Nghi vấn cổ vật La Gi khai quật từ Côn Đảo
Sau khi Công an TX.La Gi (Bình Thuận) bắt giữ vụ vận chuyển 63 cổ vật và khám phá đường dây trộm cắp từ “con tàu gỗ chìm đắm”, các cơ quan chức năng tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu nghi ngờ số cổ vật này xuất phát từ chiếc tàu chìm ở Côn Đảo, thuộc thẩm quyền của họ.
Hôm qua 17.10, ông Phạm Chí Thân, Giám đốc Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (BR-VT) cho biết, hiện bảo tàng đang lưu giữ một số hiện vật giống với số cổ vật mà Công an thị xã TX.La Gi (Bình Thuận) vừa thu giữ. “Vào ngày 17.7, ông T.Đ.K cho bảo tàng mượn 5 hiện vật, gồm: đĩa gốm vỡ, bình gốm miệng thon cổ nhỏ, bình gốm có vòi, hũ gốm, thanh kim loại bằng đồng nguyên chất, dạng phôi, được khai thác từ xác một con tàu chìm tại Côn Đảo thuộc BR-VT. Những hiện vật mà ông K. đưa cho bảo tàng rất giống với các cổ vật mà cơ quan chức năng tỉnh Bình Thuận thu giữ đầu tháng 10 vừa qua”, ông Thân lý giải.
Các hiện vật mà Bảo tàng Tổng hợp Bà Rịa-Vũng Tàu cho rằng giống với hiện vật mà Công an TX.La Gi thu giữ – Ảnh: Nguyễn Long
Cũng theo ông Thân, bước đầu nghiên cứu cho thấy số hiện vật này rất giống gốm Sawankhalok xuất xứ từ Vương quốc Thái Lan, niên đại vào khoảng thế kỷ 14 – 15, nhiều khả năng cùng thời với tàu cổ Hòn Dầm (Phú Quốc, Kiên Giang), được Bảo tàng Lịch sử Việt Nam phối hợp với Sở VH-TT-DL tỉnh Kiên Giang khảo sát, khai quật trục vớt vào năm 1995.
Tiếp xúc với PV Thanh Niên, ông T.Đ.K (ngư dân ở TP.Long Xuyên, An Giang) kể: “Bạn tôi được một người báo tin trong lúc đánh cá thì dính cổ vật. Sau khi xác định tọa độ con tàu chở đồ cổ bị đắm, dài khoảng 20 m, rộng 5 m ở độ sâu 34 m, bạn tôi rủ một người ở Côn Đảo ra khai thác. Cùng thời điểm này, có một số ghe tranh giành trục vớt, nên bạn tôi đã báo cho Đồn biên phòng Côn Đảo. Đại diện đồn này nói đã cho tàu ra canh giữ. Tuy nhiên, khi đi ngang qua tọa độ có tàu đắm thì vẫn thấy ghe cá Quảng Ngãi đang khai thác”. Sau khi nhận được một số cổ vật mà người bạn khai thác được, ông K. đã báo cho Bảo tàng Tổng hợp BR-VT.
Video đang HOT
Cổ vật được Công an TX.La Gi thu giữ và bàn giao cho Sở VH-TT-DL Bình Thuận quản lý – Ảnh: Quế Hà
Khi xem hình ảnh về số cổ vật mà Công an TX.La Gi (Bình Thuận) phát hiện vào đầu tháng 10.2012 (Báo Thanh Niên đã thông tin), ông K. khẳng định: “Nó hoàn toàn giống với số cổ vật trên con tàu mà bạn tôi phát hiện ở Côn Đảo. Không loại trừ khả năng người ta tự ý khai thác ở tàu cổ này rồi đem đi bán”.
Trước đó, báo cáo của Sở VH-TT-DL tỉnh BR-VT cho hay, vào tháng 3.2012, nhóm ngư dân đánh bắt trên biển đã phát hiện xác tàu cổ chìm cách Côn Đảo khoảng 40 hải lý. Sau đó, một số tàu đánh cá cho người ra lặn lấy được nhiều cổ vật là bình, đĩa, chén, lọ, kim loại đồng, tiền đồng dính thành cục… Nhiều chủ tàu còn bán cả tọa độ tàu đắm và tranh giành khai quật. Cơ quan chức năng điều tra ban đầu cho biết, có tàu của ngư dân đã lấy được 2 – 3 tấn đồng từ con tàu đắm này.
