Nghi thức tâm linh: Lễ hội bắt cá cuồng nhiệt chưa từng thấy tại một ngôi làng ở Tây Phi
Ngôi làng nhỏ Bamba nằm ở quận Dogon khô cằn của Mali, dưới chân dốc đứng cao 500 m. Khi mùa khô lên đến đỉnh điểm, mọi thứ ở đây đều khô cằn, nứt nẻ, chỉ còn lại một cái ao thiêng liêng đầy cá trê.
Hằng năm, người dân tổ chức nghi thức bắt cá cổ xưa Antogo tại chính cái hồ này. Không ai được phép câu cá trong hồ ngoại trừ ngày lễ bắt cá Antogo, hàng trăm người đàn ông nhảy xuống hồ bắt cá bằng tay không. Nghi thức diễn ra trong khoảng 15 phút kịch tính, hồ hởi, náo nhiệt.
Trước kia, làng Bamba được bao phủ trong những khu rừng xanh tốt và hồ nước, người dân coi nước trong hồ là biểu tượng linh thiêng, ao hồ đã cung cấp hàng tấn cá nuôi sống dân làng. Tuy nhiên thời gian trôi qua, khí hậu biến đổi, khu vực này tự biến mình từ vùng đồi núi xanh thành khu vực khô cằn, xơ xác. Chỉ còn cái hồ nhỏ vẫn là di tích cuối cùng của một vùng đất đã từng rất màu mỡ.
Vào ngày Antogo, hàng trăm người Dogon từ mọi miền đất nước đến hồ Bamba – hồ có kích thước của một bể bơi Olympic. Họ vây quanh hồ – trẻ em, thanh niên và đàn ông lớn tuổi – được trang bị những chiếc đó bắt cá hình nón và các vật dụng làm bằng tay khác để bắt cá. Phụ nữ không được phép tham gia vào nghi lễ vì người ta quan niệm phụ nữ nuôi kinh không sạch sẽ. Những người khác chuẩn bị cho lễ kỷ niệm, họ tết tóc và giã hạt kê phục vụ cho bữa tiệc chiêu đãi.
Tất cả 400 người đàn ông ngực trần nhảy như điên xuống hồ bắt bất cứ thứ gì có thể. Khoảng 15 phút sau, sẽ có một tiếng súng kết thúc nghi lễ. Tất cả cá bắt được sẽ cho vào một chiếc túi da và trao cho người đàn ông lớn tuổi nhất trong làng Bamba, người sẽ chia số cá đó công bằng cho tất cả các làng.
Video đang HOT
Yến Phạm
Theo dulich.petrotimes.vn
Dòng sông thánh Yamuna của Ấn Độ: "Dòng sông chết tràn ngập sự sống"
Dòng sông Yamuna linh thiêng của Delhi điểm yêu thích của nhiều du khách trong mùa đông. Bầu không khí dọc bờ sông thanh bình và có một chút tâm linh, khách du lịch di chuyển trên bờ tấp nập.
Tuy nhiên, dòng sông thánh này đang bị ô nhiễm từng phút, đó là thực tế đáng buồn và là mối lo ngại cho tất cả mọi người.Cuối tuần, những người yêu chim, khách du lịch và nhiếp ảnh gia tụ tập ở đây vào bình minh để chiêm ngưỡng đàn chim hàng vạn con trên sông Yamuna. Dòng sông là nơi thiêng liêng, vì rất nhiều nghi lễ đạo Hindu diễn ra tại đây vào dịp lành. Do đó, bờ sông Yamuna rất giàu văn hóa và đặc thù riêng biệt.
Trong thần thoại Ấn Độ giáo, tắm trong vùng nước thánh của sông Yamuna có thể rửa sạch tội lỗi. Một người sùng đạo ngâm mình trong nước bất chấp thực tế dòng sông đang bị ô nhiễm nặng nề.
Vào dịp tốt lành của Makar Sankranti (năm mới của người theo đạo Hindu), phụ nữ thực hiện các nghi thức lễ hội sau khi ngâm mình dưới sông tại Delhi.
Nghi lễ không thể thiếu khác trong đạo Hindu là "Mundan" (cạo đầu). Đó là nghi thức quan trọng thường diễn ra trên bờ sông thánh.
Sông Yamuna, một trong những con sông linh thiêng nhất của Ấn Độ, gần đây cũng nổi tiếng là một trong những nơi ô nhiễm nhất Ấn Độ. Nhưng điều này không ảnh hưởng đến việc di cư hằng năm của những con mòng biển từ Siberia.
Tuy nhiên, một số người có thể cảm nhận được mối nguy hiểm nghiêm trọng mà dòng sông đang phải đối mặt. Ví dụ, ông Sikandar baba đang chèo bè thủ công được làm từ rác thải. Ông không chỉ làm sạch dòng sông bằng cách thu gom rác thải mà còn kiếm sống bằng cách bán những thứ từ đống rác này.
Yến Phạm
Theo dulich.petrotimes.vn
Sự thật cực sốc trong hòn đảo thiêng không bóng phụ nữ Đền Okitsu nằm trên hòn đảo thiêng Okinoshima nổi tiếng Nhật Bản khi hòn đảo cấm hoàn toàn phụ nữ. Chỉ có nam giới mới có thể đặt chân đến hòn đảo này. Khi lên đảo, nam giới cởi bỏ quần áo và thực hiện nghi thức gột rửa. Năm 2017, hòn đảo thiêng Okinoshima của Nhật Bản được UNESCO công nhận là...