Nghi vấn truyền thông Mỹ ‘nhẹ tay’ với Biden
Trump có mối quan hệ “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt” với truyền thông, nhưng đối thủ Joe Biden dường như có trải nghiệm hoàn toàn khác.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã dành nhiều thời gian trong tuần qua để liên tục công kích đối thủ Joe Biden về những cáo buộc liên quan đến con trai Hunter của ông và một công ty dầu khí Ukraine, khi New York Post ngày 14/10 công bố email thu từ chiếc laptop được cho là của Hunter.
Truyền thông Mỹ cũng quan tâm đến những cáo buộc đó, nhưng Biden chỉ phải đối mặt với một câu hỏi về vấn đề này hai ngày sau khi bão tin tức nổi lên và ông nhanh chóng gạt nó đi. Ngày hôm sau, Biden không nói chuyện với các phóng viên. Cuối cùng, vào ngày 18/10, ông chỉ trả lời một câu hỏi về hương vị món sữa lắc ông đã gọi khi đi vận động ở Bắc Carolina
“Câu hỏi quan trọng nhất trong ngày dành cho Joe Biden: có phải ông đi trốn gần hết tuần vì ông chỉ sẵn sàng trả lời các câu hỏi về sữa lắc không?”, phóng viên Jonathan Martin của New York Times viết trên Twitter.
Ngày 20/10, Biden dừng tham gia các hoạt động vận động, hai ngày trước cuộc tranh luận cuối cùng với Trump.
Các chuyên gia cho rằng Biden chỉ phải đối mặt với những câu hỏi lịch sự và hiếm khi bị chỉ trích từ truyền thông, trong khi Trump thường xuyên bị các phóng viên chất vấn bằng những vấn đề gai góc. Tuy nhiên, một số người nói rằng sự khác biệt này là hợp lý, do phong cách hùng hổ của ông Trump trong giao tiếp với giới truyền thông Mỹ.
Joe Biden nói chuyện với báo giới tại Bắc Carolina hồi tháng 9. Ảnh: AP.
Trump thường cáo buộc truyền thông “nhẹ tay” với đối thủ của mình. Trong nhiều tháng, truyền thông khó tiếp cận cựu phó tổng thống 77 tuổi này hơn nhiều bất kỳ chiến dịch nào trước đây. Chỉ khoảng 20 tổ chức truyền thông quốc gia và quốc tế được theo chân ông trong chiến dịch tranh cử.
Về mặt lý thuyết, nguyên nhân của sự hạn chế này là Covid-19, nhưng không phải ai cũng nghĩ như vậy.
“Lẽ ra các phóng viên đưa tin về chiến dịch phải thất vọng vì họ không nhận được nhiều thông tin và không thực sự được tiếp cận ứng viên hàng ngày”, Richard Benedetto, cựu phóng viên chuyên trách Nhà Trắng của USA Today, nói.
Tuy nhiên, ít hãng truyền thông phàn nàn về điều này. “Nếu mọi phóng viên đưa tin về Biden đều nói ứng viên đảng Dân chủ đang cố tình lảng tránh họ, việc này sẽ trở thành vấn đề nổi cộm và mọi người sẽ chú ý đến nó. Nhưng nếu không phóng viên nào phàn nàn như vậy thì sẽ chẳng ai biết”, Benedetto nói. “Giả sử tôi là một ứng viên, tôi nhận ra mình có thể thường xuyên lảng tránh câu hỏi của phóng viên mà chẳng bị làm sao thì tại sao tôi không tiếp tục làm điều đó?”.
Video đang HOT
Ngày 15/10, khi Trump và Biden tham gia các cuộc hỏi đáp riêng biệt với cử tri, sự khác biệt khá rõ ràng: Tổng thống bị người dẫn chương trình Savannah Guthrie của đài NBC đặt nhiều câu hỏi hóc búa, trong khi các nhà quan sát cảm thấy Biden được “dễ thở” hơn nhiều khi đối mặt phóng viên George Stephanopoulos từ ABC, cựu phụ tá hàng đầu của tổng thống Bill Clinton.
“Cuộc hỏi đáp với Biden nhẹ nhàng hơn nhiều so với Trump. Rõ ràng là vậy”, Benedetto nói.
Tương tự, vào giữa tháng 9, Trump bị Stephanopoulos chất vấn trong một sự kiện của ABC mà Politico mô tả là “màn tra hỏi gay gắt”. Trong khi đó, Politico mô tả cuộc hỏi đáp của Biden trên CNN như “một cuộc hội ngộ thân tình của những người bạn cũ”.
Grant Reeher, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Syracuse, nói rằng vấn đề không phải là “truyền thông đối xử nhẹ tay với Biden như thế nào mà là truyền thông đối xử gay gắt với Tổng thống Trump thế nào”.
Cách báo chí đưa tin về Biden “thường gây cảm giác rằng truyền thông đang ‘chống lưng’ cho ông ấy”, Reeher nói.
