Nghi vấn Su-25 bắn hạ máy bay MH17 của Malaysia
Một số chuyên gia có mặt tại hiện trường máy bay MH17 bị bắn hạ cho rằng, chiếc máy bay hành khách của Malaysia bị bắn rơi hôm 17/7 bởi tên lửa không – đối – không, thay vì tên lửa đất – đối – không như nhận định trước đó.
Hãng RIA Novosti dẫn tờ New Straits Times cho biết, một số chuyên gia có mặt tại hiện trường máy bay MH17 bị bắn hạ tại miền Đông Ukraine cho rằng, có khả năng máy bay Boeing của Malaysia bị rơi ở phía đông Ukraina đã trúng tên lửa và đạn bắn từ máy bay chiến đấu Su-25 (có trần bay tối đa khoảng 25.000 feet (7.620m).
Các chuyên gia này cho rằng, chiến đấu cơ đã bắn tên lửa không – đối – không và số phận máy bay xấu số bị “ kết liễu” bằng loạt đạn từ khẩu pháo 30mm được gắn cố định trên máy bay.
Phân tích của giới chuyên gia, hư hại của Boeing 777 và các mảnh vỡ tại hiện trường cho thấy sự hiện diện của những lỗ thủng tròn như bị trúng đạn và các lỗ hổng do trúng tên lửa mang thành phần tấn công dạng mũi tên.
“Trên một số hình ảnh (chụp từ khu vực tai nạn) các mảnh vỡ do vụ nổ tương tự những gì mà vũ khí phát nổ từ xa có thể gây ra, còn trên các hình khác là những dấu vết chính xác và tập trung của hỏa lực từ súng lớn”, theo New Straits Times.
Giả thiết mới đưa ra cũng bác bỏ những nhận định trước đây cho rằng, chiếc máy bay mang số hiệu MH17 bị bắn rơi bởi hệ thống phòng không đất – đối – không Buk (NATO định danh là SA-11 Gadfly).
Theo các chuyên gia có mặt tại hiện trường, một khi tổ hợp tên lửa Buk với đầu đạn 70kg, được bắn ra, chiếc Boeing sẽ tan tành ngay lập tức trên không trung.
Video đang HOT
Trước đó, ít ngày sau khi xảy ra sự cố đối với máy bay MH17, “sự hiện diện của các máy bay chiến đấu Ukraine cũng được các trung tâm giám sát không lưu của Nga tại Rostov xác nhận qua những dữ liệu thu được từ vệ tinh”, Trung tướng Andrei Kartapolov, một quan chức Bộ Quốc phòng Nga cho biết.
Theo Tiền Phong
Nga tố cáo Ukraine cố tình cản trở điều tra vụ bắn hạ MH17
Nga vừa lên tiếng tố cáo hành động của Ukraine không tạo điều kiện cho các chuyên gia quốc tế điều tra khách quan, về nguyên nhân gây ra vụ tai nạn máy bay Boeing của hàng không Malaysia.
Phía Nga cho biết, hoạt động quân sự của Ukraine trong khu vực tai nạn là trái với quy định của Nghị quyết Liên Hợp Quốc ngày 21-7. Còn việc Kiev tuyên bố lung tung và hỗn loạn về thông tin sơ bộ giải mã "hộp đen" đã làm tổn hại cho công tác điều tra.
Kể từ khi máy bay Boeing của Malaysia rơi ở Ukraine đã gần 2 tuần trôi qua, vậy mà các chuyên gia quốc tế vẫn chưa có được bức tranh hoàn chỉnh về những gì xảy ra.
Hàng ngày, các chuyên gia Hà Lan, Úc và OSCE hoạt động ở Ukraine đến khu vực máy bay rơi, nhưng thường trở về tay không. Họ thậm chí không thể tiếp cận hiện trường vì quân đội Ukraine liên tục hoạt động trừng phạt, bất chấp cam kết của tổng thống Poroshenko về ngừng bắn trong vòng 40 km và tạo điều kiện không cản trở công việc của các chuyên gia.
Giới chức quân sự nước này đã có quyết định khác hẳn, khi tuyên bố quân đội Ukraine sẽ tiến hành các hoạt động quân sự để kiểm soát khu vực Boeing rơi và điều cả pháo hạng nặng đến hoạt động tại đó. Đây là sự vi phạm trực tiếp nghị quyết 2166 của Liên Hợp Quốc.
Như vậy, hoạt động điều tra không chỉ đơn giản bị kéo dài, nhiều chi tiết máy bay và bộ phận thi hài nạn nhân ngày càng trở nên khó phát hiện và xác định. Điều này chứng tỏ, rõ ràng là Kiev không quan tâm đến một cuộc điều tra khách quan.
Cho đến bây giờ, dữ liệu về các phương tiện kiểm soát khách quan của Ukraine vẫn chưa được công bố, thậm chí không được chuyển cho các chuyên gia, mặc dù họ luôn lên tiếng là có bằng chứng này, băng video kia và các cuộc nghe trộm điện thoại!
