Nghĩ về sự “ăn ké” nổi tiếng của một vài blogger
Vụ lùm xùm giữa Đức Anh và Đăng Khoa tại một cuộc thi đã gây ồn ào suốt tuần qua. Nhưng bên cạnh hai nhân vật chính, cộng đồng mạng có dịp bàn tán về một cái tên khác, là blogger R cũng khá đình đám trên mạng.
Vụ lùm xùm giữa Đức Anh và Đăng Khoa đã gây ồn ào trong dư luận suốt tuần qua. Trên nhiều diễn đàn, topic về chuyện văng thề, chửi tục của Đức Anh được cộng đồng mạng bàn bán xôn xao. Mặc dù Đức Anh có lên tiếng bào chữa cho hành động “không được đẹp” khi file ghi âm đang tràn lan trên mạng, là văng thề, chửi bậy, có những lời lẽ không hay về các thí sinh khác. Đức Anh giải thích “yêu ghét là chuyện bình thường, những thí sinh đều hiểu chuyện này”. Thế nhưng cách hành xử, dù là “lỡ” hay cố ý thì cũng khiến tên tuổi của Đức Anh lùi vài bậc trong quá trình tiến vào thế giới showbiz.
Đăng Khoa đã chính thức xin lỗi Đức Anh về việc gửi file ghi âm cho một người mà theo Khoa “không biết nhiều về bản chất người đó”. Vì thế, bên cạnh hai nhân vật Đăng Khoa và Đức Anh, cộng đồng mạng lại có dịp bàn tán về một cái tên khác, là blogger R cũng khá đình đám trên mạng. Nhân vật này đã nhanh tay tung file ghi âm lên blog của mình, sau khi nghe Đăng Khoa chia sẻ, khiến tất cả những người trong cuộc được phen… ngã ngửa. Có lẽ Đăng Khoa cũng chẳng bao giờ dám nghĩ rằng, chuyện “tâm sự” trong phút bức xúc của mình lại đem đến một scandal ồn ào mà cậu không hề muốn. Sau khi Đăng Khoa lẫn Đức Anh lên tiếng về vụ này, đều không quên “chốt” lại: “Người cần lên án là thủ phạm đưa đoạn ghi âm lên mạng và tạo scandal này chứ không phải là 2 chúng tôi”.
Xem ra, mạng càng phát triển thì lại càng có nhiều cái tên ăn theo sự kiện, để rồi đưa tin nhưng thực chất là lăng xê, đánh bóng cho chính mình. Một vài người trẻ, nhờ internet mà “phong” mình thành blogger, hot blogger, hàng ngày chạy theo việc mổ xẻ thông tin, càng có nhiều thông tin “độc” thì blog của mình càng “chạy cao vươn xa” hơn. Và để có được những thứ “độc”, thì đâu thể cứ trông vào vài dòng tin trên báo rồi phân tích? “Nhanh nhạy” là phải để ý đến những mối quan hệ xung quanh mình, điển hình là một vài người bạn có tên tuổi. Chỉ cần chộp được thông tin từ đó thì tha hồ tạo scandal trên web riêng của mình, mặc cho mối quan hệ “bạn bè”, “quen biết” có còn tồn tại nữa hay không. Nôm na, người ta gọi là “ăn ké sự nổi tiếng”.
Một vài blogger rất thích lăng xê scandal trên thế giới ảo của mình (Ảnh minh họa)
Chính vì việc ăn ké tạo scandal thô thiển trên mà cộng đồng mạng tỏ ra khá bất bình với những blogger kiểu này. Bên cạnh những cái tên nổi tiếng trên mạng, được biết đến là hot blogger “chân chính” và thực sự đã xây dựng được hình ảnh nhờ khả năng sử dụng và phân tích thông tin như G.., M.L…, thì vẫn còn một vài người trẻ khá lận đận, mặc dù cũng đã vài lần “bắn pháo” đụng chạm đến người này người kia hòng nổi tiếng. Thế mới biết, dân mạng bây giờ cũng “khôn” lắm, họ thích và tôn trọng những trang blog không cần moi móc, luồn lách mà vẫn có khả năng phân tích quý giá. Hơn là kẻ chỉ biết dùng thủ thuật “dao kéo”, rình sơ hở của chính những người bạn quanh mình để đánh bóng tên tuổi.
