Nghi vấn một số tổ chức tài chính lớn của Mỹ tiếp tay cho nạn phá rừng Amazon
Với các khoản đầu tư hàng tỷ USD vào những công ty đáng ngờ, một số tổ chức tài chính lớn tại Mỹ đang vô tình tiếp tay cho những hành động phá hoại môi trường và vi phạm quyền lợi của người bản địa tại rừng Amazon.
Nội dung này được nhấn mạnh trong báo cáo của nhóm bảo vệ môi trường Amazon Watch và Hiệp hội Người bản địa Brazil (APIB) công bố ngày 27/10.
Khoảng rừng Amazon bị chặt phá tại Brazil. Ảnh: AFP/TTXVN
Báo cáo điều tra cho thấy trong 3 năm qua, 6 công ty tài chính hàng đầu của Mỹ gồm BlackRock, Citigroup, JPMorgan Chase, Vanguard, Bank of America và Dimensional Fund Advisors đã đầu tư hơn 18 tỷ USD vào những công ty có hành vi sai phạm tại rừng Amazon. Theo báo cáo, 9 công ty Brazil và công ty đa quốc gia được nhận khoản đầu tư nói trên hoạt động trong các lĩnh vực khai khoáng, nông nghiệp tổng hợp và năng lượng, trong đó có các công ty Vale, Anglo American, Cargill, JBS, Eletronorte.
Báo cáo cho rằng những công ty này đã có những sai phạm như chiếm đất, có hành vi bạo lực với các nhóm thổ dân, phá rừng và sử dụng các loại thuốc trừ sâu độc hại. Chẳng hạn, công ty chế biến thịt lớn nhất thế giới JBS đã khai thác và chế biến gia súc từ các trang trại lấn vào các khu bảo tồn Uru-Eu-Wau-Wau và Kayabi của Brazil.
Video đang HOT
Trong khi đó, công ty khai mỏ Vale bị cáo buộc gây ô nhiễm nguồn nước cũng như không tuân thủ các thỏa thuận của công ty nhằm giảm tác hại do các hoạt động kinh doanh của mình đối với những vùng đất của thổ dân. Theo đó, tình trạng bạo lực chống lại cộng đồng thổ dân tại Amazon gia tăng do những xung đột liên quan đến việc chiếm dụng đất tại vùng rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới. Báo cáo cho biết số vụ chiếm đất trái phép năm 2019 đã tăng 135% so với năm trước đó và 7 lãnh đạo cộng đồng người bản địa đã bị sát hại.tue
Trong một tuyên bố, Giám đốc chương trình Amazon Watch Christian Poirier nhấn mạnh những tổ chức tài chính nói trên đang dùng tiền của khách hàng để tài trợ cho hành vi phi đạo đức của những công ty đang tàn phá Amazon và vi phạm các quyền lợi của người bản địa. Ông Poirier cho rằng hoạt động đầu tư này “đi ngược lại những cam kết của một số tổ chức tài chính về khí hậu và nhân quyền, đặt các khoản đầu tư vào thế rủi ro đáng kể, cũng như góp phần đẩy mạnh cuộc khủng hoảng đa dạng sinh học và khí hậu của thế giới”.
Các công ty kể trên đều bác những cáo buộc sai phạm. Một số công ty, trong đó có Vale, Anglo American, Cargill và JBS, đã đưa ra những bằng chứng cho các bác bỏ của mình.
Bolsonaro: Chuyện Amazon đang bốc cháy là 'dối trá'
Tổng thống Brazil phủ nhận sự tồn tại các đám cháy trong rừng Amazon, gọi đó là "dối trá" dù dữ liệu chính phủ cho thấy hàng nghìn đám cháy.
Tại hội nghị trực tuyến hôm 11/8 với lãnh đạo các nước thành viên Hiệp ước Leticia, thỏa thuận giữa các nước Amazon để bảo vệ rừng nhiệt đới, Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro thách họ bay qua Amazon. Ông khẳng định nếu di chuyển bằng đường hàng không từ các thành phố xa xôi Boa Vista đến Manaus của Brazil, họ sẽ không nhìn thấy một đám cháy nào.
