‘Nghi thức bắt nạt’ gây ám ảnh ở trường học Thái Lan
Tháng 7/2018, một sinh viên nhập viện trong tình trạng vỡ lá lách do bị đánh tập thể, sự việc bắt nguồn từ “ nghi thức bắt nạt” trong trường học.
Tại Thái Lan, “nghi thức” bắt nạt tân sinh viên có từ đầu thế kỷ XX. Theo đó, các cựu sinh viên dùng chiêu “ ma cũ bắt nạt ma mới”, hành vi thô bạo để “chào đón” những người chân ướt chân ráo mới vào trường. Từ sỉ nhục đến chơi khăm, mục đích cuối cùng là khiến nạn nhân bị tra tấn tinh thần đến mức tuyệt vọng.
Thậm chí, sinh viên sẽ chịu nhục hình dã man hơn nếu có thái độ chống đối, không khuất phục. Những năm gần đây, nhiều nghiên cứu cho thấy, các “ma mới” bị tổn thương nghiêm trọng từ những kẻ tàn bạo xem việc chà đạp người khác là thú vui.
Video đang HOT
Tháng 7/2018, một sinh viên tại ĐH Công nghệ Rajamangala Krungthep (Thái Lan) nhập viện trong tình trạng vỡ lá lách do bị đánh tập thể. Cậu sinh viên xấu số được chỉ định phẫu thuật cắt bỏ bộ phận này vì bị tổn thương nặng nề.
Những trường hợp như vậy hầu như không hiếm ở các trường dạy nghề, cao đẳng và đại học Thái Lan. Trên thực tế, chúng khá phổ biến. “Ngày đầu tiên nhập học, chúng tôi (sinh viên năm nhất) được yêu cầu xếp thành hình cây cầu, sau đó bị hất nước vào người và hứng chịu những cú đấm rất mạnh. Có lần, một giáo sư đã đến và ngăn bọn bắt nạt. Sau đó, chúng lại đưa bọn tôi đến nơi không có camera an ninh và tiếp tục hành vi bạo hành”, Kollawach Doklumjiak, sinh viên ngành Khoa học Chính trị tại ĐH Ramkhamhaeng nói. Ảnh: Thriving Global.
Kollawach, 26 tuổi, nhớ lại quá khứ từng bị đổ sáp nóng vào bộ phận sinh dục khi còn là sinh viên năm nhất: “Chúng tôi rất bất bình trước hệ thống giáo dục thờ ơ với bạo lực học đường thế này. Tuy nhiên, những nạn nhân như tôi luôn bị bọn xấu gây áp lực và không thể làm gì cho tới khi nhận bằng tốt nghiệp”. Kollawach cũng nhấn mạnh cảnh sát nơi đây không hề giúp những nạn nhân chống lại việc bị bạo hành. Ảnh: GTBlog.
Tai nạn giao thông, bạo lực đường phố và nạn bạo hành còn phổ biến ở Thái Lan phần lớn là do việc thực thi pháp luật còn lỏng lẻo. Tài xế thường xuyên vi phạm luật ngay trong tầm nhìn của cảnh sát giao thông. Đâm xe rồi bỏ trốn là hiện tượng quá quen thuộc ở xứ sở chùa Vàng. Ảnh: Bangkok Post.
Theo nhiều chuyên gia, nạn bạo lực, bạo hành không chỉ đổ lỗi cho cảnh sát. Môi trường giáo dục là cái nôi quan trọng để học sinh rèn luyện nhân cách. Dập tắt hành vi bạo lực là trách nhiệm của nhà trường, của xã hội và cả chính bản thân học sinh. Ảnh: Moores.
Theo Zing
Chính phủ Úc khuyên Ấn Độ cấm hàng Huawei khỏi 5G
Nhiều tờ báo Úc hôm nay 10.9 đưa tin các quan chức chính phủ Úc đang khuyên Ấn Độ cấm nhà sản xuất thiết bị viễn thông Trung Quốc Huawei Technologies khỏi mạng di động 5G.
Ảnh: Reuters
The Australian Financial Review và The Australian cho biết giới chức từ cơ quan chống gián điệp mạng Tổng cục Tín hiệu Úc (ASD) vừa được hỏi về lệnh cấm sử dụng thiết bị hiệu Huawei trong mạng lưới 5G khi đến thăm New Delhi, thủ đô Ấn Độ, hồi tuần trước.
"Giới chức Ấn Độ rất muốn hiểu về cách chính phủ của cựu Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull đưa ra quyết định cấm Huawei và nhiều cuộc thảo luận được tổ chức xoay quanh vấn đề này", một quan chức Úc chia sẻ.
Phái đoàn đến Ấn Độ tuần trước do đại sứ Úc về các vấn đề không gian mạng Tobias Feakin dẫn đầu đã giải thích chi tiết lý do vì sao các nhà cung ứng đặt ra nguy cơ cao bị cấm khỏi mạng 5G của Úc.
Trước đây, Ấn Độ cũng từng hỏi ý kiến Mỹ về lệnh cấm Huawei. Riêng Úc thì từ năm 2018 trở thành nước đầu tiên chặn thiết bị viễn thông Huawei khỏi mạng di động thế hệ mới 5G vì lý do an ninh quốc gia.
Theo chân Úc là Nhật Bản, New Zealand và Mỹ. Mỹ liên tiếp gây sức ép bỏ dùng hàng Huawei lên nhiều đồng minh như Đức, Anh. Một số nước châu Âu như Đan Mạch, Thụy Điển và Hà Lan thì tính đến giữa năm nay vẫn còn cân nhắc lệnh cấm hàng 5G Huawei. Ngược lại, các quốc gia như Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia và Philippines đã sử dụng công nghệ của Huawei vào mạng 5G với mức độ thấp.
Theo thanhnien
Băng đảng sinh viên đâm chém, nổ súng, bạo lực giữa đường phố Thái Lan Bạo lực là vấn nạn phổ biến ở các trường dạy nghề Thái Lan. Tại đây, các băng đảng sinh viên tự trang bị súng, dao, rựa, thậm chí lựu đạn tự chế để tấn công nhau giữa ban ngày. Zing.vn trích dịch bài viết trên South China Morning Post nói về nạn bạo lực học đường tại xứ chùa Vàng xuất phát...