Thúy Bi (sn1990) bức xúc comment trên wall FB “Ghét nhất kiểu thân thiết với người này người kia, rồi moi thông tin và bất ngờ tung người ta lên mạng”. Cũng theo Thúy, khi scandal nổ ra thì các nhân vật chính được phen méo mặt, thay nhau lên báo thanh minh, tên tuổi họ cũng vì thế mà bị ảnh hưởng. Nhưng các blogger đóng vai trò “tung tin” thì lại yên ổn mà hả hê với lượng fanpage, page view tăng ầm ầm, họ quan tâm gì đến những thứ lùm xùm đằng sau đó. Liệu sau những scandal kiểu này, hotteens, xì ta có giật mình xem lại các mối quan hệ tưởng là thân thiết nhưng lại vô cùng nhạy cảm giữa “người của công chúng” và blogger?
Tạm gác lại chuyện “thủ phạm đưa đoạn ghi âm cần phải lên án”, chỉ đáng buồn là vì sự háo danh mà những blogger trẻ tuổi cứ liên tục tạo nên scandal không đáng có. Không biết khi ngồi sau màn hình, lượm lặt mối quan hệ quanh mình rồi tung lên blog, blogger có nghĩ rằng sự nổi tiếng (hay tai tiếng?) đến từ scandal của người khác rồi cũng chết yểu như tên tuổi ảo của họ, giữa các mạng xã hội thực ra cũng chỉ là ảo?!
Theo PLXH
Lùng mua đồ công nghệ bắt quả tang... ngoại tình
Xuất hiện tại Việt Nam khoảng vài năm trở lại đây, các loại thiết bị chụp ảnh, ghi âm, quay phim siêu nhỏ dùng để nghe trộm, quay lén... ngày càng trở nên phổ biến.
Không dừng lại ở đó, các loại phần mềm dùng để theo dõi một người sử dụng điện thoại di động cũng đang được chào bán nhiệt tình. Nguy cơ về chuyện xâm phạm đời tư đang hiển hiện hơn bao giờ hết.
Video đang HOT
Đồ của điệp viên James Bond giá... 2 triệu đồng
Bữa nọ, tôi lên mạng Internet với mục đích tìm mua một chiếc máy ghi âm phục vụ công việc. Run rủi thế nào mà tôi lạc vào một trang web chuyên bán các loại thiết bị ghi âm, quay phim chụp ảnh siêu nhỏ với mục đích là để nghe trộm, quay lén.
Người chủ website tên Tuấn đặt một banner quảng cáo rất hoành tráng: "Nhằm mang đến cho quý khách hàng những sản phẩm độc đáo và tiện ích cho công việc. Hơn thế nữa, với những thiết bị mà quý khách thường chỉ được thấy qua những bộ phim 007, công việc giám sát... người thân (!?) đã trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Với thiết bị bút camera, thỏi singum, móc khóa quay phim với độ phân giải cao, máy thu âm từ xa giúp cho quý khách không còn bị giới hạn về khoảng cách...".
Theo số điện thoại ghi trên website này, tôi liền gọi điện hỏi: "Có bút ghi âm không em, giá cả thế nào?". "Hàng đó luôn sẵn anh ạ. 950 ngàn bút 1GB, 1 triệu 2 trăm ngàn bút 2GB". Tôi liền xin địa chỉ đến xem hàng.
Lần theo địa chỉ mà Tuấn cho, phải toát mồ hôi hột tôi mới tìm được đến cửa hàng. Đó là một căn phòng bé xíu trong một con ngách nhỏ của phố Khương Trung. Đón tôi là một cậu thanh niên trẻ, tác phong khá nhanh nhẹn hoạt bát.
Một cửa hàng bán "đồ của James Bond" ở Hà Nội.
Lấy ra chiếc bút trông bề ngoài y hệt một chiếc bút bi bình thường, Tuấn quảng cáo: "Đây là thiết bị có một không hai trên thị trường anh ạ. Chỉ cần vài thao tác rồi gắn vào túi áo, hoặc túi quần... là anh có thể ghi âm mọi nơi mọi lúc. Với 1GB dữ liệu, anh có thể ghi được tới 24 giờ với chất lượng âm thanh cao, 36 giờ với chất lượng trung bình. Pin hoạt động được liên tục trong 10 giờ, sạc qua cổng usb của máy tính...".
