Nghi vấn thủy điện xả lũ sai, dân hứng “lũ chồng lũ”
Ngoài 3 người chết, 1 người mất tích, thiệt hại bước đầu đối với Nghệ An khoảng trên 1.239 tỷ đồng, song đây chưa phải là con số cuối cùng vì còn nhiều vùng đang trong tình trạng ngập lụt, chia cắt, các địa phương chưa thể thống kê hết những thiệt hại.
Nghi vấn quy trình xả lũ hồ Vực Mấu, Nghệ An
Điều đáng nói, tại Nghệ An, mặc dù bão số 10 không trực tiếp đổ bộ, mưa lũ cũng không nặng hơn những năm trước, tuy nhiên thiệt hại về người và tài sản, hạ tầng đối với các địa phương là rất lớn.
Đặc biệt, tại thị xã Hoàng Mai và huyện Quỳnh Lưu ngập lụt rất nặng nề, hầu hết các tuyến đường giao thông bị chia cắt, Quốc lộ 1A bị ách tắc, thiệt hại rất lớn. Nguyên nhân chính là do việc xả lũ hồ Vực Mấu gây nên.
Dư luận ở Nghệ An trong những ngày này đặt nhiều nghi vấn về việc xả lũ hồ Vực Mấu có tuân thủ đúng quy trình, việc thông báo trước khi xả lũ được thực hiện thế nào, người dân địa phương có nhận được thông tin về việc hồ Vực Mấu xả lũ?
Tại Nghệ An, phó Giám đốc Sở Công Thương Nghệ An bị nước lũ cuốn trôi trong khi làm nhiệm vụ đưa hàng cứu trợ cho người dân vùng ngập lụt ở thị xã Hoàng Mai. Theo thống kê của Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn Nghệ An, đến tối 3/10, bão số 10 đã làm thiệt hại đối với Nghệ An trên 1.239 tỷ đồng; trong đó, chỉ riêng thị xã Hoàng Mai là trên 800 tỷ đồng.
Thủy điện xả lũ khiến dân hứng lũ chồng lên lũ
Hiện con số thiệt hại ở Nghệ An chưa phải là con số cuối cùng vì còn nhiều vùng đang trong tình trạng ngập nước, thiệt hại về tài sản, lương thực, gia súc, gia cầm của người dân là rất lớn, hiện các cơ quan chức năng và địa phương chưa thống kê được.
Nhiều phản ánh của người dân cho biết họ không nắm được thông báo hồ Vực Mấu xả lũ nên đã không chuẩn bị trước phương án di dời, chuyển đồ đạc, tài sản đến các địa bàn khác cao hơn; một số người nắm được thông tin về việc hồ Vực Mấu xả lũ nhưng không nghĩ nước lại về nhiều như vậy. Hậu quả là nước từ hồ Vực Mấu tràn về, ngập lụt rất nặng, người dân trở tay không kịp.
Ngoài 3 người chết, 1 người mất tích do hậu quả mưa bão trong đó có ông Nguyễn Tài Dũng, phó Giám đốc Sở Công Thương Nghệ An bị nước lũ cuốn trôi trong khi làm nhiệm vụ đưa hàng cứu trợ cho người dân vùng ngập lụt ở thị xã Hoàng Mai.
Thuỷ điện Đăk Mi 4 “nói một đằng, xả lũ một nẻo?
Theo báo cáo số 118/BC-TTMT ngày 3/10 của Trung tâm PCLB miền Trung – Tây Nguyên (đóng tại Đà Nẵng), lúc 12h trưa ngày 2/10, thủy điện Đăk Mi 4 (Quảng Nam) xả lũ với lưu lượng 2.744 m3/s làm cho mực nước các sông vùng hạ du lên nhanh bất thường.
