Nghi vấn khai thác vàng ‘đầu độc’ nước sinh hoạt đầu nguồn: Sở TNMT Đà Nẵng nói gì?
Đà Nẵng đề nghị Quảng Nam cung cấp ĐTM của các mỏ vàng trên địa bàn được cấp phép để giám sát khu vực lấy nước phục vụ các nhà máy sản xuất nước sinh hoạt.
Ngày 29/10, trả lời thông tin phản ánh nghi vấn nguồn nước thô (đầu nguồn) sử dụng sản xuất nước sinh hoạt bị ô nhiễm do khai thác vàng, ông Tô Văn Hùng, Giám đốc Sở Tài nguyên-Môi trường Đà Nẵng cho biết, Đà Nẵng sẽ đề nghị Quảng Nam cung cấp đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của các mỏ vàng trên địa bàn được cấp phép.
Còn ở Đà Nẵng, hiện thành phố chỉ cấp phép một mỏ khai thác vàng tại Khe Đương, xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang. Theo ông Hùng, đây là mỏ khai thác vàng nhưng thực chất chỉ là khai thác quặng thô và hiện mới chỉ cấp phép, chủ đầu tư đang làm các thủ tục liên quan đến vấn đề thuê đất, chưa đi vào khai thác.
“ Hiện Sở TN-MT TP Đà Nẵng phối hợp với các cơ quan liên quan tại Quảng Nam để kiểm tra, giám sát nước đầu nguồn khi có nhiều thông tin lo ngại bị ô nhiễm do khai thác vàng“, ông Hùng nói.
“ Sở TN&MT cũng báo cáo, tham mưu lãnh đạo UBND TP Đà Nẵng kiến nghị Ban điều phối Quản lý tổng hợp lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn có những giải pháp xung quanh lo ngại nguồn nước ô nhiễm“, ông Hùng cho biết thêm.
Ông Tô Văn Hùng, Giám đốc Sở Tài nguyên-Môi trường Đà Nẵng cung cấp thông tin tại buổi họp báo.
Video đang HOT
Theo ông Tô Văn Hùng, để quản lý khu vực lấy nước phục vụ cho các nhà máy cung cấp nước sinh hoạt, Sở TN-MT tham mưu UBND TP Đà Nẵng ban hành Quyết định số 4121 ngày 16/9/2019 liên quan đến việc phê duyệt vùng bảo hộ, vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của các công trình được cấp phép khai thác, phục vụ việc cung cấp nước của thành phố.
Sau khi có quyết định, Công ty Cổ phần cấp nước Đà Nẵng (Dawaco) sẽ cắm mốc xác định rõ các khu vực được đưa vào vùng mẫu lấy nước phục vụ sinh hoạt.
Dawaco vừa kiểm tra các nguồn xả thải, lấy mẫu nước đầu nguồn gửi Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 2 để kiểm nghiệm các tiêu chuẩn hóa, lý, đặc biệt là thành phần kim loại nặng, độc hại. Sau khi có kết quả chính thức sẽ thông báo để người dân nắm rõ.
Sản xuất nước sinh hoạt tại Nhà máy nước Cầu Đỏ.
Hiện nguồn nước thô chính để sản xuất nước sạch cho TP Đà Nẵng đươc lấy chủ yếu trên sông Cẩm Lệ đoạn qua Cầu Đỏ, một nhánh của hệ thống Vu Gia – Thu Bồn có thượng nguồn nằm trọn ở tỉnh Quảng Nam.
XUÂN TIẾN
Theo VTC
Đà Nẵng đầu tư 12 tỷ đồng che bạt hạn chế mùi hôi ở bãi rác Khánh Sơn
Để hạn chế mùi hôi phát tán, chính quyền Đà Nẵng đầu tư 12,5 tỷ đồng, che bạt HDPF ở bãi rác Khánh Sơn.
Ngày 13/9, Sở Tài nguyên - Môi trường Đà Nẵng cho biết Sở đang triển khai phủ bạt HDPF tại các bãi chôn lấp ở bãi rác Khánh Sơn (quận Liên Chiểu) nhằm tránh phát tán mùi hôi.
Diện tích phủ bạt rộng khoảng 9 ha, có tổng mức đầu tư 12,5 tỷ đồng, thực hiện theo phương án phủ cuốn chiếu từ các taluy và phủ chờ đối với các khu vực chưa đủ cao trình.
Người dân nhặt ve chai ở bãi rác Khánh Sơn. Ảnh: Đoàn Nguyên.
Dự kiến, đến tháng 12/2019 diện tích phủ bạt đạt 75%, phần còn lại được phủ bạt chờ trong quá trình tiếp nhận rác.
Theo lãnh đạo Sở Tài nguyên - Môi trường Đà Nẵng, bạt HDPE sẽ hạn chế sự phát tán mùi hôi từ bãi rác ra khu vực xung quanh, đồng thời ngăn nước mưa thấm xuống các ô chôn lấp, giảm lượng nước rỉ phát sinh.
Bãi rác Khánh Sơn là bãi rác tập trung lớn nhất Đà Nẵng hoạt động từ năm 2007, trong đó có 5 hộc chôn lấp chất thải rắn đô thị.
Đà Nẵng chỉ 12 tỷ đồng phủ bạt ở bãi rác. Ảnh: Đoàn Nguyên.
Hiện nay, hộc rác 1 và 2 đã được phủ bạt HDPE hoàn toàn và hộc rác số 3, 4 được phủ bạt một phần. Trung bình mỗi ngày, bãi rác Khánh Sơn tiếp nhận 1.100 tấn rác sinh hoạt cùng hàng trăm tấn rác thải y tế và công nghiệp.
Thời gian qua, hàng trăm người dân nhiều lần phản ứng về việc bãi rác bốc mùi hôi thối, nước rỉ xuống đất gây ô nhiễm.
Họ yêu cầu chính quyền địa phương phải di dời dân ra xa khu vực bãi rác. Lãnh đạo địa phương đã nhiều lần đối thoai với dân nhưng chưa có giải pháp căn cơ để xử lý dứt điểm vụ việc.
Theo New zing.vn
Đà Nẵng: Trồng hoa chậu mini công nghệ cao, kiếm bộn tiền Nhận thấy mô hình trồng hoa chậu mini đem lại hiệu quả kinh tế cao, anh Thái Văn Công (SN 1981, trú phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng) đã mạnh dạn đầu tư. Đến nay, trang trại hoa mini công nghệ cao của anh Công được xem là mô hình trồng hoa điển hình nhất tại địa phương. Không khó...