Nghĩ về tiếng vỗ tay trong phiên xử Nghĩa
Sau khi phiên tòa phúc thẩm tuyên phạt Nguyễn Đức Nghĩa án tử hình, cả hội trường một loạt tiếng vỗ tay vang lên. Nghĩa ngoái đầu nhìn lại. Mẹ Nghĩa khóc nấc rồi gần như ngất xỉu. Ông Ba và nhiều người hài lòng nhưng cũng chẳng lấy làm vui vẻ gì. Nhưng những tràng vỗ tay vô tình kia lại “bóc” ra một “bộ mặt” khác về giá trị giữa con người với con người, giá trị yêu thương, giá trị hòa bình, giá trị chia sẻ…
Tội ác và trừng phạt
Khi xem xong đoạn video clip ghi lại cảnh Tòa phúc thẩm tuyên án Nguyễn Đức Nghĩa, nhiều độc giả đã thể hiện những tâm trạng không hài lòng khi những tiếng vỗ tay vang lên được dành cho một con người sắp bị đem ra xử bắn và như “xát thêm muối” vào lòng những người đang sống. Chúng tôi đã cuộc phỏng vấn với Thạc sĩ tâm lý Phạm Mạnh Hà, Phó GĐ Trung tâm hỗ trợ tư vấn tâm lý, Giảng viên ĐH KHXH&NV Hà Nội về vấn đề trên.
Lý giải về “hiện tượng” này ông Hà cho rằng, việc có tiếng vỗ tay sau khi tuyên án tử hình đối với Nguyễn Đức Nghĩa có rất nhiều những lý do khác nhau. Trong đó có những lý do rất là bình thường về cảm xúc của những người đến dự phiên tòa. Ở đây được thể hiện là sự hài lòng cũng như đồng tình với bản án của tòa. Những người dự họ cảm thấy vui vì công lý đã được thực thi và cái mong muốn của họ đã được thỏa mãn.
Bài liên quan: Nghĩ về tiếng vỗ tay trong phiên xử Nguyễn Đức Nghĩa
Chùm ảnh phiên phúc thẩm Nguyễn Đức Nghĩa
Video toàn cảnh phiên xử Nguyễn Đức Nghĩa
Nếu đó là những tiếng vỗ tay từ phía gia đình nhà ông Ba thì tôi nghĩ mình cũng không thể trách họ được. Rõ ràng về tâm lý, họ đang rất lo sợ một điều rằng tội ác có thể sẽ không phải trả giá so với những mất mát mà gia đình họ đã phải gánh chịu. Vì trong thời gian gần đây có rất nhiều điều có lợi cho Nghĩa như thông tin bố Nghĩa mất và báo chí cũng có sự mềm mại hơn khi đánh giá cũng như nhận xét về cá nhân Nghĩa. Do vậy, về phía cá nhân và gia đình thì đó là điều mà họ không mong muốn. Tội ác thì phải bị trừng trị, nên cảm xúc này cũng hết sức bình thường.
Ai cũng khát khao sống
Khi những tiếng vỗ tay vang lên, Nghĩa đã ngoái lại nhìn. Hành động này của Nghĩa cũng là một phản ứng hết sức bình thường. Ai cũng khát khao sự sống, thế nhưng sự sống của mình bị một nhóm người khác, bị một con người khác đẩy đến tột cùng thì rõ ràng trong đầu của Nghĩa đó không còn là một sự tạ tội nữa mà trở thành sự căm hờn những người đã đẩy Nghĩa vào chỗ chết cho dù hành động mà Nghĩa gây ra là đáng bị trả giá.
Kết luận của phiên tòa có thể là chính xác, nhưng cả hai bên bị và bên nguyên đều mất mát cả. Nhiều độc giả cho rằng những tiếng vỗ tay đó không chỉ là một sự trừng phạt về thể chất đối với Nghĩa nữa mà còn là một sự trừng phạt quá lớn về tinh thần của những người còn sống, đó là mẹ Nghĩa.