Kết luận sơ bộ cho thấy chiếc Boeing bị bắn hạ bởi tên lửa phòng không Buk, nhưng chưa xác định được thủ phạm là ai
Hơn nữa, hội thoại giữa điều khiển không lưu Ukraine với phi công máy bay Boeing đã bị mật hóa. Mỹ cũng không vội vàng phổ biến thông tin truyền từ các vệ tinh của mình cho các phương tiện truyền thông và các chuyên gia quốc tế, mặc dù họ luôn lớn tiếng tuyên bố là "có bằng chứng xác thực"?
Về vấn đề này, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói: "Khi dữ liệu phương tiện quan sát ngày xảy ra tai nạn của Nga được giải mã, chúng tôi lập tức công khai, tài liệu liên quan ấy được lưu hành như tài liệu chính thức của Liên Hợp Quốc và OSCE.
Ông nhấn mạnh, trong khi đó, không hiểu tại sao người Mỹ nói rằng họ có một số bằng chứng không thể chối cãi cho phỏng đoán của mình, thế mà họ lại không tuyên bố. Công việc điều tra phải khách quan, trung thực và thực tế.
Ngoại trưởng Nga cho rằng, Kiev phải cung cấp hồ sơ cuộc trao đổi giữa điều phối viên người Ukraine với phi công "Boeing" và các máy bay khác tại thời điểm đó. Nhưng hiện nay bộ phận điều khiển không lưu bị cấm không được giao tiếp với nhà báo. Tất cả những điều này gây ra nhiều câu hỏi và nghi ngờ.
Tuy nhiên, Kiev lại "chủ động" chia sẻ với báo chí thông tin mật về việc nghiên cứu "hộp đen" của máy bay Boeing bị rơi. Điều này vi phạm các nguyên tắc cơ bản của sự hợp tác giữa các bên trong việc điều tra vụ tai nạn và không có lợi cho cuộc điều tra - các chuyên gia Hà Lan đã từng khẳng định như vậy.
Chính điều đó lại đánh lạc hướng sự chú ý của công chúng trước các vấn đề mà Kiev không muốn trả lời. Tại sao ngay trước khi rơi, chiếc Boeing lại đổi hướng, đồng thời thay đổi tốc độ và độ cao? Tại sao Boeing lại có máy bay chiến đấu Ukraine bay kèm phía sau? Vì mục đích gì mà tổ hợp phòng không Ukraine được chuyển đến khu vực này, trong khi phía dân phòng không có máy bay?
Hiện trường thảm khốc của vụ máy bay rơi
Cũng phải nói thêm là pháo thủ phòng không Ukraine tại Donbass đã đột nhiên bị đặt vào trạng thái báo động, điều đó có thể là nguyên nhân gây ra tai nạn thảm khốc. Một nhân chứng giấu mặt trong bộ quốc phòng Ukraine đã xác nhận thông tin, các hệ thống phòng không Buk-M1 của Ukraine đã tiến hành huấn luyên tiêu diệt mục tiêu trong thời điểm đó.
Chuyên gia quân sự Viktor Baranez không loại trừ là tên lửa đã được phóng nhầm, khi nhắc lại bài học nhớ đời đối với phòng không Ukraine.
Ông nói: "Năm 2001, khi hệ thống tên lửa phòng không Biển Đen S-200 của Ukraine bắn hạ máy bay hành khách Tu-154, theo sắc lệnh của tổng thống và chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ukraine, tất cả vụ phóng tên lửa bị chấm dứt. Suốt từ đó đến nay, trong vòng 13 năm Ukraine không thực hiện một vụ bắn tên lửa nào, thậm chí cả trong diễn tập".
Ông phân tích tiếp: "Làm sao có thể nói về trình độ chuyên nghiệp, nếu như phòng không Ukraine không hoạt động trong 13 năm. Mà tình huống xảy ra vừa qua thì gần như thời chiến. Nhiều quân nhân Ukraine đã được triệu tập từ lực lượng dự bị. Họ vội vàng tập luyện một vài ngày trên thiết bị quân sự đã có nhiều vấn đề. Hoảng loạn là điều rất dễ hình dung".
Kiev đang phản bác lại quan điểm của Moscow, Washington cũng bảo vệ đồng minh khi liên tục phản bác các cáo buộc của Nga. Hiện nay, công tác điều tra, làm rõ nguyên nhân chiếc Being 777 thuộc chuyến bay MH17 vẫn đang được tiến hành, nhưng với tốc độ rất chậm vì nhiều nguyên nhân.
Ông Baranez nhận định, cuối cùng ủy ban điều tra quốc tế sẽ tiết lộ sự thật. Nhưng nếu điều đó càng chậm xảy ra, thì công luận sẽ càng ít phản đối những kẻ đã gây ra vụ việc này. Còn sau đó, nếu có sự kiện khác xảy ra và thu hút sự chú ý dư luận trên toàn thế giới thì sự việc sẽ "nhạt dần".
Theo An Ninh Thu Đô
6 máy bay chở khách suýt đâm nhau trên trời Những tranh cãi trong vụ bắn hạ MH17 đang ngày càng căng thẳng thì suýt nữa một tai nạn thảm khốc lại diễn ra trên bầu trời tỉnh Rostov-Nga. Hãng tin Nga Interfax dẫn nguồn trong giới hàng không đưa tin, trên bầu trời Rostov của Nga, suýt xảy ra sự việc 6 máy bay chở khách đụng vào nhau. Rất may là...