Nghi vấn vụ thử nghiệm mới của Triều Tiên sau tên lửa “quái vật”
Triều Tiên được cho là đang chuẩn bị để phóng một tên lửa đạn đạo mới từ tàu ngầm sau vụ thử tên lửa đạn đạo liên lục địa được đánh giá mạnh nhất từ trước đến nay của nước này hồi tháng trước.
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un thị sát một vụ phóng tên lửa được cho là từ tàu ngầm của Triều Tiên (Ảnh: KCNA)
Trang tin Dong-a Ilbo ngày 8/12 dẫn nguồn tin từ chính phủ Hàn Quốc cho biết có một số dấu hiệu cho thấy Triều Tiên đang chuẩn bị tiến hành thêm các hoạt động khiêu khích, cụ thể là một vụ phóng tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm (SLBM). Bình Nhưỡng vẫn chưa phóng bất kỳ tên lửa SLBM nào từ tháng 8/2016.
“Sự thật đó là chúng tôi đã phát hiện ra một loạt dấu hiệu cho thấy Triều Tiên đang chuẩn bị phóng một tên lửa SLMB mới có tên gọi Pukkungsong-3. Mặc dù chúng tôi không thể khẳng định chắc chắn rằng một vụ phóng thử sắp xảy ra trong tương lai gần, nhưng chúng tôi vẫn đang theo dõi chặt chẽ bằng các thiết bị trinh sát phối hợp của Mỹ và Hàn Quốc”, nguồn tin chính phủ Hàn Quốc cho biết.
Video đang HOT
Trong khi đó, truyền thông Nhật Bản cũng đưa tin về một vụ phóng tên lửa SLBM sắp diễn ra của Triều Tiên. Báo Tokyo Shimbun ngày 6/12 cho biết Bình Nhưỡng đã chế tạo được 5 phiên bản mẫu của tên lửa Pukkuksong-15. Trước đó, truyền thông Triều Tiên đã đăng tải những bức ảnh chụp nhà lãnh đạo Kim Jong-un thị sát Viện nghiên cứu Nguyên liệu hóa học thuộc Học viện Khoa học Quốc phòng Triều Tiên hồi tháng 8. Những bức ảnh này đã hé lộ thiết kế của tên lửa SLBM mới với tên gọi Pukkuksong-3 và cho thấy Triều Tiên đang tập trung nguồn lực để cải thiện các tên lửa SLBM của nước này.
Một số nhà phân tích cho rằng Triều Tiên có thể chọn thời điểm lễ Giáng sinh tại Mỹ để tiến hành các vụ thử tên lửa mới. SLBM được xem là vũ khí “thay đổi cuộc chơi”, cho phép Triều Tiên phản công bằng tên lửa hạt nhân ngay sau khi Mỹ có động thái quân sự với Triều Tiên để đáp trả một vụ tấn công bằng tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) của Bình Nhưỡng.
Sau hơn 2 tháng im ắng, Triều Tiên ngày 29/11 đã phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa Hwasong-15 mới. Hwasong-15 được các chuyên gia Mỹ gọi là tên lửa “quái vật” bởi kích thước lớn hơn nhiều so với các tên lửa trước kia của Triều Tiên. Bình Nhưỡng tuyên bố Hwasong-15 có thể mang đầu đạn hạt nhân siêu lớn và có tầm bắn vươn tới lục địa Mỹ. Đây là vụ phóng tên lửa thứ 15 của Triều Tiên trong năm nay và là vụ phóng tên lửa ICBM thứ 3.
Thành Đạt
Theo Dong-a Ilbo
Không phận Triều Tiên có thể trở thành vùng cấm bay
Khu vực không phận Triều Tiên có thể sẽ trở thành vùng cấm bay để đảm bảo an toàn cho các máy bay chở khách trong trường hợp Bình Nhưỡng phóng tên lửa như trong các vụ thử nghiệm gần đây.
Truyền hình Nhật Bản đưa tin về vụ phóng tên lửa Triều Tiên hôm 29/11 (Ảnh: Reuters)
"Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO) sẽ tuyên bố lập một vùng cấm bay. Chúng tôi đang làm việc với ICAO để tìm cách bảo vệ các hoạt động bay tại khu vực này", Alexandre de Juniac, Tổng giám đốc Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA), phát biểu tại trụ sở ở Geneva, Thụy Sĩ ngày 5/12.
"ICAO đang nỗ lực thực thi và yêu cầu Triều Tiên tuân thủ các quy tắc về an toàn hàng không. Nếu nhìn vào không phận Triều Tiên, các bạn có thể thấy không có quá nhiều máy bay bay qua", ông Alexandre de Juniac cho biết.
Mặc dù hiện không có hãng bay quốc tế nào khai thác không phận Triều Tiên, song khu vực xung quanh không phận Triều Tiên luôn nhộn nhịp các hoạt động bay. Các biện pháp do ICAO, cơ quan chuyên trách về vấn đề hàng không của Liên Hợp Quốc, đưa ra được cho là sẽ tập trung vào việc bảo đảm an toàn cho các máy bay hoạt động gần không phận Triều Tiên, cũng như các máy bay thương mại ra vào quốc gia này.
Việc thiết lập vùng cấm bay, hay không cho phép máy bay hoạt động ở khu vực gần không phận Triều Tiên, là một trong số các phương án được các cơ quan an toàn hàng không tính đến để lường trước tình huống các tên lửa do Triều Tiên phóng đi có thể bay vào các tuyến hàng không thương mại đông đúc giữa khu vực châu Á và Bắc Mỹ và va chạm với các máy bay chở khách.
Theo phát ngôn viên của IATA, Triều Tiên từng được yêu cầu đưa ra thông báo trước khi nước này phóng bất kỳ tên lửa nào để đảm bảo an toàn cho hoạt động của các máy bay trong khu vực. Tuy nhiên, Bình Nhưỡng cho đến nay vẫn phớt lờ yêu cầu này và liên tục phóng tên lửa theo cách bất ngờ. Do vậy, các hãng hàng không buộc phải chủ động trong việc đánh giá các nguy cơ rủi ro để điều chỉnh khoảng cách an toàn giữa các máy bay của hãng và không phận Triều Tiên.
Gần đây, sau khi Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa Hwasong-15 vào sáng 29/11, các phi công trên máy bay của hãng hàng không Hong Kong Cathay Pacific cho biết họ đã nhìn thấy một vật thể được cho là tên lửa Triều Tiên trong quá trình hồi quyển. Trước đó, một số hãng hàng không châu Âu cũng phải điều chỉnh đường bay để đảm bảo an toàn sau các vụ phóng tên lửa của Triều Tiên hồi đầu năm nay.
Thành Đạt
Theo SCMP
Những người Mỹ nắm chương trình tên lửa Triều Tiên "trong lòng bàn tay" Từ khoảng cách gần 10.000km, các chuyên gia Mỹ vẫn có thể theo dõi tiến độ chương trình vũ khí hạt nhân và dự đoán lịch trình phóng tên lửa của Bình Nhưỡng. Một vụ phóng tên lửa Triều Tiên (Ảnh: KCNA) Khi Triều Tiên thực hiện vụ thử hạt nhân lần thứ 6 và là lần mạnh nhất trong lịch sử nước...