Sau khi thử nghiệm, thấy chất lượng âm thanh cũng không đến nỗi nào, tôi liền mua một chiếc. Tiền trao cháo múc xong, Tuấn như chợt nhớ ra: "Bên em còn có cả máy quay phim dạng bút đấy anh ạ". Và cũng không để tôi phải hỏi, Tuấn lôi ra một chiếc bút giống hệt như bút ghi âm. Riêng ở phần nắp có một lỗ bé hơn hạt đỗ xanh - chính là ống kính của máy quay. Với loại này, khách hàng phải bỏ ra 2 triệu đồng để mua một chiếc có dung lượng 2GB. Tôi hỏi: "Thế mình còn loại nào... siêu hạng hơn mấy loại này không?". "Có chứ anh, nhưng hàng chưa về. Hẹn anh hai hôm nữa quay lại, sẽ có "hàng khủng" cho anh xem".
Y hẹn, mấy hôm sau tôi trở lại cửa hàng của Tuấn. Như chỉ chờ tôi đến, Tuấn mở ngăn kéo lấy ra một hộp có vỏ ngoài khá là diêm dúa. Sau khi mở hộp, Tuấn rút từ trong chiếc túi bảo quản chống ẩm một chiếc đồng hồ (dạng đồng hồ quả quýt). Rất thành thạo, Tuấn vừa chỉ dẫn vừa thao tác về các công dụng của "chiếc đồng hồ của điệp viên James Bond".
Đây là đồng hồ quay phim chuẩn HD-DV đầu tiên. Với độ phân giải 5 megapixel có thể tha hồ quay video độ nét cao, chụp ảnh chất lượng cao, ghi âm thanh chất lượng cao hoặc sử dụng làm webcam. Đặc biệt, đây còn là loại đồng hồ chống thấm (có thể hoạt động bình thường dưới độ sâu 30m) giá chỉ có 2 triệu đồng/chiếc thôi ạ.
Tôi lắc đầu: "Có vẻ hơi to, dễ bị "nghĩa lộ" lắm chú ạ". Vậy là Tuấn lôi ra một lô xích xông nào là đồng hồ treo tường có thể quay camera, kính mắt thời trang kiêm quay phim, rồi thì chìa khóa ôtô, xe máy cũng kiêm quay phim, cà vạt quay phim... khiến tôi hoa cả mắt.
Và cuối cùng, Tuấn khẽ gỡ một nút áo. Lộ ra là một chiếc camera siêu nhỏ: "Đây là sản phẩm độc đáo nhất của tụi em. Từ nãy giờ nó đã tự động lưu hết âm thanh, hình ảnh mình trao đổi với nhau". Vẫn theo lời Tuấn thì chiếc camera này có trọng lượng cực nhẹ song lại có thể quay phim cực nét với độ phân giải cao lên tới 3,2 megapixel. Không những thế nó còn có thể vừa quay vừa chụp với tốc độ lưu hình ảnh cao. Cài vào áo như một chiếc khuy bình thường, nên nó là thứ đồ ngụy trang cực tốt, rất khó phát hiện. Khi quay xong có thể cắm trực tiếp vào điện thoại di động xem được, không cần phải có laptop.
"Hàng của chú độc đấy. Nhưng hình như hiện đang có loại máy gì mà cắm sim điện thoại vào còn ghi âm được tất cả những cuộc gọi đến, gọi đi phải không? Chứ nhiều lúc mình phải gặp trực tiếp thì cũng không tiện lắm" - Tôi hỏi. "Em thì không kinh doanh loại này, nhưng nếu anh cần để em giới thiệu cho một cậu em". Thế rồi Tuấn cho tôi số điện thoại của Long.
Bắt quả tang ngoại tình bằng... phần mềm
Ban đầu gọi cho Long, cậu này có vẻ khá cảnh giác. Sau tôi xưng là anh của Tuấn, thế là Long lập tức đồng ý dẫn tôi đi xem đồ.
