Nghi vấn Israel sử dụng F-35 không kích Aleppo?
Đây là lần đầu tiên trong năm 2019, lực lượng không quân Israel bất ngờ không kích vùng nông thôn phía bắc Syria, nhưng chính cuộc tấn công cho thấy nhiều điều bí ẩn, hoàn toàn không giống bất cứ cuộc không kích nào trước đây và không có lý do để Israel che dấu cuộc tấn công này.
Máy bom bay GBU-39/B Mỹ trên chiến trường Aleppo. Ảnh minh họa: Masdar News.
Al-Masdar News dẫn nguồn tin từ lực lượng phòng không quân đội Syria cho biết, không phát hiện được 1 máy bay nào của Israel trên không phận gần tỉnh Aleppo, bao gồm cả không phận các quốc gia lân cận, chứ chưa nói đến bên trong lãnh thổ Syria.
Truyền thông Israel không chính thức nhận trách nhiệm về vụ tấn công vào lãnh thổ Aleppo của Syria, dù thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã tuyên bố như vậy.
Thủ tướng Israel phát biểu trong bài phỏng vấn của hãng tin Reuters: “Gần đây, Iran liên tục cố gắng triển khai trên lãnh thổ Syria tên lửa tầm xa có điều khiển chính xác. Đây là những tên lửa rất tiên tiến và có tính sát thương, phá hủy cao. Chúng tôi không thể chấp nhận điều này. Chúng tôi sẽ hành động chống lại những nỗ lực của Iran nhằm thiết lập các căn cứ quân sự ở Syria và triển khai vũ khí tối tân bất cứ thời gian nào”.
Video đang HOT
Kênh truyền hình U-News đã có video ghi lại hậu quả vụ không kích của Israel vào quận Sheikh Najjar thành phố Aleppo.
Dựa trên một trong những bức ảnh được công bố, Không quân Israel đã sử dụng bom lượn nhỏ GBU-39, cho thấy có thể đoán được không quân Israel sử dụng loại máy bay nào để tiến hành cuộc tấn công. Năm 2018, không quân Israel cũng không kích Syria bằng một quả bom GBU-39, đánh phá một số địa điểm phía đông của tỉnh Aleppo. Trong cuộc không kích, phòng không Israel có sử dụng máy bay ném bom F-16.
Máy bay tiêm kích tàng hình F-35
Trang South Front cho biết, bom GBU-39 (SBD) là loại bom lượn có độ chính xác cao, có khối lượng nhỏ (khoảng hơn 125kg) do Mỹ thiết kế để cho phép máy bay mang số lượng bom chính xác nhiều hơn và có thể lắp đặt trong khoang vũ khí khá nhỏ hẹp của F-35.
GBU-39 SBD có thể được sử dụng tấn công các mục tiêu cố định như kho đạn, hầm ngầm, hầm chứa máy bay v.v. Riêng GBU-53 (SDB) II được nâng cấp (SIC) có khả năng tấn công các mục tiêu di động. South Front cho rằng, Israel đã sử dụng F-15 và F-16.
Phạm vi tấn công tối đa của GBU-39 (SBD) là 110km. Có thể thực hiện tấn công ở khoảng cách này khi máy bay chiến đấu đang bay có tốc độ cao và nằm trên độ cao không kích. Nhưng khi thực hiện động tác phóng bom và điều khiển, máy bay trở thành mục tiêu dễ dàng cho các hệ thống phòng không tầm xa của Syria, như hệ thống phòng không S-200. Điều đó có nghĩa là, Israel có thể sử dụng máy bay tàng hình để tránh sự phát hiện của radar phòng không Syria.
Những cũng có nhiều giả thiết khác
Một số chuyên gia cho rằng, không quân Israel có thể đã sử dụng một đường bay khác không kích Aleppo, thay vì tuyến đường bay thường xuyên từ cao nguyên Golan. Các máy bay chiến đấu Israel có thể đột nhập vào Syria thông qua địa phận Latakia trên bờ biển phía tây của quốc gia này.
