Nghi vấn ‘quỹ đen’ ở Cục Đường thủy: Thật hay…đùa?
Về nghi vấn có quỹ đen ở Cục Đường thủy, Bộ trưởng GTVT đã yêu cầu thanh tra bộ vào cuộc làm rõ những hiện tượng bị nêu trên báo chí.
Tranh minh họa
Câu chuyện nghi vấn “quỹ đen” ở Cục Đường thủy đang gân xôn xao dư luận ngày hôm qua. Theo thông tin ban đầu, một số cá nhân thuộc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam đã thu 5-20% để lập “quỹ đen” từ các gói thầu các công trình do Ban Quản lý dự án đường thủy nội địa và các dự án do Cục làm chủ đầu tư…
Việc thu “quỹ đen” này được thực hiện vào tháng đầu năm, là thời điểm hoàn tất hồ sơ quyết toán, giải ngân toàn bộ ngân sách của năm trước.
Theo thông tin điều tra trên báo Pháp luật TP. HCM, ví dụ, một công ty trúng thầu để thi công một gói thầu là 1 tỷ đồng, công ty được trừ 10% gọi là thuế thu nhập, còn lại 900 triệu đồng. Sau đó, số tiền phía công ty phải nộp cho Cục là 5%-20%. Việc thu quỹ này cũng còn phụ thuộc vào các gói thầu lớn hay nhỏ nhưng ít nhất là 5%, nhiều thì 20%. Nếu công ty tạm ứng trước khi trúng thầu thì lúc nộp công ty tự trừ đi.
Theo các tài liệu PV Báo Pháp luật TP.HCM thu thập được, trong những năm 2015-2017 có hàng chục công ty trúng thầu thi công các công trình như nạo vét, phá đá, rà phá bom mìn, khảo sát thông báo luồng… do Ban QLDA và Cục Đường thủy nội địa làm chủ đầu tư, đã “trích chi” vào “quỹ đen” ở Cục Đường thủy nội địa VN.
Video đang HOT
Số tiền mỗi công ty, đơn vị nộp “quỹ đen” ít nhất 90 triệu đồng, nhiều nhất là vài trăm triệu đồng. Tiền “quỹ đen” mà Cục Đường thủy nội địa thu của công ty hàng năm được sử dụng vào việc đi ngoại giao, thanh toán công tác phí, đi quà sinh nhật cho các sếp cấp trên…
Nếu những thông tin báo Pháp luật TP.HCM đăng tải là đúng sự thật và kết quả điều tra của Thanh tra Bộ GTVT làm rõ điều này, thì quả là một “cú sốc” với dư luận.
Cơ quan Nhà nước mà cũng ngang nhiên coi việc “cắt phế”, “lại quả” là đương nhiên như những cú làm ăn ngoài chợ trời thì đúng là không còn gì để nói.
Tiền dự án là tiền ngân sách, tức tiền thuế của dân, hoặc là tiền đi vay thì sau này ngân sách cũng phải bỏ ra chi trả. Ấy thế nhưng lại có chuyện Cục đứng ra lập quỹ để “quay vòng”, “luộc” tiền ngân sách theo kiểu này, thì người dân khó mà tưởng tượng nổi.
Vậy là những dự án đưa ra đấu thầu, chắc chắn sẽ có chuyện bị “thổi giá” lên cao hơn, để bên trúng thầu còn cắt phần trăm mà nộp cho Cục. Vậy thì đã rõ, chất lượng công trình ra sao, lượng tiền thất thoát thế nào. Và cuối cùng, nhà nước và người dân cùng gánh chịu hậu quả, thiệt đơn thiệt kép trong khi tiền bỏ ra mà chất lượng thu về không tương xứng.
Cần phải điều tra, làm rõ hiện tượng này. Nếu đúng thì phải xử lý nghiêm, đưa ngay những kẻ lập ra quỹ đen ra trước pháp luật. Còn nếu sai, thì phải lấy lại danh dự và uy tín cho các cán bộ Cục Đường thủy.