Video đang HOT
Tiến sĩ Phạm Mạnh Hà
Nhưng ở đây những người dự phiên tòa họ cũng không nghĩ sẽ đến mức đó. Họ cũng chỉ mong có một điều rằng Nghĩa phải bị trừng phạt thôi. Còn mẹ của Nghĩa là một người phụ nữ vô tội và đáng thương, bởi nỗi đau của bà khi mất chồng và giờ mất con nữa cũng rất lớn rồi. Nhưng mà vô tình thôi, điều này làm cho nỗi đau của cả hai gia đình càng ngày càng đau hơn.
Tôi tin rằng bên gia đình của ông Ba cũng chẳng vui vẻ hơn được đâu. Rõ ràng làm như vậy cũng không hẳn là sống một cách bình yên. Dân tộc ta có một điều rất hay đó là lấy cái ân để mà trả oán, đó mới là điều đáng sống.
Ở đây chính là cách làm sao để ứng xử có văn hóa thôi. Mà về văn hóa thì cách ứng xử như vậy của người dân qua những tiếng vỗ tay thể hiện sự ích kỷ rất cao khi được vui trên một nỗi đau của những con người khác. Điều này không nên và chúng ta phải tránh. Tất nhiên là chúng ta có nhiều cách để mừng vui và để thể hiện thái độ của mình. Nhưng hãy tránh để làm tổn thương người khác. Trong cuộc sống thì hãy cố gắng làm sao thể hiện cái cảm xúc đúng lúc đúng chỗ.
Riêng với cá nhân tôi, đã là con người với nhau thì mình không nên hành xử như vậy. Ví dụ khi đi ngoài đường, thấy hai người đánh nhau, chúng ta ở giữa mà chúng ta sung sướng hay vỗ tay thì không bao giờ chúng ta nên làm điều đó và chúng ta hãy nhìn rằng liệu điều đó sẽ dẫn đến đâu, nó có làm tốt hơn cái cuộc sống này hay không. Và ở đây, khi Nghĩa chết đi thì trong xã hội có tội ác nữa hay không? Đây không phải là cái điều đáng để ăn mừng hay vui vẻ gì cả. Tất nhiên là mọi người đều có quyền đồng tình với bản án, họ có quyền làm điều đó, nhưng hãy làm bằng cách để làm sao mà nó đừng làm tăng thêm nỗi đau của người khác mà họ đã đau lắm rồi.
Nếu để có một cách hành xử chuẩn mực nhất thì chỉ cần một sự yên lặng đã là điều tốt nhất. Vì tất cả những điều họ mong muốn đã được định đoạt rồi. Họ cũng đã có thể thở phào sau khi tòa tuyên án. Nỗi đau hãy đươc xóa bỏ đi và hãy được chấm dứt.
Đánh giá chung nhất về hiện tượng này chúng ta có thể thấy rõ, lối sống ứng xử của chúng ta thiên về tính cá nhân cao quá và quên đi một ý nghĩa nhân văn của cộng đồng, xã hội. Tiếng vỗ tay có thể là rất vô tình, mà đã là vô tình thì không được trách, nhưng con người từ đó sẽ trở nên ích kỷ và cá nhân hơn. Mình chỉ thấy rằng khi lợi ích của mình bị xâm phạm thì mình phải đòi bằng được cho dù nó bằng một cái giá gì và như vậy thì chắc chắn không nên.
Ở trên thế giới, người ta dạy con người có 9 cái giá trị: giá trị yêu thương, giá trị hòa bình, giá trị chia sẻ…những giá trị ấy nó quy định hành vi của một con người có văn hóa. Nhưng nhiều người dân dường như đã không được học những điều ấy…
Theo VTC
Bao giờ thi hành án Nguyễn Đức Nghĩa?