Không quân Israel cũng đã từng ném bom miền tây Syria đêm 17.09.2018, xâm nhập quốc gia này từ Địa Trung Hải. Chính cuộc tấn công đó đã khiến chiếc máy bay trinh sát IL-20 của Nga bị lực lượng phòng không Syria bắn nhầm.
Rất nhiều chuyên gia lên án việc S-300 Syria không hoạt động. Có thể có nhiều bí ẩn trong vấn đề này liên quan trực tiếp đến vai trò của Iran và Nga trên chiến trường Trung Đông. Nhiều nhà phân tích cho rằng, sự hiện diện của Nga ở Syria khiến chiến lược của Iran đổ vỡ trong việc duy trì sự mâu thuẫn giữa lực lượng người Shi’a và người Sunni. Ngược lại, sự hiện diện của các lực lượng quân tình nguyện Hezbollah và Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) không mang tính then chốt trong việc quyết định kết cục của cuộc chiến Syria. Trong một cấp độ nào đó, Iran cũng là một nhân tố bất ổn tiềm năng tại Syria. Cũng có thể chính vì vậy, S-300 đã không lên tiếng và mục tiêu mà Israel thực sự nhằm đến là các đơn vị tình nguyện do Iran hậu thuẫn.
Theo VietTimes
Tiết lộ vũ khí đứng sau cuộc tấn công của Israel nhằm vào Syria hồi tháng 1
Lực lượng Không quân Israel đã tiến hành một đợt không kích nhằm vào Sân bay Quốc tế Damascus vào hồi tháng Một, cuộc tấn công được cho là nhằm vào lực lượng Iran. Mạng lưới phòng không Syria đã đánh chặn khoảng 30 tên lửa, nhưng một số quả vẫn lọt qua, gây tổn hại cho cơ sở hạ tầng của sân bay.
Một chiếc tiêm kích F-35 thế hệ thứ 5 đã thực hiện cuộc tấn công khiến radar JY-27 của Trung Quốc sản xuất bị phá hủy tại Sân bay Quốc tế Damascus vào tháng 1/2019, tạp chí quốc phòng Military Blog dẫn một nguồn tin giấu tên cho hay. Không quân Israel từ chối bình luận về thông tin này.
F-35 của Israel.
Tạp chí nêu trên cho biết thêm, các chuyên gia quân sự cho rằng, một máy bay không người lái kamikaze đã được sử dụng để hạ gục radar trên.
Trước đó, công ty ImageSat của Israel đã cho thấy những hình ảnh của sân bay trước và sau cuộc không kích ngày 20-21/1, cho thấy sự phá hủy của sân bay này sau khi bị Không quân Israel tấn công. Theo những hình ảnh này, radar JY-27 và hệ thống phòng không Pantsir SA-22 đã bị phá hủy, trong khi nhiều nhà kho đã bị hư hại nặng.
Israel đã tiến hành các cuộc tấn công nhằm vào các mục tiêu mà Tel Aviv cho là của Iran tại Syria trong 2 ngày kể từ hôm 20/1. Theo quân đội Nga, lực lượng phòng không Syria đã đánh chặn hơn 30 tên lửa trong thời gian đó, nhưng một số quả vẫn lọt qua lá chắn thành công.
Tel Aviv nhiều lần cáo buộc Tehran hiện diện quân sự ở Syria. Iran đã mạnh mẽ phủ nhận những thông tin này, khẳng định Tehran chỉ điều cố vấn quân sự tới hỗ trợ cho lực lượng Chính phủ Syria.
Theo Nguoiduatin
Israel không kích Syria, 4 người chết "Vào ngày 21/1, trong khoảng thời gian từ 2h11 đến 2h56 sáng, không quân Israel đã tiến hành ba cuộc không kích nhằm vào lãnh thổ Syria từ các hướng tây, tây nam và nam", Trung tâm Quốc gia Kiểm soát Quốc phòng Nga cho biết. 4 quân nhân Syria bị thiệt mạng và 6 người khác bị thương trong các cuộc không...