Nghỉ việc để phụng dưỡng mẹ già 80 tuổi suốt 5 năm, đến khi bà qua đời, tôi sững sờ khi thấy cái tên trong di chúc
Khi biết không được kế thừa tài sản, người con gái có chút thất vọng nhưng vẫn ngậm ngùi chấp nhận sự thật.
* Chia sẻ của chị Tôn 41 tuổi ( Trung Quốc) trên nền tảng Toutiao khiến nhiều người không khỏi thương xót và đồng cảm.
Chị Tôn sinh ra trong một gia đình bình thường có 3 người con, 2 trai và 1 gái. Bố chị làm việc tại hợp tác xã, còn mẹ là nhân viên tại căng tin gần nhà. Là chị cả, chị Tôn phải bỏ dở việc học để đi làm kiếm tiền phụ giúp gia đình cũng như giúp bố mẹ chăm nom 2 em trai. Vì vậy, sau khi tốt nghiệp cấp 2, chị đã bắt đầu đi tìm việc làm khắp nơi trong thành phố để sớm kiếm thêm thu nhập cho bản thân và gia đình.
Không lâu sau đó, chị Tôn được bố tìm cho một công việc trong nhà máy dệt. Công việc ở đây không quá nặng nhọc, mức lương hàng tháng ổn định nên có thể làm lâu dài. Vài năm sau, chị Tôn quen biết một đồng nghiệp trong nhà máy và quyết định kết hôn.
Sau khi đỗ đại học, người em trai thứ 2 được gia đình ủng hộ việc học đại học. Vốn là đứa trẻ thông minh và sáng dạ, em trai chị Tôn xuất sắc tốt nghiệp bằng giỏi và tìm được công việc tốt trong thành phố. Khi kết hôn, em trai còn được bố mẹ mua cho một căn nhà ở ngoại thành, cho vợ chồng con trai 50.000 NDT (khoảng 175 triệu đồng) để làm tiền vốn. Đây là nửa số tiền mà bố mẹ chị Tôn đã tiết kiệm trong thời gian dài để dành cho con trai.
Hai năm sau khi con trai kết hôn, bố chị Tôn lâm bệnh nặng và qua đời. Vì sợ mẹ tủi thân và cô đơn, chị Tôn quyết định đón bà sang ở chung. Thời gian này, chị Tôn buộc phải nghỉ việc vì công ty có sự thay đổi nhân sự. Do đó, chị chuyển sang kinh doanh cửa hàng ăn sáng để kiếm thêm thu nhập.
Bước sang tuổi 80, mẹ mắc bệnh nặng nên chị Tôn phải đóng cửa hàng để tập chung chăm sóc mẹ. Có lần, bà phải nằm viện suốt 2 tháng và người duy nhất ở bên là con gái cả. Chị Tôn biết rằng em trai rất bận không có thời gian chăm mẹ nên chị một mình lo liệu mà không hề phàn nàn.
Video đang HOT
Ngày qua ngày, bệnh tình của mẹ dần xấu đi. Chị Tôn cũng không thể chăm mẹ 24/24 được. Chị đã liên hệ để nhờ em trai hỗ trợ, nhưng cậu ta từ chối với lý do bận công việc và thường xuyên đi công tác xa. Nghe vậy, chị Tôn không còn cách nào khác đành phải một mình chăm mẹ già suốt 5 năm trời. Sự hiếu thảo của chị được bà con hàng xóm xung quanh khen ngợi và nể phục.
Khi người mẹ sắp qua đời, bà gọi các con về để phân chia tài sản. Bà lấy ra tờ giấy chứng nhận sở hữu đất và 100.000 NDT (khoảng 350 triệu đồng) rồi đưa cho cậu con trai. Thấy vậy, cô dì trong nhà đều tỏ rõ sự bất bình trước quyết định chia tài sản của người mẹ. Mọi người đều cho rằng bà quá thiên vị cho con trai, trong khi con gái mới là người chăm sóc bà suốt những năm cuối đời.
Biết được quyết định chia tài sản của mẹ, chị Tôn hụt hẫng và thất vọng. Dẫu vậy, chị chỉ giữ im lặng chứ không nói một lời. Vài ngày sau tang lễ của mẹ, chị Tôn đưa cho em trai giấy chứng nhận tài sản và số tiền mẹ để lại. Người em nhận được liền quay về thành phố, không cảm ơn hay hỗ trợ chị gái thống kê tiền thuê ma chay.
Về phía chị Tôn, bản thân thất vọng nhưng chị tôn trọng quyết định của mẹ. Vốn chịu thiệt thòi từ nhỏ, với chị Tôn, việc phụng dưỡng cha mẹ là điều nên làm. Dẫu có điều gì xảy ra, thứ mà chị mãn nguyện nhất chính là đã làm tròn bổn phận của người con, không xấu hổ với lương tâm của chính mình.
Mẹ già còng lưng đạp xe 20km đến tòa xét xử con trai
Báo Bảo vệ Pháp luật đưa tin về trường hợp đau lòng của người mẹ già khi phải đạp xe hơn 20km tới tòa án, bật khóc xin giảm tội cho đứa con trai.
Dẫu biết rằng con phạm sai lầm lớn nhưng bà vẫn một lòng mong có một chút ân xá nào đó để con sớm được trở về nhà.