Yên vị tại một quán cà phê trên đường Trần Huy Liệu, Long mở ca táp ra cho tôi xem một thiết bị màu đen, nhỉnh hơn bao diêm chút xíu. Long bảo, dân trong nghề hay gọi là GSE (Gsm Spy Ear). Với thiết bị này, chỉ cần cắm một chiếc sim điện thoại đã kích hoạt rồi đặt ở khu vực muốn nghe lén. Sau đó dùng một chiếc điện thoại khác gọi vào sim này. Thiết bị sẽ tự động ghi âm lại những cuộc gọi phát ra khu vực xung quanh thiết bị, bán kính từ 2 đến 4m. Thời gian chờ của thiết bị này từ 1 đến 2 ngày, thời gian hoạt động liên tục từ 2-4 tiếng.
"Bút thám tử" có thể dùng để ghi âm, quay phim lén.
"Anh có thể giấu nó sau cánh cửa, hoặc để vào trong ôtô, thậm chí cốp xe máy của người muốn nghe lén. Thiết bị sẽ thu hết mọi cuộc gọi. Thậm chí nó còn có thể xác định được vị trí mà nó đang thu âm nữa, cho dù họ có di chuyển đi đâu" - Long quảng cáo. "Giá cả thế nào?" - tôi hỏi. "Là chỗ bạn của Tuấn, em lấy vốn anh 1 triệu 500 ngàn đồng/cái". "Sao Tuấn bảo có 1 triệu?" - tôi thắc mắc. "1 triệu là hàng Trung Quốc. Hàng "xịn" của em nhập từ Singapore cơ".
Còn theo lời Hoàng, nhân viên của một công ty thám tử ở Hà Nội thì các thiết bị nghe trộm kiểu như GSE hiện bán đầy rẫy ở các chợ cửa khẩu biên giới như Tân Thanh (Lạng Sơn), Lào Cai... Trên ấy chỉ với 500 ngàn đồng là có một bộ thu âm ngon lành. Thế nhưng, vẫn theo lời Hoàng thì bây giờ nghe trộm bằng GSE là quá xưa. Tôi đồng tình: "Rõ ràng cách ấy vừa dễ bị lộ, xác suất nghe lén cũng không được cao, phải không". "Vâng, bây giờ đẳng cấp phải dùng phần mềm nghe lén, cài vào điện thoại di động của đối tượng cần nghe. Khi ấy, gần như sẽ kiểm soát được mọi đường đi nước bước của người cần theo dõi".
Thiết bị nghe trộm dùng bằng sim điện thoại.
Thế rồi Hoàng biểu diễn cho tôi xem. Cậu chàng "bắn" bluetooth một phần mềm từ máy cậu ta sang máy tôi, rồi khởi động phần mềm. Chỉ thấy loách choách hơn chục phút đồng hồ, cậu đã trả lại máy cho tôi, cười hoan hỉ: "Đã xong anh ạ. Bây giờ thì mọi cuộc gọi, nhắn tin của anh đã nằm trong tay em hết. Bất cứ khi nào máy anh phát sinh cuộc gọi, nó sẽ đều báo về cho máy của em, và anh nói hay nghe gì thì em cũng đều nghe thấy cả". Tôi thử lấy máy của mình để gọi cho một cậu bạn khác, thì quay ra cũng thấy máy của Hoàng báo... có cuộc gọi.
"Thế cước phí thì sẽ tính như thế nào? Gọi 1 cuộc thành 2 à?" - tôi thắc mắc. "Ban đầu khi phần mềm nghe lén này mới ra đời, mỗi khi gọi điện thì người bị nghe lén sẽ phải chịu cước gấp đôi. Như thế sẽ khiến cho người bị nghe lén sinh nghi, và rất dễ bị lộ. Nhưng sau này phần mềm được cải tiến, nó sẽ đảo chiều gọi và nhà mạng sẽ tính cước cho người nghe lén" - Hoàng giải thích.
"Phần mềm này có thể mua ở đâu?" - tôi hỏi. "Trên mạng Internet có khá nhiều nơi rao bán. Tầm 500-1.000 USD/một phần mềm có bản quyền. Tuy nhiên, phải có thẻ thanh toán quốc tế mới mua được. Vì các đầu nậu chỉ nhận bán hàng trực tuyến. Họ sợ bị pháp luật sờ gáy" - Hoàng trả lời.
Đồng hồ có thiết bị quay phim bí mật.
