Nghi vấn điểm cao bất thường ở Sơn La: Giám đốc Sở GD&ĐT nói gì?
Chiều ngày 19/7, trả lời báo chí, ông Hoàng Tiến Đức – Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Sơn La khẳng định: “Toàn bộ quy trình tổ chức kì thi THPT Quốc gia 2018 tại tỉnh được thực hiện rất nghiêm ngặt và không hề có bất kì tiêu cực nào”.
Liên quan đến vụ việc nghi vấn điểm thi THPT quốc gia 2018 tại tỉnh Sơn La có nhiều điểm bất thường, qua phân tích dữ liệu điểm thi THPT quốc gia 2018 do Bộ GD&ĐT cung cấp cũng cho thấy, điểm thi ở Sơn La chỉ kém Hà Giang, còn lại vượt xa các tỉnh, thành khác.
Ông Hoàng Tiến Đức – Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Sơn La. (Ảnh: Sở GD&ĐT Sơn La).
Về vấn đề này, chiều ngày 19/7, Ông Hoàng Tiến Đức – Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Sơn La khẳng định: “Toàn bộ quy trình tổ chức kì thi THPT Quốc gia 2018 tại tỉnh được thực hiện rất nghiêm ngặt, không hề có bất kì tiêu cực nào. Đến thời điểm này, qua báo cáo của các điểm thi, các tổ chấm cho thấy không có sự bất thường”.
Cũng theo ông Đức, những ngày vừa qua, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sơn La đã chỉ đạo lực lượng cán bộ rà soát lại toàn bộ các quy trình. Về kết quả điểm thi cao nổi bật so với các năm trước là nhờ sự cố gắng, nỗ lực của các thầy cô, các em học sinh và ngành giáo dục tỉnh nhà. Để đạt được kết quả như trên, bản thân ông cũng cảm thấy rất mừng.
“Kết quả thi của những thí sinh điểm cao ở Sơn La là do sự cố gắng nỗ lực của thầy cô, của bản thân các em, và cũng khó mà nói (giải thích) được việc cao, thấp. Anh em chấm theo đúng quy trình, quy định và cho ra kết quả như thế, còn làm sao tôi biết được!”, ông Đức bày tỏ.
Cũng trong chiều nay 19/7, tổ công tác của Bộ GD&ĐT do ông Mai Văn Trinh – Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng phụ trách đã bắt đầu làm việc với Sở GD&ĐT Sơn La.
Ông Hoàng Tiến Đức – Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Sơn La, cho biết theo kế hoạch, tổ công tác của Bộ sẽ làm việc với Sở từ đầu giờ chiều, tuy nhiên do trời mưa, tuyến đường quốc lộ 6 từ Hà Nội dẫn lên Sơn La bị sạt lở, nên đoàn đã đến muộn hơn vài tiếng so với dự kiến.
Video đang HOT
Hiện tổ công tác của Bộ GD&ĐT đã có mặt tại Sơn La để cùng phối hợp chấm thẩm định.
Theo nguồn tin của phóng viên, ngay trong đêm 19/7, Tổ công tác sẽ tiến hành chấm thẩm định lại các bài thi để có thể công bố kết quả chấm trong ngày 20/7. Các giáo viên chấm thi trong kỳ thi THPT Quốc gia 2018 ở Sơn La đã được triệu tập đến để phục vụ công tác kiểm tra, xác minh ngay trong chiều 19/7.
Đại diện Tổ công tác nêu rõ, kết quả kiểm tra, xác minh sẽ được tổ công tác công bố trong thời gian sớm nhất. Cuối giờ làm việc chiều 19/7, nhiều phóng viên báo đài T.Ư đã có mặt ở Sở GD&ĐT Sơn La. Tuy nhiên, ông Trần Văn Trọng – Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT Sơn La, đã từ chối làm việc với báo chí.
Ông Trọng cho biết, tổ công tác của Bộ GD&ĐT đang làm việc với Ban chỉ đạo thi tỉnh Sơn La, bản thân ông không nằm trong Ban chỉ đạo nên không làm việc cùng, và cũng không có thông tin. Ông Trọng hứa sau khi có kết quả làm việc với tổ công tác của Bộ, Sở GD&ĐT Sơn La sẽ chủ động cung cấp thông tin cho báo chí và người dân.
Trước đó, theo phổ điểm của Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm 2018 tỉnh Sơn La có hơn 10.250 thí sinh dự thi môn Toán, trong đó 30 em đạt điểm từ 9 trở lên. Tỉ lệ thí sinh Sơn La đạt điểm từ 9 trở lên với môn Toán và Vật lý cao hơn trung bình chung.
Trần Thanh
Theo Dân trí
Những phát hiện "bất thường" về phổ điểm thi THPT quốc gia ở Sơn La
Từ phân tích dữ liệu điểm thi THPT Quốc gia 2018 của tỉnh Sơn La so với cả nước, GS Nguyễn Văn Tuấn, Viện Garvan (Australia) đưa ra kết quả những bất thường tại đây.
Ngay sau thông tin nâng điểm thi gây choáng váng ở Hà Giang chính thức được công bố chiều ngày 17/7, đã rất nhiều ý kiến quan tâm đến điểm thi ở Sơn La.
Khi Bộ GD-ĐT công bố điểm thi, theo bảng thống kê trong top 15 thí sinh có điểm cao nhất kỳ thi THPT quốc gia năm nay, có 2 thí sinh đến từ Sơn La. Đặc biệt là điểm công bố của 2 thí sinh này đều cách xa so với điểm thi thử trước đó diễn ra tại trường.