"Họ sẽ không phát hiện bất kỳ đốm lửa nào, cũng không có chuyện 1/4 diện tích rừng bị phá", Bolsonaro nói. "Câu chuyện Amazon đang bốc cháy là dối trá và chúng ta phải chống lại nó bằng những con số có thật".
Bolsonaro năm ngoái cũng phủ nhận sự gia tăng các vụ cháy rừng, gây ra làn sóng phản đối kịch liệt trên toàn cầu, gồm Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và các lãnh đạo thế giới khác. Năm 2019, các đám cháy ở rừng Amazon tại Brazil đạt mức cao nhất trong 9 năm.
Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro tại hội nghị thượng đỉnh trực tuyến với các lãnh đạo Hiệp ước Leticia hôm 11/8. Ảnh: Web24.
Tình hình cháy rừng năm nay được dự báo còn tồi tệ hơn. Hơn 10.000 vụ cháy được ghi nhận trong 10 ngày đầu tháng 8, tăng 17% so với cùng kỳ năm trước, theo dữ liệu từ cơ quan nghiên cứu không gian quốc gia Inpe của Brazil. Các nhân chứng hôm 11/8 cho biết họ quan sát thấy khói mù mịt khắp đường chân trời vào ban ngày và đám cháy lớn khiến bầu trời rực sáng vào ban đêm ở thị trấn Apui xa xôi của Amazon.
Bolsonaro đã can thiệp vào Inpe sau khi cơ quan này công bố dữ liệu bất lợi về nạn phá rừng Amazon năm ngoái bằng cách sa thải người đứng đầu Ricardo Galvao.
Trong bài phát biểu hôm 11/8, Bolsonaro cho rằng Brazil đã cho thấy nước này có khả năng tự bảo vệ rừng Amazon vì phần lớn rừng vẫn còn nguyên. Theo ông, Amazon là khu rừng ẩm ướt có thể tự bảo tồn và không bắt lửa, cáo buộc truyền thông và các chính phủ nước ngoài đang thêu dệt câu chuyện sai sự thật về Amazon.
Các chuyên gia cho rằng hỏa hoạn không phải hiện tượng tự nhiên trong rừng nhiệt đới, mà thường do con người gây ra trong lúc phát rừng làm đồng cỏ. Tính đến tháng 7, nạn phá rừng tăng 34,5% trong 12 tháng qua. Tuy nhiên, Bolsonaro nhấn mạnh tình trạng chặt phá rừng đã giảm vào tháng 7, mức giảm đầu tiên trong 15 tháng.
Áp lực từ nước ngoài đang đè nặng lên Brazil để bảo vệ rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới, hệ sinh thái quan trọng để chống biến đổi khí hậu nhờ lượng lớn carbon dioxide mà nó hấp thụ. Các nhà đầu tư toàn cầu quản lý hơn 2 nghìn tỷ USD đã dọa rút các khoản đầu tư khỏi Brazil nếu chính quyền Bolsonaro không có hành động bảo vệ Amazon.
Bolsonaro đã điều động quân đội đến chữa cháy rừng và dẹp nạn phá rừng kể từ tháng 5. Lực lượng vũ trang cũng phối hợp với cơ quan môi trường Ibama để chống hỏa hoạn gần Apui.
Amazon tuyển 100.000 lao động phục vụ mùa mua sắm lớn Amazon có kế hoạch tuyển dụng 100.000 lao động thời vụ ở Mỹ và Canada để phục vụ hoạt động mua sắm qua mạng được dự báo là sẽ bùng nổ trong các kỳ nghỉ lễ lớn tới đây là Lễ Tạ ơn và Lễ Giáng sinh. Một trung tâm tuyển dụng lao động của Amazon tại Eastvale, California. Ảnh: Zuma Press Trong...