Đi sâu vào tìm hiểu việc mua bán phần mềm nghe lén, tôi còn tình cờ phát hiện ra có cả những công ty dưới danh nghĩa là "công ty thám tử" chuyên sử dụng các loại thiết bị nghe trộm, phần mềm đánh cắp thông tin để bán cho khách hàng. Một trong số đó là Công ty trách nhiệm hữu hạn TTTH.
Công ty này giới thiệu: "Với những thành viên có kinh nghiệm nhiều năm công tác trong các lĩnh vực thám tử, tư vấn, tham vấn, luật sư... sẵn sàng hợp tác giúp đỡ các cá nhân, cơ quan, doanh nghiệp... tìm hiểu và nắm bắt rõ tất cả các thông tin, kinh tế, đời sống hôn nhân gia đình và xã hội trong và ngoài nước.
Liên hệ với một nhân viên của công ty, một giọng nữ trả lời huỵch toẹt: "Bọn em quản lý điện thoại di động bằng phần mềm copy phone tiện ích. Khi đã cài được phần mềm vào máy của đối tượng thì anh sẽ tha hồ nghe môi trường âm thanh xung quanh; nghe nội dung cuộc đàm thoại từ xa; nhận được tất cả các tin nhắn nhận và gửi đi; nhận được thông báo tất cả các cuộc gọi đến và đi. Ngoài ra còn biết vị trí, địa điểm di chuyển của phone, thông báo khi có sự thay đổi sim số mới; xem nội dung gửi e-mail từ điện thoại, thông báo khi phone khởi động lại...".
Cô gái này còn tranh thủ quảng bá: "Bọn em đang có một gói sản phẩm rất hot là phần mềm theo dõi giám sát vợ hoặc chồng gian lận, ngoại tình. Khách hàng có thể chọn các phương pháp giám sát bằng tin nhắn; quản lý điện thoại từ xa, ghi âm điện thoại từ xa; gián điệp khi điện thoại tắt. Ngoài ra, còn có thể thu thập các chi tiết của các cuộc gọi đến hoặc đi; đọc tin nhắn đi và đến ngay cả khi chúng được xóa khỏi điện thoại. Theo dõi vị trí của người nhận điện. Các thông tin chi tiết của e-mail gửi đi và nhận được của điện thoại...".
Trung tá Thành Kiên Trung - Đội trưởng Đội Chống buôn lậu, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về quản lý kinh tế và chức vụ, Công an TP Hà Nội cho chúng tôi biết, thời gian gần đây đơn vị đã phát hiện có sự xuất hiện của loại thiết bị nghe trộm thông tin qua điện thoại trên địa bàn thành phố. Đội đã có kế hoạch điều tra, ngăn chặn.
Tuy nhiên, việc phát hiện, xử lý đối với đối tượng kinh doanh các thiết bị này gặp nhiều khó khăn do đối tượng thường đăng tin rao bán trên mạng Internet và giao hàng nhỏ lẻ đến tận địa chỉ của khách. Mặt khác, hiện chế tài xử lý đối với hành vi buôn bán, kinh doanh, sử dụng thiết bị này còn thiếu, chưa có quy định tại Bộ luật Hình sự. Bởi vậy, khi bắt được những lô thiết bị này thì chỉ có thể xử lý bằng cách vận dụng quy định về dán tem không hợp chuẩn, thiết bị đầu cuối. Thêm vào đó, giữa người bán và người mua đều nhận thức được đây là hành vi không được "danh chính ngôn thuận" nên khó cho lực lượng chức năng kiểm tra phát hiện.
Hiện Cơ quan Công an cũng đã có công văn đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông đưa các loại thiết bị nghe trộm từ xa, nghe trộm điện thoại cố định, di động, thiết bị phá sóng... vào danh mục hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh hoặc kinh doanh có điều kiện; đồng thời xây dựng, bổ sung các văn bản pháp luật quy định cụ thể việc xử lý đối với hành vi buôn bán, sử dụng thiết bị trên.
Theo ANTG
Viết blog thuê - nghề "chẳng lỗi mốt" cho teen Công việc viết blog chẳng bao giờ lỗi thời cả, không chỉ thế mà nó lại càng trở nên thông dụng và thu hút được nhiều bạn trẻ. Đó là quy trình chung của việc thuê một blogger viết với mục đích quảng bá, hoặc đi sâu phân tích, hoặc phê phán một sản phẩm, dịch vụ, hay đơn giản là một sự...