Nghi vấn núp bóng từ thiện bán hàng đa cấp cho dân nghèo
Khi co đơn thư phan anh dâu hiêu “đa câp” va lưa đao, Công an tỉnh Bắc Giang, Thanh Hóa, Nam Định… đã lần lượt làm việc với Trung tâm hô trơ ngươi ngheo trong phat triên Nông thôn mơi (đơn vi tô chưc chương trình Trái tim Việt Nam).
Thành lập “đại lý”, ban thưc phâm chưc năng gia cao cho dân ngheo?
Bà Hoàng Thị Tình (SN 1959, trú tại tổ dân phố Phú Mỹ 3, phường Dĩnh Kế, TP. Bắc Giang) có treo biển, logo của Trung tâm hỗ trợ người nghèo trong phát triển Nông thôn mới (tru sơ chinh ở phong 308, sô 20 đương Thuy Khuê, quân Tây Hô, Ha Nôi).
Tại đây thường xuyên tập trung đông người, bán hàng là thực phẩm chức năng với giá cao hơn giá niêm yết và có dấu hiệu lôi kéo nhiều người tham gia dưới dạng đa cấp.
Công an Băc Giang đa lam viêc vơi Trung tâm hô trơ ngươi ngheo trong Phat triên nông thôn mơi sau khi co dâu hiêu đa câp va lưa đao
Việc bà Hoàng Thị Tình cùng lúc tham gia nhiều công ty, doanh nghiệp bán hàng đa cấp trên địa bàn và làm đại lý cho Trung tâm hỗ trợ người nghèo trong Phát triển nông thôn mới xây dựng mạng lưới khá rộng đã khiến dư luận Bắc Giang đặt nhiều dấu hỏi.
CA tỉnh Bắc Giang đã tiến hành kiểm tra, làm việc với bà Hoàng Thị Tình và được biết, bà Tình làm đại lý cho Trung tâm tâm hỗ trợ người nghèo trong phát triển nông thôn mới (đơn vị tổ chức chương trình Trái tim Việt Nam). Mạng lưới của bà Tình thời điểm đó đã có 129 người tham gia với trên 1.000 mã quan ly.
Ngày 25/8/2015, CQĐT Công an tỉnh Bắc Giang đã có công văn số 2472/PC46 gửi Trung tâm hỗ trợ người nghèo trong phát triển Nông thôn mới, yêu cầu trung tâm này giải trình nhiều nội dung liên quan.
Video đang HOT
PC46 Công an tỉnh Bắc Giang đã yêu cầu Trung tâm này cung cấp đây đu hồ sơ pháp nhân; nguồn gốc xuất xứ các loại hàng hoa đưa đến người tiêu dùng; vv …
Về hoạt động của đại lý tại Bắc Giang, PC46 CA tỉnh Bắc Giang cũng yêu cầu trung tâm làm rõ danh sách, thành phần tham gia, số tiền thu được đã chuyển về là bao nhiêu và được sử dụng như thế nào.
Cụ thể, về khoản tiền hỗ trợ cho một mã thành viên được chia ra làm năm giai đoạn, tổng số tiền nhận được lên tới 5,7 triệu đồng/người, CQĐT yêu cầu trung tâm này cho biết rõ nguồn vốn hỗ trợ từ đâu và hỗ trợ cho mỗi giai đoạn bao lâu.
Không tiết lộ “bí mật kinh doanh”
Ngày 31/8, đại diện CQĐT Công an tỉnh Bắc Giang là Điều tra viên Đỗ Văn Tiến, Nguyễn Quang Điện đã trực tiếp làm việc với trung tâm này.
Tại biên bản làm việc, lãnh đạo trung tâm, ông Trần Đức Trung – Chủ tịch hội đồng tư vấn trung tâm cho biết: Trung tâm hỗ trợ người nghèo trong phát triển nông thôn mới không thực hiện bán bất kỳ sản phẩm nào cho người tham gia là hội viên. Trung tâm hỗ trợ các thành viên tham gia các mặt hàng sách dạy làm giàu, tạp chí Văn hiến, tạp chí doanh nghiệp thương hiệu; cẩm nang DNVN; chế phẩm sinh học bảo vệ môi trường; thực phẩm chức năng, …
Về căn cứ quy định để đưa ra các giai đoạn hỗ trợ đối với thành viên, ông Trung cũng cho biết căn cứ vào nguồn ủng hộ của các thành viên tham gia, nguồn ủng hộ của các cơ quan, tổ chức, các nhà hảo tâm và các hoạt động khác có nguồn thu của Trung tâm.
