Nghi vấn thanh sắt dự án Cát Linh – Hà Đông rơi trúng người đi đường
Một thanh niên đi xe máy bị thanh sắt dài hơn 40 cm rơi trúng tay khi đi qua công trình đang xây dựng nhà ga đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông trên đường Hoàng Cầu.
Thanh sắt dài khoảng 40cm rơi trúng cánh tay anh Nguyễn Minh Thắng đang đi xe máy trên đường. Ảnh: ANTĐ
Khoảng 16h20 ngày 4/5, trên phố Hoàng Cầu (Đống Đa, Hà Nội) theo hướng Đê La Thành – Thái Hà, anh Nguyễn Minh Thắng khi đi qua khu vực thi công nhà ga Thái Hà thuộc dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông bỗng bị thanh sắt dài hơn 40cm từ trên cao rơi trúng tay.
“Anh ta loạng choạng tay lái khi thanh sắt rơi trúng tay”, một nhân chứng cho hay. Đại diện chỉ huy công trường và Ban quản lý dự án đã đưa anh Thắng vào bệnh viện thăm khám vết sưng ở tay phải.
Trao đổi với VnExpress vào tối cùng ngày, ông Nguyễn Kim Thành (Tổng giám đốc Ban Quản lý dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông) cho biết đã xuống hiện trường kiểm tra. “Có người dân nói là rơi thanh sắt, tuy nhiên qua tìm hiểu nhiều nguồn, chúng tôi thấy thông tin này chưa khớp lắm nên phải tìm hiểu kỹ mới có câu trả lời chính xác”, ông Thành nói.
Người đứng đầu Ban quản lý dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông cũng cho hay, nhà thầu thi công báo cáo khi ra hiện trường thấy người dân bảo có thanh sắt rơi nhưng không ai biết diễn biến cụ thể thế nào. “Chúng tôi đang cố gắng liên hệ với người được cho là nạn nhân để tìm hiểu vụ việc”, ông Thành nói.
Video đang HOT
Thanh sắt rơi xuống đường sau vài chục phút mới được thu dọn. Ảnh: ANTĐ
Một năm trước tại nhà ga Vành đai 3 trên đường Nguyễn Trãi của dự án này, một thanh sắt tương tự cũng rơi từ trên nhà ga trúng cánh cửa bên trái của xe ôtô, rất may không có ai bị thương.
Tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông sau vài năm thi công đã xảy ra hàng loạt sự cố như tuột bó thép từ cần cẩu, sập bê tông khiến một người chết và nhiều phương tiện bị hư hỏng… Dự án bị Bộ Giao thông Vận tải đình chỉ hoạt động để kiểm tra công tác an toàn.
Gần đây dự án thi công trở lại, riêng nhà ga Thái Hà trên đường Hoàng Cầu đã được đổ bê tông tầng 1. Nhà ga này được gia cố hệ thống rào chắn cao gần 2 m bằng thép ống ở phía trên công trường và có lưới che.
Phương Sơn
Theo VNE
Tổng thầu Trung Quốc xin lỗi vì dự án Cát Linh - Hà Đông chậm tiến độ
Thừa nhận dù đã nỗ lực, nhưng dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội) vẫn chậm tiến độ, đại diện Tổng thầu EPC Trung Quốc tại Việt Nam cho biết nguyên nhân chính là thiếu tiền.
Tại cuộc họp tiến độ dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông chiều 2/3, ông Dư Giang (đại diện Tổng thầu EPC Trung Quốc tại Việt Nam) thừa nhận tiến độ thi công chậm so với yêu cầu đặt ra. Các ga Cát Linh, La Thành, Thái Hà, Láng, Thanh Xuân 3, bến xe Hà Đông đã chậm từ 9 đến 22 ngày so với tiến độ đề ra. Công tác lao dầm cũng đang chậm so với kế hoạch. Công tác đúc dầm sẽ hoàn thành vào tháng 3 năm nay... Tuy nhiên, vấn đề mấu chốt nhất hiện nay là Tổng thầu đang thiếu tiền để triển khai.
Thứ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Hồng Trường liên tục đặt câu hỏi: "Các ông cam kết đảm bảo năng lực thi công, năng lực tài chính cho dự án. Bây giờ nói thiếu tiền nên dự án bị chậm, vậy các ông định giải quyết như thế nào?".
Tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông đang chậm tiến độ. Ảnh minh họa: Giang Huy
Ông Dư Giang đã xin lỗi vì sự chậm trễ và cho biết, hiện nay việc xin tăng 19 triệu USD tổng mức đầu tư chưa được phía Trung Quốc chấp thuận nên không có tiền để giải ngân, gây khó khăn cho công tác triển khai dự án. Ông cũng khẳng định phía Tổng thầu Trung Quốc đang nỗ lực giải quyết phần tạm ứng 19 triệu USD.
Cũng theo ông Dư Giang, ngày 6/3, ông Chu Hằng Vũ, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Cục 6 sang Việt Nam làm việc với Bộ Giao thông Vận tải thì sẽ có những trao đổi rõ ràng hơn về việc chuyển tiền cho dự án. Cùng đó, Tổng thầu sẽ làm việc thêm với các bộ ngành Trung Quốc để có biện pháp hỗ trợ giải ngân.
Theo Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông, đến ngày 29/2, Tổng thầu nợ các nhà thầu phụ Việt Nam khoảng 554 tỷ đồng. Việc nợ đọng này đã gây khó khăn cho các thầu phụ thi công và đây là một trong những nguyên nhân chính khiến dự án chậm tiến độ.
Theo ông Triệu Khắc Dũng, Phó cục trưởng Cục Quản lý Xây dựng và chất lượng công trình giao thông, vấn đề quan trọng nhất bây giờ là Tổng thầu thiếu tiền, Trung Quốc đang siết dòng tiền ra nước ngoài trong đó có dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông. Đối với các nhà thầu vụ, hiện máy móc, nhân lực đã bố trí đầy đủ trên công trường, nhưng chỉ thiếu tiền để triển khai thi công.
Vị phó cục trưởng đề nghị lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải làm việc với Đại sứ quán Trung Quốc, ngân hàng Trung Quốc để tìm hướng giải quyết dòng tiền đảm bảo thi công, tránh dự án bị vỡ tiến độ.
Kết luận cuộc họp, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường nhấn mạnh cuối năm 2016 dự án phải kết thúc và đưa tuyến đường sắt đi vào vận hành. Ông yêu cầu Tổng thầu, nhà thầu phụ phải chốt tiến độ, hoàn thành cơ bản 10 nhà ga vào cuối tháng 4; ga Cát Linh, Văn Khê hoàn thiện vào cuối tháng 7. Các khu Depot hoàn thành vào tháng 9; từ tháng 6 trở đi tiến hành làm ray và tà vẹt để hoàn thiện đường chạy tàu, hệ thống điện; song song với đó là kế hoạch đưa đoàn tàu về Việt Nam.
Sau cuộc họp Bộ Giao thông sẽ có văn bản gửi Cục 6 Đường sắt Trung Quốc yêu cầu lãnh đạo sang Việt Nam điều hành dự án và họp giao ban để giải quyết tình hình tài chính của Tổng thầu đang gây khó khăn cho dự án.
Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội) được thực hiện bằng nguồn vốn vay ODA Trung Quốc. Goi thâu chinh cua dư an (thiêt kê, cung câp thiêt bi, vât tư va xây lăp) do Công ty hưu han Tâp đoan cuc 6 đương săt Trung Quôc thưc hiện theo hinh thưc tông thâu EPC.
Dự án bao gồm các hạng mục: xây dựng 13 km đường sắt đi trên cao, 1,7 km ra vào khu depot, đường sắt đôi khổ 1,435 m, tốc độ tối đa 80 km/h; trang bị 13 đoàn tàu 4 toa xe công suất khoảng 1.200 người, tần suất chạy 2 phút/chuyến. Dự án cũng bao gồm 12 ga trên cao, nhà điều hành 9 tầng trong khu depot rộng 23 ha.
Đoàn Loan
Theo VNE
Đường sắt đô thị: lao dầm giai đoạn cuối vượt hồ Hoàng Cầu Đường sắt đô thị tuyến Cát Linh - Hà Đông đang trong giai đoạn lao dầm vượt hồ Hoàng Cầu (giữa 2 ga La Thành và Thái Hà), là đoạn tiệm cận tới điểm kết thúc là Cát Linh. Mọi công việc lao dầm đều được tiến hành trong đêm Theo Ban Quản lý dự án Đường sắt, mỗi đêm sẽ lao được...