Thực tế, ban biên tập hầu hết các tờ báo hàng đầu của Mỹ bao gồm New York Times và Washington Post đã công khai ủng hộ Biden. USA Today cũng làm điều tương tự và đây là lần đầu tiên họ công khai ủng hộ một ứng viên tổng thống.
Dean Baquet, tổng biên tập New York Times, thừa nhận rằng báo của ông “rất tích cực lọc thông tin để lấy sự thật” khi đưa tin về Trump, trong khi vẫn giữ “đạo đức báo chí.”
Một số chuyên gia cho rằng việc báo chí có cách tiếp cận cứng rắn hơn với Trump là điều hợp lý. “So sánh cách đưa tin về Trump với Biden là quá khập khiễng”, Gabriel Kahn, giáo sư tại Trường Báo chí và Truyền thông Annenberg thuộc Đại học Nam California, nói.
“Khi bạn có một ứng viên coi báo chí tự do là kẻ thù và kích động bạo lực chống lại các phóng viên, từ chối trả lời bất kỳ câu hỏi thẳng thắn nào và liên tục nói dối về hồ sơ của mình, thì việc cố gắng so sánh cách đưa tin về một ứng viên này với ứng viên kia trong tình huống này là không hợp lý”.
Dan Froomkin, biên tập viên của trang web độc lập Press Watch, đồng ý với ý kiến này. Ông viết hồi tháng 5 rằng sẽ là “sai lầm báo chí” khi đưa tin về những vấn đề của Biden “theo cách khiến chúng hiện lên ‘nặng đô’ như các vấn đề của Trump”.
Tuy nhiên, Froomkin thừa nhận: “Trong một mùa bầu cử bình thường, những vấn đề mà Biden đang đối mặt lẽ ra phải được truyền thông đưa tin nhiều hơn tình hình hiện giờ”.
Ông viết rằng Biden cần phải tránh cảm giác an toàn sai lầm rằng ông “miễn nhiễm với sự soi xét của báo chí”. “Các tổng thống cần phải chịu trách nhiệm về những việc làm của mình và khi Trump rời Nhà Trắng, tổng thống kế nhiệm cần khôi phục trách nhiệm giải trình và tính minh bạch của chính phủ Mỹ. Điều đó sẽ không xảy ra nếu báo chí nhẹ tay với người đứng đầu Nhà Trắng”, Froomkin nói.
Những người giấu mặt có thể giúp Trump tái lập kỳ tích
Không ít người ủng hộ Trump nhưng từ chối công khai thể hiện quan điểm và họ được cho là nguồn động lực sẽ giúp ông lặp lại lịch sử.
Năm 2016, trước khi kết quả cuộc bầu cử tổng thống Mỹ được công bố, các cuộc thăm dò dư luận cho thấy ứng viên đảng Dân chủ Hillary Clinton tưởng chừng đã nắm chắc phần thắng trong tay.
Vào đêm bầu cử, chiến thắng giành cho ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump khiến truyền thông Mỹ hứng cú sốc nặng và không ít người phải đặt câu hỏi "Vì sao các cuộc thăm dò dư luận lại có thể sai lệch đến vậy?".
Những người ủng hộ Tổng thống Trump tham dự một buổi vận động tranh cử của ông ở thành phố Manchester, bang New Hampshire, hồi tháng 8. Ảnh: NYTimes.
Giới phân tích chính trị nhận định nguyên nhân một phần bắt nguồn từ việc các nhà thăm dò đã đánh giá thấp số lượng cử tri giấu mặt của Trump. Cử tri giấu mặt được xác định là những người đã quyết định ủng hộ cho Trump nhưng không lên tiếng.
Tại Mooresville, bang Bắc Carolina, bà nội trợ Tiffany Blythe cho biết cô cùng rất nhiều người sẽ bỏ phiếu cho Tổng thống Trump vào tháng 11, nhưng họ không muốn nói về điều đó vì ái ngại. Và chính sự do dự này là lý do Blythe không tin tưởng vào các cuộc thăm dò đang dự báo rằng Tổng thống Trump sẽ thất cử.
"Tôi không tin", cô nói. "Có rất nhiều cử tri âm thầm ủng hộ và nhiều người sẽ xuất hiện ngay trước ngày bầu cử. Tôi nghĩ không ít bang đang chuyển từ xanh (ủng hộ đảng Dân chủ) sang đỏ (ủng hộ đảng Cộng hòa) nhưng truyền thông không đưa tin mà thôi".
Hồi tháng 8, Tổng thống Trump cũng tuyên bố rằng ông "có một lượng lớn người ủng hộ thầm lặng mà không ai biết đến".
Các cử tri "giấu mặt" đã giúp Trump lật ngược tình thế năm 2016, vậy nên không ít người tin rằng một cơn sóng ngầm khác có thể ập đến và giúp ông một lần nữa lập kỳ tích trong lợi cuộc đua vào Nhà Trắng.
Chris là một cử tri đăng ký thuộc đảng Dân chủ, ngoài 50 tuổi, sống ở Manhattan. Bà có học thức, thường xuyên đi công tác và luôn cập nhật thông tin. Bà từng bầu cho các ứng viên tổng thống ở cả hai đảng và đã rất ủng hộ ứng viên Bernie Sanders hồi năm 2016.
