Nghi vấn Nga phóng vệ tinh ’sát thủ’ có thể săn và tiêu diệt các vệ tinh do thám Mỹ
Vệ tinh ‘giám sát’ mới phóng của Nga được giữ bí mật nhưng các nhà phân tích nghi ngờ nó có khả năng săn tìm và tiêu diệt các vệ tinh do thám đối thủ.
Nga phóng tên lửa Soyuz-2.1v lên quỹ đạo mang theo vệ tinh Kosmos-2558. Ảnh: Nasaspacelight
Theo trang Asia Times, Nga có thể đã phóng một vệ tinh “giám sát viên” với khả năng thực hiện các nhiệm vụ theo dõi và bắn hạ vệ tinh do thám của Mỹ.
Hôm 1/8, Nga đã phóng vệ tinh Kosmos-2558 từ Sân bay vũ trụ Plesetsk. Bộ Quốc phòng Nga cho biết, Kosmos-2558 là vệ tinh quân sự, sau đó được triển khai vào Quỹ đạo đồng bộ Mặt trời (SSO). Hiện tại vẫn chưa rõ sứ mệnh chính xác của vệ tinh này, nhưng nó được mô tả như một vệ tinh “giám sát”, một thuật ngữ thường liên quan tới cái gọi là “vệ tinh sát thủ”.
Tạp chí The Universe cho biết có một số báo cáo nói rằng nó được thiết kế để kiểm tra và theo dõi các vệ tinh khác. Một báo cáo tương tự đề cập rằng vào ngày 4/8, vệ tinh Kosmos-2558 đã tiếp cận trong phạm vi 75 km với vệ tinh USA-326 của NASA – Mỹ, vốn mang theo một tải trọng thuộc danh sách mật.
Ấn phẩm quốc phòng Warzone trích dẫn một thông cáo báo chí từ Văn phòng Trinh sát Quốc gia Mỹ (NRO) cho biết, vệ tinh USA-326 được phóng để thực hiện “các nhiệm vụ trinh sát trên không”, liên quan đến khả năng tình báo, giám sát và trinh sát (ISR) trên không gian.
Video đang HOT
Bài báo cũng đề cập rằng USA-326 có thể là vệ tinh tình báo hình ảnh thế hệ tiếp theo (IMINT) – thế hệ sau của vệ tinh do thám KH-11 IMINT từng được đưa vào sử dụng từ những năm 1970.
Warzone lưu ý rằng, mặc dù Kosmos-2558 có thể là một vệ tinh theo dõi trên bề mặt, nó cũng có khả năng là một vũ khí chống vệ tinh mới được thiết kế với nhiệm vụ tìm kiếm và tiêu diệt các vệ tinh đối phương.
Theo Warzone, mặc dù việc phóng vệ tinh kiểm tra để giám sát, sửa chữa và nâng cấp các vệ tinh hiện có là hợp lý, nhưng những vệ tinh này cũng có thể được tái sử dụng thành vũ khí chống vệ tinh trên không gian.
Nguồn tin tương tự cũng lưu ý rằng bất kỳ vệ tinh nào có thể tương tác vật lý với các vệ tinh khác đều có khả năng được sử dụng làm vũ khí.
Những vệ tinh như vậy có thể được trang bị cánh tay robot để bắt hoặc đập vỡ vệ tinh của đối phương, trangbị vũ khí năng lượng định hướng như laser hoặc vi sóng công suất cao, hoặc gắn súng và tên lửa. Chúng cũng có thể được điều động để va đâm vào vệ tinh của đối phương.
Trang Space.com cho biết, vào năm 2020, hai vệ tinh của Nga đã được điều động trong phạm vi 160km với vệ tinh do thám USA-245 của Mỹ trong một động thái bị Washington chỉ trích là “bất thường và đáng lo ngại”.
Tên lửa Soyuz 2.1v đang được lắp đặt tại Sân bay vũ trụ Plesetsk với vệ tinh bí ẩn Kosmos-2558. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga
Điều đáng nói là các vệ tinh do thám của Mỹ rất dễ bị tấn công. Trang web quốc phòng SOFREP lưu ý rằng hầu hết các vệ tinh của Mỹ không có khả năng né tránh hoặc phòng thủ để ngăn các vệ tinh “sát thủ” tiếp cận, thậm chí phá hủy chúng.
Nga đã triển khai một kho vũ khí chống vệ tinh khá lớn kể từ thời Chiến tranh Lạnh. Số này bao gồm vũ khí trên mặt đất như laser chống vệ tinh trên mặt đất Peresvet và vũ khí trên không gian như tên lửa đánh chặn Istrebitel Sputnikov, vệ tinh trang bị tên lửa Naryad và vệ tinh trang bị laser Skif-DM.
Nhà phân tích quốc phòng Juliana Suess, người Anh, lưu ý rằng việc thành lập Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga vào năm 2015 là một phản ứng của nước này đối với việc chuyển trọng tâm của tác chiến hiện đại vào miền không gian. Khi không gian ngày càng trở thành yếu tố thúc đẩy các hoạt động chiến đấu hiện tại, đây cũng có thể trở thành nơi xảy ra xung đột.
Bà Suess cũng lưu ý về việc thế giới hiện thiếu các quy tắc quản lý liên quan đến việc quân sự hóa không gian. Bà chỉ ra rằng Hiệp ước Không gian Vũ trụ năm 1967 – luật quốc tế hiện hành quy định việc sử dụng không gian, còn thiếu chi tiết và không quy định về các loại vũ khí thông thường.
Sự thiếu rõ ràng về chính sách này có thể cho phép không gian vũ trụ biến thành một “vùng xám” (nơi có các hành động gây căng thẳng nhưng dưới mức chiến tranh) mới.
Hôm nay bão mặt trời G1 đổ bộ Trái Đất
Cơn bão mặt trời cấp độ G1 dự kiến đổ bộ Trái Đất trong ngày 3/8 và có thể gây mất điện ở một số khu vực nhất định.
Cơ quan Quản lý Khí quyển và đại dương Mỹ (NOAA) cho biết, họ nhận thấy vật chất khí đang chảy ra ồ ạt từ một lỗ ở phía Nam của bầu khí quyển mặt Trời.
Các lỗ hình khuyên nằm ở bầu khí quyển phía trên của Mặt Trời là khu vực mà plasma của ngôi sao mát hơn và ít đặc hơn. Những lỗ này sẽ là nơi đường sức từ của Mặt Trời thay vì quay ngược trở lại ngôi sao lại bị "bung", hướng thẳng ra ngoài không gian. Một chiếc lỗ như vậy đã vô tình hướng đúng về phía Trái Đất trong thời điểm này. Do đó, một cơn bão mặt trời cấp độ G1 dự kiến sẽ ập xuống Trái Đất trong ngày 3/8.
Bão mặt trời G1 đổ bộ Trái Đất trong ngày 3/8. Ảnh minh họa: Weatherchannel
Các con bão mặt trời được phân thành 5 cấp độ từ G1-G5. G1 là cấp độ nhỏ nhất. Các cơn bão cấp G1 không gây hại, nhưng cấp độ G5 sẽ là mối lo ngại đáng kể. Lần gần đây nhất một cơn bão mặt trời cấp độ G5 ập xuống Trái Đất là năm 1859, làm hư hỏng đáng kể hệ thống điện tín và gây ra sự cố lưới điện.
Theo Spaceweather, các cơn bão G1 tương đối vô hại. Tuy nhiên, chúng vẫn có thể gây ra sự cố điện, làm gián đoạn mức độ nhỏ các chức năng của vệ tinh và ảnh hưởng tới động vật di trú. Một tác động tương đối "dễ chịu" của bão mặt trời chính là các dải Bắc cực quang.
Các dải Bắc cực quang dự kiến sẽ xuất hiện trên bầu trời Canada và Alaska (Mỹ) và đây có thể là khoảnh khắc tuyệt với để ngắm hiện tượng quang học thú vị này./.
Hé lộ về 'ngày ngắn nhất' năm nay của Trái đất Tháng trước, Trái đất đã hoàn thành một vòng quay quanh trục của mình ít hơn 1,59 mili giây so với 24 tiếng thường thấy, nhanh hơn một chút so với "ngày ngắn nhất" của năm 2020. Ảnh minh họa - weatherzone Theo trang web TimeAndDate.com, vào ngày 29/6, tốc độ quay vòng của Trái đất đã nhanh hơn 1,59 mili giây so...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Đàm phán hòa bình Ukraine: "Vũ điệu tango" của ông Putin làm khó ông Trump