Trước sự việc này, tháng 8.2012, Bảo tàng Tổng hợp tỉnh và Sở VH-TT-DL đã có nhiều văn bản kiến nghị UBND tỉnh BR-VT cho phép khai quật tàu cổ này. “Bộ đội biên phòng tỉnh đã cử cán bộ chiến sĩ giữ vị trí tàu đắm, không cho người dân khai quật trái phép. Tuy nhiên, do thời tiết diễn biến phức tạp, tàu làm nhiệm vụ không thể canh trực 24/24 giờ ở đó được nên khó tránh khỏi việc người dân lén lút trục vớt. Vì vậy, việc cấp phép khai quật tàu đắm là rất khẩn cấp”, ông Thân lo lắng.
Vào ngày 3.10, Sở VH-TT-DL cũng có tờ trình UBND tỉnh BR-VT đề nghị cấp phép khai quật khảo cổ khẩn cấp con tàu này vì hiện nay có nhiều nhóm người đi tàu ra khu vực tàu đắm để trục vớt trái phép. UBND tỉnh cũng đã phê duyệt kế hoạch khảo sát nhưng hiện tại các sở, ban ngành còn đang thẩm định kinh phí.
Phải giữ bí mật Tọa độ con tàu đắm
Trong khi đó, trao đổi với PV Thanh Niên về nguồn gốc số cổ vật mà Công an TX.La Gi bắt giữ hôm đầu tháng 10.2012, đại tá Trần Minh Bảy, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh Bình Thuận, cho biết: “Qua điều tra, lấy lời khai của chủ tàu cá BTh – 86154 TS, các trinh sát của bộ đội biên phòng đã xác định được tọa độ nơi con tàu gỗ chìm đắm có chứa cổ vật nằm ở một tỉnh phía nam, chứ không thuộc vùng biển BR-VT.
Theo quy định, khi trục vớt cổ vật, tọa độ con tàu đắm phải được giữ bí mật”. Ông Nguyễn Xuân Lý, Giám đốc Bảo tàng Bình Thuận thì cho biết: “Việc thẩm định niên đại số cổ vật thu giữ tại La Gi phải chờ Hội đồng giám định của Bộ VH-TT-DL mới có thể khẳng định được”.
Trước đó, vào ngày 1.10, Công an TX.La Gi bắt giữ chiếc ô tô tải biển số 72M-4466 vận chuyển 63 cổ vật không rõ nguồn gốc. Qua đấu tranh với lái xe, cơ quan chức năng biết được chủ số cổ vật trên chính là chủ tàu cá BTh- 86154TS. Sau đó, qua vận động, người nhà của chủ tàu cá này đã tự nguyện đem nộp cho công an thêm 236 cổ vật nữa.
Theo TNO
Cứu hộ thành công một tàu cá gặp nạn trên biển
Ngày 17.10, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Phú Yên cho biết tàu cá mang số hiệu PY-90909TS do ông Hồ Văn Hoàng (50 tuổi, ở P.6, TP.Tuy Hòa, Phú Yên) làm thuyền trưởng đang được hai tàu cá khác cũng của ngư dân Tuy Hòa lai dắt vào bờ.
Được biết, tàu PY-90909TS bị chết máy, trôi tự do trong điều kiện sóng lớn vào sáng hôm qua 16.10.
Khi gặp nạn, trên tàu PY-9090TS có 10 thuyền viên, đang hành nghề câu cá ngừ đại dương ở ngư trường Trường Sa.
Sau khi điện cầu cứu, Bộ đội Biên phòng tỉnh Phú Yên đã liên lạc hai tàu cá mang số hiệu PY-92502TS và PY-92602TS đến cứu hộ, lai dắt tàu của ông Hoàng vào bờ.
Theo TNO
Bí ẩn khu mộ cổ mai táng Quan Mường Mất gần 6 tiếng đồng hồ trong cuộc hành trình, chúng tôi đã đến được địa phận Vĩnh Đồng, nơi có khu mộ Đống Thếch nổi tiếng về bề dày lịch sử và sự huyền bí bởi những truyền thuyết cổ xưa... Bí ẩn "rừng mộ cổ"... Những ngôi mộ ẩn hiện trong một khu rừng mịt mùng, dường như đã từ lâu...