Cụ thể thí sinh N.D có đến hai điểm 10 cho môn Lịch sử và Tiếng Anh, các môn khác Toán 9,6; Ngữ văn 9,0; Địa lý 8,25, GDCD 7,5. Điểm thi thử hồi tháng 3 của em này là Toán 6,4; Ngữ văn 6,5; Tiếng Anh 5,8; Lịch sử 5,5; Địa lý 4,25; GDCD 5,5.
Còn thí sinh N.B có điểm thi 6 môn lần lượt như sau: Toán 9,8; Ngữ văn 8,75; Lịch sử 7,5; Địa lý 8,25; Giáo dục Công dân 8; Tiếng Anh 9,8. Trong khi điểm thi thử B.N có điểm Toán: 5; Ngữ văn: 4; Tiếng Anh: 1,2; Lịch Sử: 6,25; Địa lý: 6,25; Giáo dục Công dân: 5,25. Đáng chú ý, điểm thi thử Tiếng Anh của nữ sinh chỉ đạt 1,2 nhưng điểm thi thật lên tới 9,8.
Trước đó, GS Nguyễn Văn Tuấn, Viện Garvan (Australia) đã phân tích dữ liệu điểm thi của Hà Giang và chỉ ra những bất thường trên cơ sở khoa học.
Còn về Sơn La, trao đổi với Dân trí, GS Nguyễn Văn Tuấn thông tin, kết quả phân tích điểm thi của Sơn La cho thấy quả thật có bất thường, tuy mức độ không nghiêm trọng như ở Hà Giang. Điểm thi chênh lệch tập trung ở các môn Lý, Toán.
Phân bố điểm thi môn Toán, Lí, Hóa, và Sinh cho cả nước (màu xanh) và Sơn La (màu hồng). Trong đó mức điểm cao đều "nhô cao" gấp nhiều lần so với kỳ vọng
Phân tích phổ điểm của 8 môn học có thể thấy: Tính trung bình, điểm thi môn toán, lí, hóa và sinh học của Sơn La đều thấp hơn so với cả nước. Chẳng hạn như môn toán, điểm trung bình [độ lệch chuẩn] của Sơn La là 3.43 (1.33), so với cả nước là 4.88 (1.44). Điểm đáng chú ý là độ lệch chuẩn của Sơn La (1.33) thấp hơn so với cả nước (1.44).
Đối với môn Toán, kết quả thi ở Sơn La có vẻ có số thí sinh điểm 9.0 đến 9.8 cao bất thường. Nếu theo phân bố quốc gia, chúng ta kì vọng Sơn La có 6 thí sinh, nhưng trong thực tế thì có đến 30 thí sinh, tức cao hơn 5 lần so với kì vọng.
Phân tích cụ thể hơn bằng bảng số liệu, đối với môn Toán, có thể thấy quả thật Sơn La có vẻ có số thí sinh điểm 9.0 đến 9.8 cao bất thường. Nếu theo phân bố quốc gia, chúng ta kì vọng Sơn La có 6 thí sinh, nhưng trong thực tế thì có đến 30 thí sinh, tức cao hơn 5 lần so với kì vọng.
Đối với môn Lý, thấy có sự bất thường ở ngưỡng điểm cao (trên 9). Tính trung bình, điểm môn Lí của Sơn La là 4.03, thấp hơn so với trung bình quốc gia là 4.96. Ở đây, độ lệch chuẩn không khác nhau đáng kể, chứng tỏ phân bố có cùng dạng. Nhưng phân tích kì vọng cho thấy một lần nữa, số học sinh có điểm 9.0 trở lên là 13 em, trong khi đó theo kì vọng quốc gia thì chỉ có 1 thí sinh. Nói cách khác, số thí sinh có điểm Vật lí cao ở Sơn La chênh lệch gấp 12 lần so với phân bố quốc gia.
Đối với môn Lý, có sự bất thường ở ngưỡng điểm cao, chênh lệch gấp 12 lần so với phân bố quốc gia.
GS Nguyễn Văn Tuấn chia sẻ, thống kê học không trả lời được câu hỏi tại sao Hà Giang hay nơi nào có có điểm cao. Hoặc chỉ trả lời được nhưng cần thêm các dữ liệu như điểm và học lực của các em trong kỳ thi này và các lần thi thi trước đó.
Kết quả phân tích theo thống kê học chỉ mới là bề ngoài, mới thấy cái tín hiệu. Vấn đề quan trọng hơn là tại sao có tín hiệu đó, cần phải có chuyên gia - chứ không phải cơ quan công an - phân tích và xác minh. Nhưng những kết quả phân tích thống kê rất có ích trong việc giúp nhận dạng nơi có vấn đề và tác nhân liên quan đến vấn đề.
Hoài Nam - Lê Phương
Theo Dân trí
Rà soát bất thường điểm thi tại Hà Giang: Làm việc không kể ngày nghỉ, tối muộn Mặc dù là ngày nghỉ nhưng toàn bộ những người liên quan đều được huy động để kiểm tra, rà soát toàn bộ quy trình. Địa điểm họp rà soát được bảo vệ kĩ càng. Ảnh: Tiền Phong Theo thông tin của Lao Động, ngày 15.7, mặc dù là ngày nghỉ nhưng mọi công tác rà soát bất thường điểm thi tại Hà...