Nguyễn Đức Nghĩa nghe tòa tuyên án
Sau khi tòa phúc thẩm tuyên án tử hình đối với Nguyễn Đức Nghĩa, hắn vẫn còn có quyền hy vọng một cơ hội cuối cùng để được sống cho dù cơ hội ấy là không nhiều.
7 ngày cuối cùng
Sáng 12/11, trao đổi với PV, luật sư Nguyễn Anh Thơm, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho Nguyễn Đức Nghĩa tại phiên phúc thẩm cho biết, ngày thi hành án chết của Nghĩa chưa thể xác định thời gian, dù anh ta đã phải lĩnh án tử hình.
Ông Thơm cho biết, theo Bộ luật Tố tụng hình sự và các văn bản liên quan, sau khi bị tuyên án tử hình, và bản án có hiệu lực pháp luật, người bị kết án còn có thời gian 7 ngày để làm đơn xin ân xá gửi lên Chủ tịch nước.
Hồ sơ vụ án cũng được chuyển tới Chánh án TAND Tối cao, Viện trưởng VKSND Tối cao. Trong thời hạn 2 tháng, hai cơ quan này kiểm tra lại vụ án một lần nữa, để đảm bảo việc kết án tử hình là đúng người, đúng tội, đúng pháp luật; và ra quyết định kháng nghị hoặc không kháng nghị giám đốc thẩm hoặc tái thẩm bản án.
Theo Điều 278, BLTTHS quy định: Việc kháng nghị theo hướng không có lợi cho người bị kết án được tiến hành trong thời hạn 1 năm kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật. Việc kháng nghị theo hướng có lợi cho người bị kết án có thể được tiến hành bất kể lúc nào, kể cả trường hợp người bị kết án đã chết mà cần minh oan cho họ.
Ông Thơm đặt giả thuyết, nếu vụ án được tái thẩm theo hướng có lợi cho người bị kết án thì không hạn chế về thời gian và được tiến hành trong cả trường hợp người bị kết án đã chết mà cần được minh oan cho họ.
Bà Chuân, mẹ của bị cáo tại phiên xử
"Thông thường, trong các vụ án, tối thiểu là một năm mới thi hành án tử hình bởi người ta còn cần có thời gian để xem xét hết các hồ sơ, các thủ tục, các tình tiết liên quan khác để đảm bảo bản án thực hiện đúng người đúng tội", lời ông Thơm.
Cũng theo luật sư Thơm: Bản án tử hình được thi hành nếu có quyết định không kháng nghị của Chánh án TAND Tối cao và Viện trưởng VKSND Tối cao, có quyết định bác đơn xin ân giảm của Chủ tịch nước (nếu tử tù có đơn xin ân giảm).
Sau khi hoàn tất các thủ tục trên, chánh án tòa án đã xử sơ thẩm vụ án ra quyết định thi hành án, và lập hội đồng thi hành án tử hình gồm đại diện tòa án, VKS, công an. Tử tù được đọc quyết định thi hành án, quyết định không kháng nghị và quyết định bác đơn xin ân giảm. Hình phạt tử hình được thi hành bằng xử bắn.
Việc chôn cất người bị xử bắn do hội đồng thi hành án đảm nhiệm. Pháp luật không quy định cho thân nhân tử tù đến nhận lại xác. Nhưng tùy trường hợp cụ thể, hội đồng thi hành án có thể xem xét giải quyết.
Tâm sự của một tử tù được tái sinh
Tử tù tái sinh Phạm Khắc Thủy
Tôi từng được tiếp xúc với một phạm nhân bị tuyên án tử hình vì tội ma túy. Phải sống những ngày chờ chết, anh ta như được tái sinh khi được Chủ tịch nước ân giảm. Qua câu chuyện với phạm nhân này, tôi nhận thấy một điều khá rõ- sự khoan hồng đã thực sự lay động được trái tim tội lỗi của anh ta. Đó là phạm nhân Phạm Khắc Thủy, (SN 1963, tiểu khu 10, TT Mộc Châu, Sơn La) đang thụ án tại trại giam Nam Hà.
