Nghỉ Tết, Quốc Khánh năm 2022: Chuyên gia, doanh nghiệp đồng loạt lên tiếng
Xung quanh dự thảo đề xuất lịch nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần và Quốc khánh 2022 của Bộ LĐ-TB&XH, các chuyên gia và doanh nghiệp khu vực phía Nam đã có những đánh giá riêng.
Trả lời Phóng viên báo Dân trí , TS Bùi Sỹ Lợi, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội, cho rằng: Đề xuất về số lịch nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần của Bộ LĐ-TB&XH là hài hòa và đã tính tới các phương án lợi ích, tác động các bên.
Ông Lợi phân tích, doanh nghiệp Việt Nam đang bước vào chu kỳ phục hồi, lao động ở phía Nam mới nghỉ cách ly dài ngày, nếu cho nghỉ dài thêm nữa, ý nghĩa kích cầu sẽ không còn và người lao động cũng không muốn.
Đề xuất lịch nghỉ dịp Tết Nguyên đán và Quốc Khánh năm 2022 gồm 7 ngày nghỉ chính thức theo Luật và 6 ngày nghỉ cuối tuần (Ảnh: Khương Hiền).
Số ngày nghỉ chưa nhiều như Nhật Bản, Hàn Quốc?
Thực tế, các nước khác như Nhật hoặc Hàn Quốc, tổng ngày nghỉ lễ trung bình là 15-16 ngày. Con số này nhiều hơn Việt Nam. Tuy nhiên, thời gian nghỉ lễ của các nước nói trên được phân bổ đều, trải dài theo giai đoạn, mùa và chu kỳ sản xuất. Chính vì thế không ảnh hưởng đến khu vực sản xuất.
“Việc quy định nghỉ như nào để họ ổn định công việc và phát triển sản xuất, cho nên cần thiết tiết kiệm thời gian làm việc. Dự thảo phương án nghỉ 5 ngày chính thức và 4 ngày cuối tuần vừa phù hợp với Luật định, đảm bảo ổn định xã hội và thực tiễn đề ra. Không nên kéo dài thêm ra và cũng không rút ngắn đi”, ông Lợi nói.
TS Bùi Sỹ Lợi, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội.
Về quy định của pháp luật lao động, ông Lợi phân tích: “Đây là thời gian hoàn toàn phù hợp với luật định, nếu làm được vấn đề này thì không sợ bị vướng mắc các doanh nghiệp về kế hoạch sản xuất và tâm lý người dân”.
Video đang HOT
Ông Lợi nhấn mạnh: “Ở góc độ nghỉ lễ tết đều đặn, điều này có thể giúp tăng việc làm cho những người mất việc. Giảm áp lực công việc đối với những đối tượng làm việc nhiều, không có thời gian nghỉ ngơi. Rõ ràng tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội là có, nhưng đều là tích cực”
Đánh giá ở khía cạnh khác, GS Hoàng Văn Cường, Đại biểu Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội đánh giá: Dự thảo đề xuất nghỉ lễ với 7 ngày nghỉ chính thức và 6 ngày cuối tuần là hợp lý.
GS Hoàng Văn Cường, Đại biểu Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội.
Đánh giá về Luật định, GS Cường cho rằng: “Những vấn đề thuộc về nguyên tắc, nghỉ lễ theo quy định mà làm, các năm như nào cứ thế áp dụng cho năm 2022. Nếu đột biến lại phải trình Quốc hội, Chính phủ và lại phải có văn bản chỉ đạo nên theo tôi không nên đặt vấn đề tăng lên hoặc giảm đi”.
Đối với tác động lan tỏa và hệ quả của việc nghỉ lễ, GS Cường cho rằng, nếu công bố trước để doanh nghiệp chủ động phương án thì các bên sẽ chủ động lên kế hoạch.
“Mặt tích cực của nghỉ lễ tết còn là tạo ra tăng trưởng như đi lại, mua sắm, du lịch…”, TS Cường nhấn mạnh.
Trả lời phóng viên báo Dân trí , ông Nguyễn Văn Bé, Chủ tịch Hiệp hội các doanh nghiệp Khu Công nghiệp TPHCM cho rằng: “Cả năm nghỉ mấy ngày cũng đâu có gì đâu mà nhiều! Nghỉ hợp lý thôi, doanh nghiệp không phàn nàn. Với chúng tôi, cho công nhân nghỉ 10 ngày hay 12 ngày không phải là chuyện quá lớn”.
Tuy nhiên, ông Bé lưu ý thời gian nghỉ là cần linh hoạt theo nhóm doanh nghiệp, theo tính chất công việc. “Đối với những doanh nghiệp không thể vắng công nhân do dây truyền, do sản phẩm không ngừng ra lò được, cơ quan Nhà nước nên cho phép doanh nghiệp được chủ động cho công nhân nghỉ lễ đúng tổng thời gian quy định”, ông Bé nói.
Doanh nghiệp không ngại nghỉ nhiều!
Trao đổi nhanh với PV Dân trí , ông Phạm Xuân Hồng, Chủ tịch Hội dệt may thêu đan TPHCM cũng cho rằng: “Tính chất công việc của mỗi doanh nghiệp khác nhau, không thể áp dụng kiểu nghỉ đại trà 100% được. Bởi ví dụ như: Doanh nghiệp sản xuất hóa chất, nhựa mà nghỉ 100% thì hậu quả chưa biết sao”.