Video đang HOT
Ông Huỳnh Vạn Thắng, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT kiêm Phó Ban thường trực Ban chỉ huy PCLB – TKCN TP Đà Nẵng cho hay, lúc 8h40 sáng ngày 2/10, cơ quan này nhận được thông báo khẩn số 34/TB-BQL của BQL dự án Nhà máy thuỷ điện Đăk Mi 4 (thuộc Tổng Công ty Đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Việt Nam) thông báo về việc “dự kiến điều tiết nước về hạ du sông Vu Gia qua các cửa van cung đập tràn thuỷ điện Đăk Mi 4a”.
Mặc dù văn bản 34/TB-BQL thông báo về “dự kiến điều tiết nước về hạ du sông Vu Gia” thế nhưng chính trong văn bản này, BQL dự án thuỷ điện Đăk Mi 4 lại cho biết:”Hiện nay hồ chứa đang điều tiết nước về hạ du sông Vu Gia qua các cửa van với lưu lượng từ 500 đến 1.000m3/s và phát điện về hạ du sông Thu Bồn với lưu lượng 97m3/s”. Nghĩa là họ đã xả lũ (nhưng “chơi chữ” bằng cách dùng từ “điều tiết nước” lên đến… 1.000m3/s), song vẫn thông báo là… dự kiến!
Tiếp đến là phạm về mặt thời gian. Trong văn bản fax đến Ban chỉ huy PCLB – TKCN TP Đà Nẵng lúc 8h40 sáng 2/10 nhưng BQL dự án thuỷ điện Đăk Mi 4 lại thông báo “sẽ mở cửa van cung của đập tràn Đăk Mi 4 kể từ lúc 9h sáng 2/10 để điều tiết nước từ hồ chứa thuỷ điện Đăk Mi 4 về hạ du sông Vu Gia với lưu lượng từ 1.000 đến 1.800m3/s và sẽ điều chỉnh lưu lượng xả lũ theo diễn biến của lũ nhằm duy trì mực nước hồ chứa ở mực nước bình thường”.
Như vậy là BQL thuỷ điện Đăk Mi 4 chỉ cho các địa phương vùng hạ du như Đà Nẵng đúng… 20 phút để thông báo cho người dân biết.
Rồi việc thông báo lưu lượng lũ cũng không rõ ràng. Tức là trong thông báo 34/TB-BQL, BQL dự án thuỷ điện Đăk Mi 4 cho biết sẽ “xả lũ với lưu lượng từ 1.000 đến 1.800m3/s”. Thế nhưng theo Trung tâm PCLB miền Trung – Tây Nguyên tại báo cáo 118/BC-TTMT ngày 3/10 thì “lúc 12h ngày 2/10, thủy điện Đăk Mi 4 đã xả lũ về hạ du với lưu lượng 2.744 m3/s (nghĩa là gấp rưỡi mức cao nhất mà thuỷ điện này thông báo) làm cho mực nước các sông vùng hạ du lên nhanh bất thường”.
Hậu quả từ việc xả lũ theo kiểu “nói một đằng làm một nẻo” của thuỷ điện Đăk Mi 4, theo ông Phạm Thế Quyền, Chủ tịch UBND huyện Phước Sơn (nơi thuỷ điện này đứng chân), tuy thời gian mưa ngắn nhưng nước lũ về rất nhanh khiến nhiều nơi trên địa bàn huyện ngập nặng (đặc biệt là hai xã Phước Hiệp và Phước Hoà) bị cô lập do sạt lở núi. QL 14E nối QL 1A với đường Hồ Chí Minh bị ngập sâu đoạn qua địa bàn xã Phước Hòa. Đây cũng là trận ngập lụt lớn nhất trên địa bàn huyện này trong mấy chục năm qua.
Việc ngập lụt do thủy điện phần nào đã sáng tỏ, bởi từ chiều 2/10, mặc dù trên địa bàn không có mưa nhưng nước sông Vu Gia lên rất nhanh khiến trong nhân dân các xã Đại Hưng, Đại Lãnh (huyện Đại Lộc) rộ lên tin đồn vỡ đập thủy điện và nhiều hộ dân đã hốt hoảng lo sơ tán.