Thử tưởng tượng và đặt một giả thuyết, không chỉ có ở Cục Đường thủy mới có “quỹ đen” mà nhiều lĩnh vực, nhiều ngành chỗ nào cũng có một cái “quỹ đen” thế này thì sao nhỉ?
Mi An
Theo baodatviet
Nghi vấn Cục Đường thủy nội địa thu "quỹ đen" từ hàng chục gói thầu
Việc thu "quỹ đen" của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam được cho là thực hiện trong năm 2015 - 2016, thu vào thời điểm hoàn tất hồ sơ quyết toán, giải ngân toàn bộ ngân sách. Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể vừa chỉ đạo Thanh tra Bộ thành lập tổ xác minh.
Cục Đường thủy nội địa bị nghi ngờ thu phí từ các gói thầu để lập quỹ đen
Theo thông tin ban đầu, một số cá nhân thuộc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam đã thu 5-20% để lập "quỹ đen" từ các gói thầu các công trình do Ban Quản lý dự án đường thủy nội địa và các dự án do Cục làm chủ đầu tư như: Dự án nạo vét, phá đá, rà phá bom mìn, khảo sát thông báo luồng...
Việc thu "quỹ đen" này được thực hiện vào tháng đầu năm, là thời điểm hoàn tất hồ sơ quyết toán, giải ngân toàn bộ ngân sách của năm trước.
Hơn 1 năm trước, theo chủ trương sắp sếp các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ GTVT, Ban Quản lý dự án đường thủy nội địa trực thuộc Cục Đường thủy nội địa đã được sáp nhập với Ban Quản lý dự án đường thủy và trực thuộc Bộ GTVT.
Trước những thống tin nói trên, Bộ trưởng Bộ GTVT đã chỉ đạo Thanh tra Bộ thành lập tổ xác minh, làm rõ nghi vấn Cục Đường thủy nội địa thu phí từ các gói thầu để "quỹ đen".
Hiện nay cả nước hiện có 45 tuyến đường thuỷ nội địa, 21 tuyến ven biển và 7257 cảng/bến. Bộ GTVT dự kiến sẽ cần khoảng 25,4 nghìn tỷ đồng trong giai đoạn từ nay đến 2030 để cải tạo, nâng cấp và đầu tư mới luồng tuyến đường thủy nội địa khoảng 10,4 nghìn tỷ đồng; cảng đường thủy nội địa khoảng 15 nghìn tỷ đồng.
Mới đây, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng yêu cầu Bộ GTVT tiếp tục khẩn trương hoàn thiện Quy hoạch tổng thể phát triển kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến 2030, để phê duyệt theo đúng quy định.
Trong đó, cần làm rõ các số liệu về nhu cầu, năng lực vận tải, nhu cầu vốn đầu tư; đánh giá kỹ hiệu quả của các giải pháp nhằm tăng cường khả năng kết nối với các loại hình giao thông khác; giải pháp huy động nguồn lực từ xã hội cho phát triển giao thông thuỷ.
Đặc biệt, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT khẩn trương báo cáo chi tiết về một số "điểm nghẽn" trên các tuyến vận tải thuỷ nội địa, trong đó chỉ rõ hạn chế, tác động và giải pháp khắc phục; lợi ích và nhu cầu đầu tư để từ đó có kế hoạch ưu tiên tháo gỡ.
Theo Dantri
Xem xét khởi tố cán bộ lập "khống" hồ sơ để nhận tiền bồi thường đất đai? Ngày 16/7, ông Nguyễn Văn Dũng - Chủ tịch UBND huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định cho biết , đã nhận được báo cáo của Công an huyện Phù Mỹ liên quan đến sai phạm của hàng loạt cán bộ UBND thị trấn Phù Mỹ, huyện Phù Mỹ trong thu hồi đất tại địa phương. Theo ông Dũng, vụ việc đã được cơ...