Ông Trân Đưc Trung – Giam đôc Trung tâm hô trơ ngươi ngheo trong phat triên nông thôn mơi trong cuôc trao đôi ngay 10/11 vơi PV VietnamNet vê nhưng nghi vân xay ra tai Trung tâm nay. Anh: Thai Binh
“Các nguồn thu này không cố định nên trung tâm cũng đưa ra các giai đoạn hỗ trợ cho các thành viên không căn cứ vào thời gian nhất định” – ông Trung thông tin với CQĐT Công an tỉnh Bắc Giang.
Ông Trung cho biêt bà Tình cũng chỉ là thành viên được trung tâm tư vấn. Mọi chuyện tiền bạc, sổ sách từ “đại lý” do bà Tình mở ở Bắc Giang chưa có báo cáo tài chính cụ thể, Trung tâm cũng không nắm được. Tuy nhiên, ông Trung cho biết, Trung tâm đã trao QĐ giao bà Tình là Trưởng địa điểm va khăng đinh sẽ kiểm tra lại việc bà Tình bán hàng đa cấp dưới danh nghĩa trung tâm. Tuy nhiên ngay 17/11 PV VietNamNet đa liên lạc với ông Trung để hỏi về kết quả kiểm tra đôi vơi ba Tinh nhưng không liên lạc đươc.
Trao đổi với VietNamNet, điều tra viên Đỗ Văn Tiến (CA tỉnh Bắc Giang) cho biết, CQĐT Công an tỉnh Bắc Giang đã kiến nghị với cơ quan chức năng tỉnh Bắc Giang xử lý vi phạm hành chính đối với bà Hoàng Thị Tình, “đại lý” của mạng lưới Trái tim Việt Nam do Trung tâm này điều hành.
Trước đó, thông tin với VietNamNet về nguồn tiền để “cấp” cho các thành viên tham gia (số tiền khoảng hơn 5 triệu đồng/người khi tham gia đóng góp ban đầu 1,2 triệu đồng/người), ông Trung cũng cho hay: nguồn tiền đóng góp của hội viên, tiền hỗ trợ của các tô chức, cá nhân, nhà hảo tâm và tiền kinh doanh hoạt động của Trung tâm.
“Đây là những bí mật trong kinh doanh nên không thể tiết lộ” – ông Trung cho biết.
Cũng liên quan đến vụ việc, ngày 03/11/2015, CQĐT công an tỉnh Nam Định (PC46) cũng vừa có công văn số 714 gửi Trung tâm hỗ trợ người nghèo trong phát triển nông thôn mới, về việc cơ quan này đang tiến hành điều tra vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự xảy ra tại tỉnh này, nghi vấn có sử dụng giấy tờ, pháp nhân của Trung tâm hỗ trợ người nghèo do ông Trần Đức Trung điều hành.
Theo Vietnamnet
Xử phạt 6 cơ sở bán hàng đa cấp 840 triệu đồng
Ngày 9.11, Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Long đã công bố quyết định của UBND tỉnh về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với 6 cơ sở bán hàng đa cấp thuộc Công ty Thiên Ngọc Minh Uy hoạt động trên địa bàn Vĩnh Long.
6 chủ cơ sở (bên phải) chờ nhận quyết định xử phạt hành chính vào sáng 9.11 - Ảnh: Thanh Đức
Theo đó, mỗi cơ sở bị phạt 140 triệu đồng và hình phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động trong thời hạn 12 tháng đối với hành vi cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bằng phương pháp y học cổ truyền mà không có giấy phép hoạt động.
Cụ thể 6 cơ sở bị phạt gồm: ông Nguyễn Văn Sơn, chủ cơ sở Phụng Quần 1 (đường Phạm Hùng, phường 9, TP.Vĩnh Long); bà Nguyễn Thị Kim Cương, chủ cơ sở Phụng Quần 2 (ấp 3, xã Trung Nghĩa, H.Vũng Liêm, Vĩnh Long); ông Nguyễn Thanh Tàu, chủ cơ sở Phụng Quần 5 (khóm 1, thị trấn Cái Vồn, thị xã Bình Minh); ông Phạm Văn Sang, chủ cơ sở Phụng Quần 6 (khóm 4, đường Thống Chế Điều Bát, thị trấn Trà Ôn, H.Trà Ôn); bà Nguyễn Thị Kim Ngân, chủ cơ sở Phụng Quần 8 (khóm 5, phường 4, TP.Vĩnh Long) và bà Huỳnh Như Phương, chủ cơ sở Long Giang (QL1, ấp Tân Hưng, xã Tân Hạnh, H.Long Hồ).