Tuy nhiên, đến tối 2/10, mặc dù tiếp tục không có mưa nhưng nước sông Vu Gia vẫn lên rất nhanh, mấp mé khu vực Hà Tân.
Nhiều người cho rằng việc nước sông dâng nhanh bất thường là do thuỷ điện Đăk Mi 4 tiếp tục xả lũ lớn và nhiều khả năng sẽ khiến các xã Đại Hưng, Đại Lãnh bị ngập lụt nặng.
Theo Đất Việt
Quảng Nam: Lũ thủy điện bủa vây người dân
Người dân huyện Đại Lộc, Quảng Nam trở tay không kịp khi nước lũ của Thủy điện Đắk Mi 4, Thủy điện A Vương bất ngờ xả vào ngày 2/10. Nước lớn nhấn chìm tất cả: nhà cửa, đường đi, ruộng vườn, hoa màu...
Đến sáng nay (3/10), thông tin từ UBND huyện Đại Lộc (Quảng Nam) cho biết, khi nước lũ về, chính quyền đã sơ tán 416 hộ dân với 1.602 nhân khẩu. Từ chiều 2/10, học sinh đã nghỉ học.
Mực nước tại sông Vu Gia đạt đỉnh 8,47m, dưới báo động 3 là 0,53m. Nước lũ gây ngập cục bộ nhiều địa phương, các tuyến đường ĐT609 đi Đại Quang - Đại Nghĩa, tuyến ĐH3, đường nội thị Thị trấn Ái Nghĩa bị chia cắt.
Tại xã Đại Quang, có 70 nhà dân bị ngập sâu gần 1m. Nước rút chậm nên tại khu vực bến đò Ông Bốn vẫn chưa đi được. Người dân rất lo lắng, hoang mang về việc Thủy điện Đắk Mi 4 và A Vương xả lũ gây ngập lụt nhiều nơi làm trở tay không kịp.
Trong khi đó, tại huyện Nông Sơn, nước lũ cũng làm ngập, chia cắt một số tuyến đường từ xã Quế Lộc đi xã Quế Trung. Trong đó, tuyến đường từ xã Quế Trung lên xã Phước Ninh có đoạn bị ngập sâu 0,5m.
Tại thành phố Hội An, nước lũ trên thượng nguồn có thủy điện về cũng ngâp lụt một số đoạn đường dọc sông Hoài.
Chùm ảnh người dân huyện Đại Lộc bị thiệt hại nặng nề do thủy điện xả lũ:
Thủy điện Đắk Mi 4 xả lũ ngày 2/10
Nước lũ về làm đình trệ, hư hỏng một số công trình đang thi công ở huyện Đại Lộc
Người dân huyện Đại Lộc bị nước lũ cô lập
Tranh thủ lũ về, người dân đánh bắt cá
Nước lũ làm ngập lụt một số tuyến đường của huyện Đại Lộc
Nước lũ bao vây lối đi của người dân
Người dân bồng bế trẻ em lên vùng cao
Gia súc của người dân cũng được di dời
Hoa mùa của người dân bị nước lũ gây hư hỏng
Thủy điện Đắk Mi 4 và A Vương xả lũ làm cho nước sông Vu Gia - Thu Bồn lên trên mức báo động 2.
Theo Huy Hoàng (Khampha.vn)
Quảng Nam: Thủy điện xả lũ, nhiều nơi bị cô lập Thủy điện Đắk Mi 4 bất ngờ xả lũ khiến nhiều địa bàn của tỉnh Quảng Nam bị cô lập. Hơn 7.000 học sinh phải nghỉ học vì nước lũ. Đêm 1/10, tại huyện Phước Sơn, Quảng Nam, nơi có Thủy điện Đắk Mi 4, có mưa rất to, làm ngập sâu đoạn đường quốc lộ 14E nối với đường Hồ Chí Minh,...