưng đều là lao động nghèo nên không có khả năng đóng góp nhiều. Sắp tới, anh sẽ cho con chuyển sang trường khác có cơ sở vật chất tốt hơn.
Học sinh tiểu học cũng nghỉ trốn rét
Trừ khi quá kẹt về người trông, các phụ huynh có con học mẫu giáo thường rất dễ dàng tự quyết định cho con nghỉ học khi thấy thời tiết không thuận lợi. Nhưng với bậc tiểu học, thường phụ huynh không dám “tự tiện” như vậy. Thế nhưng đợt rét này lại khác. Một số trường đã thi học kỳ xong nên các bà mẹ không cảm thấy “cắn rứt” mấy khi bảo con nghỉ một vài hôm, dù trường vẫn dạy bình thường.
Chị Hồng, 35 tuổi, nhà ở phố Yên Lạc, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, nói về cậu con trai học lớp hai: “Mấy hôm nay rét quá mình cho nó nghỉ ở nhà chơi với em và ông bà. Thằng bé thì sướng mà mình thì đỡ lo nó cảm lạnh, vì thằng này nghịch lắm, toàn chạy nhảy mồ hôi đầm đìa, rồi cởi hết áo ấm ra. Nó thi học kỳ xong rồi, điểm toàn 9, 10. Nghỉ mấy hôm chắc cũng không ảnh hưởng tai hại gì lắm, chịu khó kèm thêm sau vậy”.
Cũng đã thi xong nên bé Minh, 8 tuổi, nhà ở khu Lò Đúc, Hà Nội, được mẹ cho ở nhà hôm nay do có hiểu hiện hắt hơi, sổ mũi. Tuy nhiên, mẹ Minh quyết định rằng ngày mai khỏe hơn, bé sẽ phải đến lớp. “Nghỉ một vài buổi cũng chưa ảnh hưởng nhiều đến học tập nhưng tôi không muốn dễ dãi, sợ nó thành vô kỷ luật”, người mẹ nói.
Nhiều trẻ ngừng ăn bán trú
Con ốm là nỗi lo lớn nhất của các bà mẹ trong dịp rét này bởi bao giờ cũng vậy, hễ trời rét là bọn trẻ đứa ho, đứa sốt, đứa tiêu chảy, đứa lên cơn hen… Thế nên trong các dịp này, các phụ huynh thường cố gắng hết sức để giữ gìn, tăng sức đề kháng cho con đến trường, nhất là những trẻ yếu, từ việc mặc ấm đến ăn uống.
Cũng vì lo con ốm mà mấy hôm nay, chị Mai Anh (Hà Đông, Hà Nội) trưa nào cũng đón con trai về nhà (ở gần trường) ăn trưa, thay vì để cháu ăn bán trú như thường lệ. “Bữa cơm ở trường không phải ngày nào cũng hợp khẩu vị con bé. Nó không ăn được thì lấy đâu ra sức khỏe mà chống rét. Rồi khi ngủ trưa nữa, biết có đủ ấm không. Thà tôi chịu khó dậy sớm nấu nướng, trưa lặn lội về đón con, cho nó ăn cơm nóng, ngủ giường ấm rồi lại đưa đi cho yên tâm”, Mai Anh nói. Con gái chị cho biết, nhiều bạn khác trong lớp cũng mới được bố mẹ đón về ăn trưa.
Video đang HOT
Tuy nhiên, cách của chị Mai Anh chỉ phù hợp với những gia đình mà nhà ở gần trường trẻ. Nếu ở quá xa, việc đưa đón trẻ về ăn trưa không chỉ làm bố mẹ vất vả, mất thời gian mà còn khiến trẻ chịu lạnh khi đi đường, và không có thời gian nghỉ trưa. Vì vậy để bảo đảm sức khỏe cho con đến trường trong những ngày lạnh, các chuyên gia y tế khuyên các phụ huynh phải luôn đảm bảo cho trẻ mặc đủ ấm, đặc biệt lưu ý lúc đi đường, ăn thức ăn nóng, giàu dinh dưỡng. Phụ huynh có con học bán trú cần chuẩn bị chăn gối đầy đủ, giám sát chặt chẽ chất lượng bữa ăn ở trường…
Theo Đất Việt
Hé lộ về cuộc săn lùng con khỉ độc khát máu
Màn đêm buông xuống, nhiều nhà đóng then cài cửa sớm. Đi rừng, nhiều người phải tụ tập đông đủ mới dám khởi hành. Cuộc sống của người dân đảo lộn hàng tháng trời vì "quái vật" xuất hiện và liên tục tấn công.
Lời đồn "quái vật" trả thù
Thông tin về một loài "quái vật" luôn xuất hiện bất ngờ và tấn công khiến hàng trăm người dân các xã, huyện miền núi phía Tây tỉnh Nghệ An hoảng sợ. Lời đồn truyền tai nhau nên chỉ trong thời gian, câu chuyện càng được thêu dệt. Mỗi ngày trôi qua, danh sách nạn nhân của loài "quái vật" này lại dài thêm.