Lý do trong hoạt động, các cơ sở kinh doanh không đúng ngành nghề ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong trường hợp kinh doanh dịch vụ có điều kiện; không thông báo với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định trước khi thực hiện khuyến mại; sử dụng người hành nghề không có chứng chỉ hành nghề (trong trường hợp hành nghề khám, chữa bệnh bằng phương pháp y học cổ truyền); cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh bằng phương pháp y học cổ truyền mà không có giấy phép hoạt động.
Trước đó, ngày 7.10, đoàn kiểm tra liên ngành 389 tỉnh Vĩnh Long tiến hành kiểm tra chương trình hội thảo của Công ty TNHH Thiên Ngọc Minh Uy tại sảnh Lavender - nhà hàng Hương Sen. Tại thời điểm kiểm tra phát hiện địa điểm trên đang diễn ra khóa huấn luyện đặc biệt khu vực 2 miền Tây "cùng tốt". Khóa huấn luyện có 500 người tham dự.
Đại diện BTC hội thảo, ông Nguyễn Văn Sơn xuất trình được chứng chỉ bán hàng đa cấp nhưng không xuất trình được thông báo tổ chức chương trình đào tạo đến Sở Công thương nơi tổ chức, đào tạo theo quy định của pháp luật, không có văn bản chấp thuận của cơ quan chức năng..., vì vậy đoàn kiểm tra đình chỉ chương trình khóa huấn luyện đào tạo theo quy định và tạm giữ 496 tờ rơi.
Liên tục những ngày sau đó, đội kiểm tra liên ngành lần lượt kiểm tra tất cả 6 cơ sở bán hàng đa cấp thuộc Công ty Thiên Ngọc Minh Uy trên địa bàn toàn tỉnh Vĩnh Long. Qua kiểm tra, các đại lý không xuất trình được nhiều loại giấy tờ cần thiết cũng như số lượng lớn hàng hóa không có hóa đơn chứng từ, không có nguồn gốc xuất xứ và vi phạm về nhãn mác. Lực lượng tiến hành niêm phong, tạm giữ số hàng hóa trên cả trăm thùng gồm các loại như: máy Ozon làm sạch không khí, máy massage, máy tạo khí Ozon, dụng cụ massage dùng pin, hộp thực phẩm chức năng, sữa rửa mặt làm trắng da...
Theo ông Phạm Tứ Phương, Chi cục trưởng chỉ cục Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Long, qua kiểm tra các cơ sở bán hàng đa cấp trên địa bàn tỉnh đều có chung hình thức vi phạm: Hàng hóa không hóa đơn chứng từ, nhãn hàng hóa sai qui định, báo cáo hàng nhập xuất không khớp và báo cáo doanh số người tham gia không trung thực có dấu hiệu trốn thuế. Ngoài ra, làm việc với nhân viên trực tiếp tư vấn, massage và khám chữa bệnh đều không có chứng chỉ hành nghề... Bước đầu điều tra của các cơ quan chức năng, 6 cơ sở bán hàng đa cấp trên có khoảng 20.000 người tham gia. Trong đó có 10.000 người thụ hưởng, từ 2-3.000 người mới thụ hưởng và khoảng 7-8.000 người mất trắng.
"Việc xử phạt hình thức bổ sung là đình chỉ 12 tháng đối với hành vi chăm sóc sức khỏe chỉ là một phần nhỏ trong các nội dung vi phạm nhằm chấn chỉnh và răn đe. Nếu trong thời gian tới, các cơ sở trên vi phạm sẽ có hình thức xử phạt nặng hơn và có thể sẽ đình chỉ không thời hạn", ông Phạm Tứ Phương, nhấn mạnh.
Thanh Đức
Theo Thanhnien
Xử phạt 6 cơ sở kinh doanh hàng đa cấp ở Vĩnh Long Ngày 30/10, nguồn tin từ Chi cục quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Long cho biết, Đoàn kiểm tra liên ngành đang trình biên bản xử phạt để UBND tỉnh sớm ra quyết định và mức xử phạt theo quy định. Theo đó, trong tháng 10/2015 vừa qua, Đoàn kiểm tra liên ngành 389 tỉnh Vĩnh Long đã ra quân kiểm tra 6...