Người mẹ đến tham dự phiên tòa xét xử con trai mình. (Ảnh: Báo Bảo vệ Pháp luật)
Con phạm tội, mẹ lầm lũi đạp xe hơn 20km đến tòa xin giảm án
Người mẹ có vóc dáng nhỏ bé, khắc khổ, làn da vì lao động mà nhăn nheo, đen sạm. Bà là Phạm Thị Chương (67 tuổi, sống tại Sơn Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh) có con trai dính vào tệ nạn xã hội nên phải ra hầu tòa. Đã mấy tháng không gặp lại con trai mình, giờ đây bà Chương một mình lặn hội hơn 20km bằng chiếc xe đạp để xuống tòa án.
Chiếc xe đạp mà bà đi hơn 20km. (Ảnh: Báo Bảo vệ Pháp luật)
Theo diễn biến tại tòa, người con trai là T. (sinh năm 1995, sống tại Sơn Lộc, Hà Tĩnh), con út trong gia đình 7 anh chị em, bố ra đi sớm và các anh chị đi làm, lập gia đình xa. Vì là con út sống cùng mẹ nên T. được gia đình cưng chiều, cũng vì thế mà cậu có tính ỷ lại rồi ham chơi, lười lao động và dính vào tệ nạn xã hội lúc nào không hay. Dù gia đình thuộc hộ nghèo nhưng nhiều lần T. tìm cách bán hết đồ đạc trong nhà và lấy tiền anh chị gửi về cho mẹ để thỏa mãn thú vui.
Bà đã già nên nghe không được rõ. (Ảnh: Báo Bảo vệ Pháp luật)
Trong quá trình xét xử, người mẹ vì đã già yếu, mắt kém nên nét chữ nguệch ngoạc. Thỉnh thoảng bà vì lãng tai mà phải hỏi to lại tòa như thời gian con trai bị giam, ngày nào cho thăm gặp, chiếc xe máy còn được trả lại không, nếu thăm con trai thì sẽ phải đến đâu... Đến khi tòa tuyên án người con trai bị phạt 20 tháng tù thì bà đã bật khóc.
Kết thúc phiên tòa, không còn cách nào khác, bà đến níu từng người rồi liên tục hỏi: "Chú ơi khi nào thì tôi được đi gặp con", "làm sao xin cho nó được về sớm chú ơi... nó chưa lấy vợ", "chị ơi cho tôi hỏi xin thăm gặp T. thì giờ phải xin ở đâu"... Chỉ khi nắng lên gay gắt, hơn 12h trưa, người cuối cùng ở tòa ra về thì bà mới lầm lũi dắt chiếc xe đạp ra khỏi khuôn viên trụ sở.
Con trai vướng vào tệ nạn xã hội nên bị tuyên phạt 20 tháng tù. (Ảnh: Báo Bảo vệ Pháp luật)
Dẫu biết rằng con phạm tội nhưng với tấm lòng người mẹ, lúc nào cũng chỉ mong điều tốt nhất sẽ đến với con mình. Vì vậy dù cực khổ nắng nôi, mẹ vẫn đạp xe tới, bật khóc đi cầu xin từng người để mong có tia hy vọng cho đứa con trai của mình.
Con chăm mẹ như em bé, suốt này pha trò để mẹ cười
Bên cạnh những câu chuyện đau lòng đó, xã hội vẫn còn rất nhiều người con hiếu thảo, chăm sóc và yêu thương mẹ hết mực. Chẳng những là người có ích cho xã hội, họ còn thành công, có sự nghiệp và tiền bạc để giúp cuộc sống khi về già của mẹ thêm đủ đầy. Chẳng hạn như anh Đỗ Văn Hương (47 tuổi) thường xuyên đăng tải hình ảnh chăm sóc mẹ lên mạng xã hội. Dù mẹ bị lẫn, có những lúc gay gắt nhưng anh luôn nhẹ nhàng, ân cần với mẹ. Thậm chí người đàn ông này còn cố pha trò, đòi mẹ hôn, thơm mình mới chịu. Nhìn tình cảm 2 mẹ con, ai nấy đều phải ngưỡng mộ vì chăm sóc người già bị lẫn không phải dễ dàng.
Mẹ được con trai chăm chút cẩn thận. (Ảnh: Đỗ Văn Hương)
Anh còn năn nỉ mẹ thơm mình. (Ảnh: Đỗ Văn Hương)
Chăm mẹ từ những điều nhỏ nhất. (Ảnh: Đỗ Văn Hương)
Hàng ngày đút cho mẹ ăn. (Ảnh: Đỗ Văn Hương)
=>> Xem thêm: Sau khi mua nhà cho con, mẹ không được ở mà phải lên chùa nương tựa
Nếu không thể thành công để báo hiếu, mỗi người con cũng cố gắng sống thật tốt để mẹ không phải phiền lòng. Còn bạn có suy nghĩ gì về những câu chuyện trên hãy chia sẻ ngay nhé.
Cô gái 28 tuổi nghỉ việc, dành 1 tỷ tiết kiệm đi du lịch khắp nơi Đối với nhiều người trẻ cật lực kiếm tiền để mua nhà, mua xe là mục tiêu phấn đấu quan trọng nhất sau khi ra trường. Bởi vậy không ít người làm ngày làm đêm, không tiếc hy sinh sức khỏe bản thân để dành dụm tiền. Cũng mang trong mình tâm lý đó, Nguyễn Thuỳ Trang (SN 1995, đến từ Hải Phòng)...