Nghỉ thai sản gần 4 năm, sức ép đủ bề vợ tôi vẫn không chịu đi làm lại
Vợ chồng tôi kết hôn đã 6 năm. Do gặp khó khăn sinh nở nên hai năm sau ngày cưới chúng tôi mới có con. Vợ chồng tôi xác định con cái là tất cả nên khi có bầu là vợ tôi xin nghỉ việc ở nhà giữ gìn thai nhi.
Khi con chào đời, vợ chồng tôi vô cùng hạnh phúc. Công việc của tôi làm nhân viên lái xe du lịch, thu nhập chỉ mười mấy triệu một tháng nhưng tôi sẵn sàng làm tất cả cho vợ con.
Chúng tôi thuê một phòng trọ nhỏ ở Hà Đông, Hà Nội. Mỗi tháng, tôi giữ lại phần nhỏ thu nhập để chi tiêu, còn lại tôi đưa hết cho vợ quản lý.
Những ngày con còn nhỏ này, chúng tôi chấp nhận chi tiêu chắt bóp, thậm chí đến tháng đóng tiền thuê nhà còn phải đi vay mượn bạn bè.
Tôi nghĩ khi con được 2 tuổi sẽ gửi đi lớp để vợ tôi đi làm trở lại. Như thế, gánh nặng kinh tế cũng được san sẻ.
Tuy nhiên, khi con tôi lên 2, mọi người xung quanh khuyên gửi con đi học rồi đi làm nhưng vợ tôi không đồng ý vì muốn con cứng cáp hơn. Cô ấy muốn thế, không lẽ tôi lại giục cô ấy đi làm.
Trong thâm tâm tôi cũng mong vợ đi làm, bây giờ không chỉ riêng chuyện san sẻ kinh tế mà tôi muốn cô ấy có công việc để đỡ bí bách, không còn thời gian suốt ngày nhắn tin hỏi khi nào anh về, anh đang ở đâu… Cô ấy ở nhà lướt điện thoại suốt ngày rồi lại nghĩ ra đủ thứ chuyện không đâu vào đâu.
Trước sức ép bàn tán của mọi người, vợ tôi quyết định cho con đi học ở trường tư với mức phí 2,5 triệu đồng/tháng.
Thế nhưng, con đi học chưa được nổi 1 tháng thì cô ấy lại cho con nghỉ vì lý do con đi học hay ốm đau, cô ấy đi làm cũng không yên tâm. Và vợ tôi tiếp tục ở nhà trông con. Việc nhà cũng chẳng có gì nhiều bởi căn phòng trọ vỏn vẹn có 20 mét vuông.
Video đang HOT
Từ Tết tới giờ, công việc của tôi lúc có lúc không do ảnh hưởng dịch bệnh. Chúng tôi bàn bạc lại chuyện gửi con đi học để đi làm, nhưng vợ tôi bảo sau dịch dã làm gì có nơi nào tuyển người mà làm. Cô ấy luôn trong trạng thái có nhiều tiêu nhiều, có ít tiêu ít.
Nhiều lần, tôi định bảo vợ đi làm việc gì cũng được cho thoải mái đầu óc lại thêm đồng ra đồng vào, nhưng ngại vợ tôi lu loa rằng tôi không nuôi được vợ con.
Tôi vẫn biết trách nhiệm của người đàn ông với gia đình nhỏ của mình. Tuy nhiên, có lúc nhìn những người phụ nữ khác họ đi làm, lăn lộn ngoài cuộc sống mà tinh thần vui phơi phới, tôi ước gì vợ mình cũng nhanh nhẹn, mạnh mẽ như thế.
Từ khi các trường mở cửa trở lại sau dịch bệnh, vợ tôi vẫn muốn ôm con ở nhà mà không muốn cho đi học. Tôi bảo vợ cho đi lớp để con dạn dĩ, làm quen bạn bè, trường lớp. Cô ấy đồng ý cần phải cho con giao lưu với bạn bè nhưng rồi lại bảo đang tháng nắng nóng, cho con đi thì nhiều nguy cơ ốm đau nên đợi thêm một thời gian.
Tôi đề xuất gửi con về quê ngoại để vợ đi làm lại tháng này thì mẹ vợ an ủi vợ tôi rằng: “Không phải vội đi làm, nghỉ 3-4 năm nay giờ đi làm lại tìm việc cũng khó, công việc làm cả đời chứ có phải làm vài tháng rồi nghỉ đâu”. Vợ tôi đã về quê làm hồ sơ sơ yếu lý lịch nhưng vẫn không chịu đi tìm việc.
Trước khi cưới nhau, cô ấy là người chăm chỉ và đang làm kế toán cho một công ty nhập khẩu trái cây thu nhập cũng được 9,10 triệu/tháng. Vậy mà giờ đây cô ấy lại ngại việc, không muốn đi làm.
Tôi phải làm sao để giúp cô ấy vượt qua các vướng mắc bây giờ?
Tát vợ giữa bữa cơm, người chồng day dứt khi thấy phản ứng của hai con
Thấy bố tát mẹ, con bé con òa khóc còn thằng lớn thì đập tan bát ăn cơm rồi lao lên phòng sập cửa. Bữa cơm bỏ dở giữa chừng.
Vợ chồng tôi cưới nhau 15 năm, chúng tôi có hai con. Con trai lớn 14 tuổi, con gái 5 tuổi. Tôi làm kỹ sư cơ khí còn vợ tôi là kế toán cho một Công ty công ích của thành phố. Cuộc sống của chúng tôi trôi qua trong bình yên dù kinh tế cũng không khấm khá là bao. Rất may, nhà ngoại có đất nên chia cho vợ chồng tôi đủ để xây nhà. Tôi biết ơn ông bà ngoại về điều ấy.