Ông Phạm Xuân Hồng, Chủ tịch Hội dệt may thêu đan TPHCM.
Ông Hồng nói: “Nghỉ lễ, tết, nên như bình thường các năm khác, không có vấn đề gì cả. Nếu tự nhiên cắt đi cũng không nên và cũng không cần tăng thêm làm gì. Hơn nữa là cần linh hoạt việc nghỉ lễ tết cho công nhân cùng với nghỉ phép năm tùy theo tình hình của doanh nghiệp, tính chất công việc.
Thời gian qua có ý kiến cho rằng sau nghỉ lễ tết dài ngày, doanh nghiệp tại Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Biên Hòa hay cả ở TPHCM sẽ phải lo đối phó với chuyện thiếu hụt lao động.
Về thực trạng này, một số chuyên gia cho rằng, câu chuyện bỏ việc sau lễ, tết chỉ chủ yếu diễn ra ở một bộ phận lao động phổ thông và mới làm việc hoặc nơi nào chính sách đãi ngộ kém hấp dẫn.
“Đối với lao động chuyên nghiệp, điều này không xảy ra, bởi trên vai họ là cuộc sống, là gia đình, bỏ việc là không có lương, làm đúng, đủ thời gian sẽ được thưởng…”, một chuyên gia cho biết.
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội vừa lấy ý kiến các bộ ngành, hiệp hội, doanh nghiệp về chuyên gia về đề xuất phương án nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần và các ngày lễ trong năm 2022.
Cụ thể Tết Nhâm Dần, người lao động dự kiến được nghỉ 9 ngày, gồm 5 ngày nghỉ theo Luật Lao động và 4 ngày nghỉ cuối tuần. Tổng số ngày nghỉ, theo dự kiến, nhiều hơn 2 ngày so với số ngày nghỉ dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021.
Kỳ nghỉ dịp Quốc Khánh được đề xuất lựa chọn phương án nghỉ kéo dài 4 ngày, gồm 2 ngày nghỉ theo Luật Lao động và 2 ngày nghỉ cuối tuần. Cơ quan đề xuất nêu quan điểm, số ngày nghỉ được gom lại trong 1 tuần, tránh nối dài sang ngày làm việc đầu tuần sau đó.
Tổng số ngày nghỉ trong dịp Tết Nguyên đán và Quốc khánh kéo dài 13 ngày, trong đó 7 ngày nghỉ chính thức theo Luật Lao động và 6 ngày nghỉ cuối tuần.
Đề xuất phương án nghỉ 9 ngày Tết nguyên đán 2022
Bộ Lao động, thương binh và xã hội đề xuất nghỉ Tết âm lịch Nhâm Dần 9 ngày, lý giải 9 ngày nghỉ này bao gồm 5 ngày nghỉ Tết theo Luật Lao động 2019 và 4 ngày nghỉ theo lịch hàng tuần.
Lịch nghỉ Tết nguyên đán Nhâm Dần (2022) dự kiến sẽ dài hơn 2 ngày so với dịp Tết Tân Sửu (2021) - Ảnh: HÀ QUÂN
Đề xuất của Bộ Lao động, thương binh và xã hội hướng tới cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp.
Cụ thể trong dự thảo, người lao động là công chức, viên chức có thể nghỉ liền 9 ngày liên tục, từ thứ Bảy (ngày 29-1-2022) đến hết ngày Chủ nhật (ngày 6-2-2022), tức là từ 27 Tháng Chạp năm Tân Sửu tới hết ngày mùng 6 tháng Giêng năm Nhâm Dần.
Bộ Lao động, thương binh và xã hội lý giải 9 ngày nghỉ này bao gồm 5 ngày nghỉ Tết theo Luật Lao động 2019 và 4 ngày nghỉ theo lịch hàng tuần.
Phương án nghỉ Tết Nhâm Dần 2022 kéo dài 9 ngày đối với công chức, viên chức - Ảnh chụp màn hình: HÀ QUÂN
Dự thảo của Bộ Lao động, thương binh và xã hội nêu rõ: người lao động không phải là công chức hoặc viên chức sẽ được người sử dụng lao động bố trí lịch nghỉ Tết âm lịch theo điều kiện thực tế và lịch nghỉ đối với công chức, viên chức.
Phương án đưa ra là lựa chọn 1 ngày nghỉ trước Tết và 4 ngày nghỉ sau Tết hoặc nghỉ 2 ngày trước Tết và 3 ngày nghỉ sau Tết (đầu năm âm lịch).
Bộ này cũng lưu ý, người sử dụng lao động phải thông báo phương án nghỉ Tết âm lịch tới người lao động trước 30 ngày.
Hiện đề xuất của Bộ Lao động, thương binh và xã hội đã được gửi tới 16 cơ quan để xin ý kiến trước khi trình Chính phủ xem xét, quyết định.
Đồng Nai thành lập tổ công tác đặc biệt tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp Theo thông tin từ UBND tỉnh Đồng Nai, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Cao Tiến Dũng đã ký quyết định thành lập tổ công tác đặc biệt để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19. Công ty Daikan Việt Nam, Khu công nghiệp Amata, tỉnh Đồng Nai từng bước khôi phục sản...