Ông Trump áp thuế gấp 10 lần làm chao đảo ngành ô tô, các nước dọa trả đũa

Trung Quốc tăng tốc trong cuộc đua năng lượng xanh, sạch

Nhìn lại thảm họa động đất vừa xảy ra ở Myanmar qua biểu đồ địa chấn

Quân Ukraine vội rút chạy ở Kursk sau mệnh lệnh "thép" của Tổng thống Putin

Nga gợi ý cung cấp nhà máy điện hạt nhân cỡ nhỏ cho ông Musk

Quan chức Nga: Mỹ muốn trở thành cường quốc quyền lực nhất Bắc Cực

Myanmar ban bố tình trạng khẩn cấp, Thái Lan tìm cách cứu 81 người mắc kẹt

Thời tiết ẩm ướt và những lưu ý về sức khỏe

Động đất tại Myanmar: Thái Lan triển khai nhiều biện pháp ứng phó sau động đất

Phó Thủ tướng Nga đánh giá tính chất mối quan hệ với Trung Quốc và Mỹ

Delaney Hall, nơi khởi động chiến dịch trục xuất chưa từng có của Mỹ
Có thể bạn quan tâm

Khởi tố thanh niên đánh gãy tay người khác khi tham gia lễ hội
Pháp luật
09:13:18 29/03/2025
Sớm 'chốt kèo' đi Trung Quốc, Nhật Bản dịp 30/4
Du lịch
09:12:53 29/03/2025
Loại quả Việt Nam xuất khẩu tỷ USD: Ngừa ung thư, tốt cho não
Sức khỏe
09:09:08 29/03/2025
Tâm thư day dứt của Kim Sae Ron và bi kịch của ngôi sao không thể yên nghỉ
Sao châu á
09:05:48 29/03/2025
Cẩm Ly: Nhiều người phản đối, nói Minh Vy hại tôi khi cho hát dân ca
Tv show
09:02:54 29/03/2025
1,5 triệu mắt xem ViruSs-Pháo đối chất ồn ào tình ái, dân mạng có quá rảnh rỗi?
Sao việt
08:58:55 29/03/2025
Cảnh nóng với Kim Soo Hyun góp phần "hủy hoại" Sulli: Hết bị lộ khắp MXH còn nhận bão chỉ trích
Hậu trường phim
08:53:26 29/03/2025
Phim Việt bị chê nhảm nhí, xúc phạm người xem bất ngờ dừng chiếu
Phim việt
08:50:33 29/03/2025
Sự hết thời của "nam thần phương Đông": Bị đuổi khỏi showbiz vì bê bối, cả đời mang danh "trạch vương"
Nhạc quốc tế
08:43:20 29/03/2025
Từ động đất ở Myanmar, chuyên gia cảnh báo gì về các tòa nhà cao tầng ở Việt Nam?
Tin nổi bật
08:21:56 29/03/2025