Nạn nhân đầu tiên nằm trong bản danh sách của loài khỉ này là anh Vi Văn Cứu, bản Đốm 2, xã Châu Phong, huyện Quỳ Châu, đã bị tấn công khi đi rừng, và bị thương nặng.
Sau đó xuất hiện một loạt vụ tấn công khác. Điển hình như anh Lê Văn Xanh ở bản Phảy, xã vùng cao Châu Hồng, huyện Quỳ Hợp cùng với ba người anh em trong bản là anh Quang, anh Điệp và anh Bình rủ nhau đi rừng tìm kiếm lâm thổ sản ở khu Huổi Nhọt, cũng đã bị "quái vật" tấn công.
Ông Trương Văn Quang và những vết sưng tấy do bị tấn công
Và chỉ trong vòng từ tháng 9-12/2010, hàng chục người đi rừng ở Quỳ Hợp, Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An khốn khổ vì bị tấn công, hứng chịu thương tích rất nặng.
Theo mô tả của những nạn nhân nói trên, "quái vật" này tựa như con khỉ, hoặc loài đười ươi, có lông màu hung vàng, nặng chừng 35-40 kg, thường bất ngờ nhảy từ trên cây xuống, tấn công vào ngực, chân... người đi ngang qua. Hành động của nó rất hung dữ, chỉ chịu buông tha khi có người khác đến can thiệp.
Trong khi người dân hoảng sợ, các cơ quan chức năng của tỉnh Nghệ An hứa "sẽ vào cuộc" và khuyến cáo: "Người dân không nên đi vào rừng một mình, khi đi nhớ mang theo vũ khí sẵn sàng đối phó". Lời hứa ấy chưa được thực thi thì lại thêm một nạn nhân nữa bị tấn công suýt mất mạng là ông Trương Văn Quang ở bản Muộng, xã Châu Hồng, huyện Quỳ Châu. Ông bị thương nặng, phải khâu đến 28 mũi và đang điều trị ở nhà bởi những vết cắn vẫn còn sưng tấy, chưa đi lại được.
Một trong những vết thương nặng ở tay ông Đại - người mới bị tấn công ngày 20/12. Ảnh Dân Trí
Câu chuyện càng gây xôn xao khi người dân đồn thồi, có thể loài "quái vật" khát máu ấy quay trở lại trả thù. Theo người dân, trước đây, địa bàn các huyện miền Tây Nghệ An như: Quỳ Châu, Quỳ Hợp...có hàng trăm loài muông thú, nhưng đến thời điểm này với tốc độ phá rừng đến chóng mặt, các loài vật không nơi cư ngụ nên tập trung kéo về trả thù.
Chẳng hiểu thực hư những lời đồn ấy độ xác thực bao nhiêu, nhưng đám trẻ con cứ mỗi khi khóc đều được bố mẹ lấy "quái vật" ra hù dọa đều im thin thít.
Trong buổi làm việc chớp nhoáng giữa phóng viên với ông Lê Đình Bảy, Hạt trưởng Hạt kiểm lâm Quỳ Hợp, ông này cũng lo lắng không kém: "Trước khi cơ quan chức năng làm rõ sự việc, người dân không nên đi rừng một mình, không nấu ăn uống trong rừng".
Săn "quái vật" giữa đại ngàn
Sau những đêm thức trắng hoảng sợ trước sự xuất hiện đột ngột của loài "quái vật", cuộc sống của người dân vùng rẻo cao bị đảo lộn; trẻ con, người già, phụ nữ đều không dám lên rừng làm rẫy, không dám ra suối tắm. Mỗi khi người dân có việc cần lên rừng đều phải có nhiều người tập hợp lại dẫn đi.
Không thể để nỗi lo sợ bao trùm, thanh niên trai tráng tại các nơi "quái vật" thường xuất hiện đều chuẩn bị sẵn gậy gộc, kiếm, mác và những cung tên tẩm thuốc độc sẵn sàng cho cuộc trường chinh săn lùng, trừ họa.
Theo chân một số thanh niên lực lưỡng xã Châu Hồng, chúng tôi cơm đùm cơm nắm men theo triền rừng hướng về đỉnh dốc bản Muộng, nơi ông Trương Văn Quang từng bị tấn công, với hy vọng "mục sở thị" và đối đầu với loài "quái vật" khát máu như lời đồn đại của người dân.
Sau hơn 2 tiếng đồng hồ cắt rừng, ngược đỉnh cheo leo trên những đỉnh dốc lởm chởm núi đá, chân tay rơm rớm máu, tới lưng chừng đỉnh dốc, nơi địa điểm ông Quang gặp nạn, một số thanh niên đi cùng đã bắt đầu lo lắng, hoảng sợ và bàn kế... "chuồn".
Theo quan sát của chúng tôi, hiện trường "quái vật" để lại đã bị tẩy xóa sau những trận mưa rừng, xung quanh cảnh tượng âm u, chỉ nghe tiếng gió rít qua tai, càng khiến cho nhiều người yếu tim đi săn lùng tái mặt.