Trả lời phỏng vấn báo New York Times hồi cuối tháng 9, Chris yêu cầu giấu tên vì không muốn mọi người xung quanh biết bà định bầu cho Tổng thống Trump. Chris còn là một người đồng tính và bà cho rằng việc tiết lộ mình ủng hộ Trump không khác gì "công khai giới tính một lần nữa".
Chris cho biết trong số những lý do bà ủng hộ Tổng thống Trump, đầu tiên phải kể đến kinh tế.
"Tôi chưa bao giờ nhìn thấy quỹ hưu trí 401(k) của mình tăng trưởng ở mức hai con số từ thời Internet bùng nổ cuối những năm 90. Vậy mà nó đã tăng 19,6% vào năm ngoái, trước khi Covid-19 bùng phát", bà nói. "Hãy nhìn vào thị trường chứng khoán. Hãy nhìn vào giá dầu".
"Đây là những thứ diễn ra mỗi ngày ảnh hưởng tới tôi", bà cho biết thêm. "Tôi không quan tâm đến Afghanistan hay Trung Đông. Tôi quan tâm đến chuyện có việc làm. Tôi quan tâm đến chuyện có bảo hiểm ở công ty. Tôi từng thất nghiệp vài năm trước. Tôi không đủ sức tham gia chương trình bảo hiểm Obamacare. Thu nhập của tôi chỉ khoảng 560 USD/tháng".
Yếu tố thứ hai tác động tới Chris là Covid-19. "Tổng thống Trump có hạ thấp mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh không ư? Câu trả lời là có", bà nói. "Nhưng khi dịch mới bùng lên, truyền thông cảnh báo rằng sẽ có hàng triệu người chết. Nhưng nay, số người chết mới chỉ hơn 200.000. Hãy so sánh nó với quy mô dân số".
Một biến số mà các chuyên gia thăm dò dư luận đang phải chật vật xử lý là xác định xem môi trường chính trị phân cực đang ảnh hưởng tới tính chính xác trong công việc của họ như thế nào. Một nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng những người bảo thủ cảm thấy lo sợ về việc họ trở thành mục tiêu công kích khi bày tỏ trung thực về niềm tin chính trị của mình hơn những người ôn hòa và tự do.
Trong cuộc thăm dò do Cato Institute thực hiện hồi tháng 7, 77% người theo chủ nghĩa bảo thủ nói họ cảm thấy không thể chia sẻ quan điểm chính trị của bản thân bởi những người khác có thể thấy điều đó là xúc phạm. Tỷ lệ này trong cuộc thăm dò hồi năm 2017 là 70%. Trong số những người theo chủ nghĩa tự do, 52% bày tỏ nỗi lo tương tự, so với 45% ba năm trước. Trong số những người theo chủ nghĩa ôn hòa, tỷ lệ là 64% so với 57%.
Robert Cahaly, người tổ chức các cuộc thăm dò của Trafalgar Group, hôm 20/10 cho rằng Trump có thể giành chiến thắng với tối thiểu 270 phiếu đại cử tri và thậm chí có thể cao hơn đáng kể dựa trên mức độ lớn của những "cử tri thầm lặng".
Trafalgar Group, có trụ sở tại Georgia, đã thu hút sự chú ý của cả nước vào năm 2016 khi là một trong số ít nhóm thăm dò cho thấy Trump dẫn đầu ở các bang chiến trường Pennsylvania, Florida và Michigan trước ngày bỏ phiếu. Thực tế, Trump đã chiến thắng ở cả ba bang này và đánh bại đối thủ Hillary Clinton.
Các cuộc phỏng vấn với những cử tri như bà nội trợ Blythe ở Mooresville cho thấy mối lo âu ngày càng tăng về tình trạng quyền tự do biểu đạt quan điểm chính trị đang bị chính trị hóa cao độ. "Tôi thấy đảng Dân chủ không bảo vệ các quyền tự do của chúng tôi, trong đó có cả quyền tự do ngôn luận", bà nói.
Tuy nhiên, Geoff Garin, một nhà thăm dò dư luận đảng Dân chủ, cho rằng việc Trump bị đánh giá thấp trong các cuộc thăm dò không bắt nguồn từ sai sót trong phương pháp thực hiện, mà bởi Tổng thống không có khả năng mở rộng nhóm cử tri ủng hộ mình.
"Vấn đề tồn tại ở chiến dịch tranh cử của Tổng thống Trump không phải từ các cử tri giấu mặt, mà xuất phát từ những cử tri đang biến mất", Garin cho hay. "Số cử tri ủng hộ Trump biến mất chắc chắn nhiều hơn số người im lặng".
FBI điều tra email nghi của con trai Biden FBI đang điều tra xem các email trên một laptop được cho là của Hunter Biden có liên quan tới hoạt động tình báo nước ngoài hay không. NBC News hôm 15/10 dẫn hai nguồn thạo tin cho hay Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đang tìm hiểu về các email được phát hiện trên chiếc laptop tại một cửa hàng sửa...