Chuyện sẽ chẳng có gì nếu như gần đây vợ tôi không bắt đầu có biểu hiện "khinh chồng". Cô ấy không nói thẳng ra nhưng tỏ thái độ ra mặt kèm theo những tiếng bấc tiếng chì "chồng nhà người ta thế này, chồng nhà người ta thế kia...".
Biết phận mình, tôi cố gắng bù đắp cho các con. Hết giờ làm tôi vội vã đi đón con. Về nhà lại lao vào cơm nước, cho con bé tắm rửa, đưa con lớn đi học thêm để vợ có thời gian sau giờ làm đi tập yoga, khiêu vũ... Cô ấy về thì mâm cơm đã được dọn sẵn. Cứ ngỡ, mình thật tâm với vợ con sẽ nhận được những điều như thế.
Ba tháng nay, Công ty tôi giảm việc, lương anh em bị cắt giảm. Tôi cũng không nằm ngoài số ấy. Vậy là vợ tôi ngày càng xưng xỉa hơn. Tối qua, đang bữa ăn, con trai ngỏ ý muốn xin đi mừng sinh nhật bạn cách xa trung tâm thành phố. Cháu bảo "nhà bạn ấy giàu lắm, mời cả lớp về trang trại riêng ở Ba Vì ăn chơi, tham quan"...
Ngay lập tức vợ tôi hỏi dồn dập: "Bố bạn ấy làm gì mà giỏi thế? Sao bố con chả được bằng 1/10 nhà người ta thế nhỉ! Đấy nhé, Thảo (con gái út) sau này có chọn chồng thì nhớ chọn người biết kiếm tiền...".
Máu trong người tôi sôi lên, không kiềm chế được tôi thẳng tay tát vợ trước sự ngỡ ngàng của cô ấy. Con bé con òa khóc, còn thằng lớn thì đập tan bát ăn cơm rồi lao lên phòng sập cửa. Bữa cơm bỏ dở giữa chừng.
Tôi phải làm sao bây giờ? Liệu tôi có phải ông bố tồi, thằng đàn ông vô tích sự, cục súc hay không?
Nguyễn Trung Dũng (Đông Anh, Hà Nội)
Ảnh minh họa
Anh Dũng thân mến!
Chúng tôi rất thông cảm với những ức chế của anh. Trai ham tài, gái ham sắc. Trước nay, người Việt chúng ta đánh giá đàn ông thông qua các công việc mà họ làm được. Người đàn ông có giá trị cao thường là những người tài giỏi. Vì thế, việc anh cảm thấy ức chế là điều có thể hiểu được.
Tuy nhiên, tôi lấy làm tiếc là anh đã không tâm sự với vợ tất cả những suy nghĩ của mình. Vợ chồng là những người bạn cùng song hành với nhau trong suốt cuộc đời. Là người sống gần mình, gắn bó với mình, cùng chung một mái nhà, một thời gian biểu hàng ngày, một bữa cơm và giấc ngủ, anh cần giải thích để chị nhà hiểu rõ từng vấn đề mà anh gặp phải.
Hai vợ chồng anh đã không có tiếng nói chung. Chị nhà thì nghĩ chồng mình lười biếng, ỉ lại nên nghĩ cách đánh động để anh chăm chút công việc hơn. Anh thì nghĩ bù đắp cho vợ bằng các công việc gia đình. Không hiểu nhau là nguyên nhân của sự việc đáng tiếc vừa qua.
Trước hết, sự việc xảy ra khiến con anh cảm thấy bố là hung thần độc ác, đánh vợ trong bữa cơm. Là người gần gũi và là chỗ dựa tinh thần lớn cho các cháu, anh đã hành xử hung bạo dù chỉ là bột phát khiến cho các cháu quá hoảng sợ và hoang mang. Vợ anh càng có lý do nghĩ anh là tồi tệ khi đã không kiếm được nhiều tiền còn đánh vợ. Rõ ràng, hành động bột phát của anh đã làm anh mất đi khá nhiều thiện cảm của vợ con.
Giờ là lúc anh cần phải dũng cảm nhận lỗi. Anh cần chia sẻ thật sự cảm giác ức chế và bất lực của mình khi vợ có những đánh giá không hay. Việc xin lỗi nên tiến hành công khai trước mặt cả 2 con. Anh cũng nên tìm kiếm công việc làm thêm nào đó để chị nhà hiểu được sự nỗ lực cố gắng của anh trong mọi việc.
Anh cũng cần góp ý với vợ về những lời nói chưa thật sự thiện chí vừa qua. Những lời chỉ trích sẽ chỉ đem lại các mâu thuẫn và ức chế chứ không giải quyết được điều gì. Nếu hai vợ chồng anh không thể có tiếng nói chung trong việc này, hai anh chị nên đến gặp chuyên gia tư vấn để họ giúp tháo gỡ các khúc mắc.
Chúc anh nhanh chóng giải quyết được vấn đề của mình và chúc gia đình hạnh phúc!
Chuyên gia Tâm lý - Giáo dục TS. Vũ Thu Hương
Tôi mất tất cả chỉ vì tát vợ 1 cái Vợ tôi là một người phụ nữ mạnh mẽ và nhà cô ấy thì giàu nứt đố đổ vách với một công ty chuyên sản xuất thiết bị xây dựng. Vợ tôi lại là con gái độc nhất nên được bố mẹ cưng chiều từ nhỏ. Tuy điều kiện gia đình tốt như vậy nhưng cô ấy không hề ỷ lại. Trong những...