Sau nhiều ngày săn lùng, dấu tích "quái vật" vẫn chìm lẫn khuất trong cánh rừng già
Băng hết cánh rừng này sang cánh rừng khác, hết lội đèo vượt suối, đám trai tráng lăm lăm vũ khí trong tay mệt nhử người nhưng cố bước. Trời xẩm tối, mọi dấu tích của "quái vật" đều mất hút trong cánh rừng già.
Một trai tráng thở dốc: "Nó chỉ tấn công khi thấy một vài người đi chứ không dám xuất hiện đối đầu với đông người như chúng ta. Trời tối, theo tôi mọi người nên về để đảm bảo tính mạng. Ngày mai dưỡng sức đi tiếp".
Những ngày sau đó, có hàng chục cuộc đi săn lùng của trai tráng nhưng bất thành, dấu tích của loài "quái vật" vẫn chìm khuất trong câu chuyện của một số người bị tấn công.
Lộ diện "sát thủ" giữa rừng già
Trong khi mọi cuộc săn lùng đều không có kết quả thì bỗng dưng "quái vật" lại xuất hiện.
Hai ông Trương Văn Đại, 51 tuổi, người bản Huống và ông Vi Văn Nguyên, 46 tuổi, người bản Muộng, đều xã Châu Hồng, huyện Quỳ Hợp như thường lệ đi rừng bẫy sóc, rồi dựng lán trại ở qua đêm.
Đến 6h sáng ngày 20/12, sau một đêm thức căng mắt bẫy thú, ông Nguyên vừa xuống suối rửa mặt, chợt giật mình nghe tiếng kêu thất thanh phát ra từ lán trại, nơi ông Đại đang ở.
Con "quái vật" được treo ngược để người dân chiêm ngưỡng. Ảnh: Dân Trí
Chưa kịp định thần, ông Nguyên nhanh tay cầm gậy đến ứng cứu và phang liên tiếp vào "quái vật" để cứu ông Đại. Bất ngờ bị phản đòn, con thú càng hung hãn lao vào tấn công dữ dội. Cuộc chiến không cân sức chỉ kết thúc khi cả hai ông lao vào dùng gậy đánh mạnh vào đầu khiến con thú chết dần.
Triệt hạ được con thú xong, hai ông mới té ngửa ra câu chuyện bấy lâu nay về loài "quái vật" như lời người dân bản trên bản dưới đồn thổi chỉ là con khỉ. Chưa kịp vui mừng với chiến tích thì ông Đại lịm dần vì mất nhiều máu. Ông Nguyên vội cõng bạn mình về trạm y tế xá xã Châu Hồng cấp cứu.
Tại trụ sở trạm y tế xã, ông Đại được tiến hành sơ cứu và rửa vết thương phải khâu 60 mũi. Theo các bác sỹ ở đây, vì vết thương quá nặng nên nếu để lâu sẽ nguy hiểm đến tính mạng, rất may là cấp cứu kịp thời. Sau đó, ông Đại được chuyển lên bệnh viện tuyến trên để tiếp tục điều trị trong tình trạng sức khỏe rất yếu.
Thấy bạn mình tạm ổn, ông Nguyên mới dám hé lộ nguyên nhân bạn gặp nạn, đồng thời, thông báo cho dân bản biết đã thanh trừng được loài "quái vật" hung dữ.
Hàng trăm người dân khắp nơi kéo về xem và trút bỏ được nổi lo bấy lâu nay. Ảnh: Dân Trí
Thế nhưng, dân bản bán tín bán nghi, ngờ vực vì thấy ông Đại vết thương quá nặng. Để kiểm chứng, dân bản theo chân ông Nguyên quay trở lại hiện trường. Hàng trăm người reo lên sung sướng, không tin vào mắt mình.
Sau đó con "quái vật" được dân làng khiêng về trụ sở UBND xã Châu Hồng. Nghe tin, hàng trăm người dân xã Châu Hồng cùng các xã lân cận và nhiều người dân tại các xã giáp ranh huyện Quỳ Châu đã kéo đến xem và thở phào nhẹ nhõm, trút được mối họa.
Như vây, sau nhiều tháng gây kinh hoàng cho người dân tại nhiều xã của hai huyện miền núi Quỳ Hợp và Quỳ Châu, cuối cùng con "quái vật" đã bị "triệt hạ".
G.U.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Teen 'phát sốt' vì ảnh chụp lén cảnh 'sờ soạng' Những phút &'sờ soạng' nhau của teen bỗng chốc trở thành đề tài bàn tán của cư dân mạng, thậm chí mới đây còn có một loạt ảnh rất chi tiết và rõ mặt cảnh 9X âu yếm nhau quá lố. Tai nạn tình yêu tuổi teen Cách đây không lâu, một đoạn clip ngắn quay cảnh cặp đôi học sinh cấp 2...