Trong phiên tòa phúc thẩm Nguyễn Đức Nghĩa, ngòai những tranh cãi của các luật sư về những tình tiết trong vụ án nhằm gỡ tội hoặc buộc tội cho bị cáo, người ta còn dễ dàng nhận ra hai luồng tư tưởng của luật sư Ngô Ngọc Thủy và luật sư Phạm Hồng Bách. Nếu như ông Thủy tin rằng, với sự phát triển văn minh, trong tương lai, người ta sẽ dần loại bỏ án tử hình, thì luật sư Bách có ý kiến cho rằng, vẫn cần đến án tử hình để cái ác được nghiêm trị, đảm bảo tính răn đe, nghiêm minh của luật pháp.
Trong trại giam, Thủy kể: "Khi nghe tòa tuyên án tử hình tôi mới thấy quý cuộc sống này biết bao nhiêu, phải đối mặt với cái chết tôi mới thấy hết giá trị của cuộc sống. Lúc đó tôi nghĩ dù thế nào thì cũng đã quá muộn rồi khi mà mình đã quá ngu dại, đã đem cả tính mạng của mình ra để đổi lấy những đồng tiền tội lỗi. Tiền có bao nhiêu cũng chả có ý nghĩa gì nữa khi mà cuộc sống đã kết thúc. Lúc đó một nỗi sợ xâm chiếm tôi - sợ phải chết...".
Khi được đưa về trại tạm giam, vì là tử tù nên Thủy bị cùm 24/24. "Những ngày tháng chờ chết là những ngày tháng kinh khủng nhất trong cuộc đời tôi khi mà bên cạnh là những tử tù và thỉnh thoảng, vào 3 giờ sáng, người ta lại mang một người đi thi hành án", Thủy nói.
Tuy nhiên, sau đó Thủy được viết đơn xin ân giảm và 6 tháng sau, anh ta nhận được quyết định ân giảm xuống án chung thân. Kể về lần nhận quyết định giảm án, Thủy cười, mắt ánh lên niềm vui. "Buổi sáng hôm đó thật đặc biệt, khi cánh cửa phòng giam mở ra, cán bộ quản lý trại giam nói: Hôm nay anh Thủy có tin vui nhé. Tôi cũng chưa biết là chuyện gì, cho đến khi được nghe Quyết định ân giảm thì nước mắt tôi chảy giàn giụa vì sung sướng".
Thủy đã ôm chầm lấy người quản giáo mà khóc nức nở như một đứa trẻ. "Lúc đó tôi mừng tới độ đi còn không vững, phải có người dìu đi. Người quản giáo thì vỗ vai tôi: Thế là anh thoát chết rồi nhé, về bảo vợ con mổ gà ăn mừng đi" - Thủy vui vẻ kể về những phút giây không thể quên của đời mình.
"Cái cảm giác lâng lâng vì được thoát án tử cho đến giờ tôi vẫn còn cảm nhận rất rõ. Lúc đó tôi nghĩ, thế là mình đã có cơ hội để được gặp lại vợ, có cơ hội để dạy dỗ con cái. Cái ngày hạnh phúc tuyệt vời đó tôi không bao giờ quên và tôi sẽ cố sống thật tốt để không phụ sự khoan hồng của Nhà nước" - Thủy nói.
Theo VNN
"Sẽ sống sao khi chồng chết, con chết" Người mẹ sụp đổ khi Nghĩa bị tuyên án tử hình Khi thấy vết thương trên đỉnh đầu mẹ, hắn hỏi thăm: "Đầu mẹ bị làm sao? Ngày mai mẹ không phải lên thăm con ngay đâu.." Xuyên suốt phiên tòa, gương mặt Nguyễn Đức Nghĩa lạnh lùng, không chút biểu cảm. Bị cáo Nghĩa chỉ bật khóc khi nghe luật sư cho...