Nghỉ tết bắt đầu từ 29 âm lịch, làm sao để kịp về quê?
Trước thông tin lịch nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 kéo dài 7 ngày, nhưng ngày nghỉ bắt đầu từ 29 tết, nhiều người đi làm xa quê “ước gì nghỉ sớm hơn 1-2 ngày”.
Ngày nghỉ tết sát nút như vậy khiến nhiều người lo lắng vì không biết phải về quê bằng cách nào? Trong khi 28, 29 tết là những ngày cao điểm, vé xe, vé tàu trở nên khan hiếm hoặc nếu còn vé thì toàn giá “trên trời”.
Nhiều người đi làm xa quê ngổn ngang nỗi lo khi ngày nghỉ tết sát nút. Ảnh PHÚC KHA
Vì làm việc ở công ty nên chị Đặng Thị Hà (33 tuổi), quê Nghệ An, đang ngụ tại 64/6 Lê Thị Hoa, khu phố 3, P.Bình Chiểu, TP. Thủ Đức ( TP.HCM) có lịch nghỉ tết sớm, còn chồng làm giáo viên nên nghỉ theo lịch nhà nước. Quê ở xa, lo sát tết sẽ hết vé nên tranh thủ đặt vé tàu từ sớm, do vậy vợ chồng chị Hà thống nhất sẽ nghỉ tết theo lịch của vợ. Mặc dù biết lịch nghỉ tết của nhà nước sẽ trễ hơn nhưng chị Hà không ngờ là trễ đến vậy.
“Do đã đặt vé trước rồi nên chồng tôi buộc phải xin nghỉ tết trước vài ngày, nếu tìm được giáo viên dạy thay thì không sao còn không thì sẽ bị trừ điểm thi đua. Nhưng cũng đành chịu chứ quê ở Nghệ An mà 29 tết mới về thì vé đâu còn, nếu còn thì cũng chỉ có xe khách nhưng phải chịu cảnh nhồi nhét, chen chúc nhau. Từ TP.HCM về Nghệ An phải mất 30 tiếng đi xe khách mà nhồi nhét vậy ai chịu nỗi, chưa kể tôi còn có con nhỏ”, chị Hà chia sẻ.
Bên cạnh đó, do chị Hà quê ở Nghệ An còn chồng quê ở Quảng Bình, vì cả năm đi làm xa, tết là cơ hội để về thăm nhà nên đó cũng là lý do vợ chồng tranh thủ về sớm để về thăm cả nội lẫn ngoại.
Những ngày sát tết, vé tàu xe trở nên khan hiếm. Ảnh PHÚC KHA
Có người phải “bấm bụng” chi số tiền gần gấp 3 lần bình thường để mua được vé về quê ăn tết. “Ngày 28 Tết làm xong mình tranh thủ tối đó lên xe về quê luôn, nhưng xe giường nằm bình thường không còn chỗ, mình buộc phải đặt xe limousine (dạng xe phòng – PV) với giá cao hơn. Nhưng cũng chịu thôi vì 28, 29 tết, những ngày này mọi người về quê nhiều nên còn mua được vé là may rồi”, đó là chia sẻ của Lê Thị Ngọc yến, quê Bình Định, đang làm nhân viên marketing, thương mại điện tử trong F&B của công ty Kaya Spread International Việt Nam.
Mặc dù lường trước lịch nghỉ tết nên Nguyễn Thị Thùy Trang (21 tuổi), quê Quảng Nam, đang làm việc tại Công ty TNHH Nhựa JinnHung, khu phố Bình Phước A, P.Bình Chuẩn (tỉnh Bình Dương) đã đặt vé xe trước khi có lịch nghỉ Tết chính thức, nhưng Trang vẫn đứng ngồi không yên vì không mua được vé xe về quê.
Video đang HOT
“Công ty mình 28 tết mới được nghỉ, mình tranh thủ đặt vé xe từ gần một tuần trước nhưng không còn một ghế trống nào. Mọi năm đi học nên được về trước Tết tận một tuần đến 10 ngày, năm nay đi làm nghỉ tết muộn nên không mua được vé mình chưa biết phải làm sao”, Trang nói.
Nhiều người còn chấp nhận chạy xe máy gần 1.000 km để về quê vì giá vé xe sát Tết quá cao: “Mình chỉ mua vé xe cho ba mẹ còn mình và chồng sẽ về quê bằng xe máy, một phần vì mình say xe mà giá vé máy bay ngày 28 tết tận mấy triệu. Dù biết chạy xe đường dài sẽ rất mệt nhưng phải chấp nhận”, Võ Thị Thanh Phương (26 tuổi), trú tại 43 Tân Thới Nhất 1B, P.Tân Thới Nhất, Q.12 (TP.HCM) cho hay.
Tuy không gặp khó khăn trong việc đi lại để về quê ăn tết, nhưng anh Đinh Quốc Khánh quê Nam Định, đang làm kỹ thuật viên tại công ty Hưng Việt, quận Hà Đông (Hà Nội) sốt sắng vì ngày nghỉ sát nút như vậy thời gian đâu để kịp sắm sửa, chuẩn bị cho mấy ngày tết.
“Tôi thấy nghỉ tết 7 ngày là quá ngắn, nếu được nghỉ thêm 2 ngày, từ 27 tết thì tốt biết mấy. Nghỉ như vậy vừa đủ thời gian để sắm sửa đón tết và vừa đủ để vui Xuân”, anh Khánh nói.
Tranh biện: Bộ môn thể thao trí tuệ giúp HS chủ động học tập thay vì 'nhồi nhét'
Với sự xuất hiện của nhiều cuộc thi, giải đấu tranh biện uy tín, tranh biện đang dần thu hút được đông đảo sự chú ý từ phụ huynh và học sinh Việt Nam.
Ở Việt Nam, đại bộ phận những người chưa từng học và thi tranh biện thường vẫn còn nhiều ái ngại với bộ môn này với một số định kiến như: Tranh biện là "cãi lộn" để thắng? Tranh biện chỉ dành cho người hướng ngoại?...
Đội Tranh biện TNS A đến từ trường True North tranh tài tại Giải Vô địch Tranh biện Trung học toàn quốc 2022.
Tuy nhiên, trong vài năm gần đây, sự xuất hiện của các giải đấu tranh biện uy tín như Giải Vô địch Tranh biện Hà Nội mở rộng (VSDC), Ho Chi Minh Debate Open (HCM DO); hay các tổ chức tranh biện uy tín như Liên đoàn Tranh biện Việt Nam (VDA) đã giúp tranh biện ngày càng tạo được chỗ đứng trong cộng đồng học sinh Việt Nam.
Trong bài viết này, cô Phan Mỹ Linh - Hiệu trưởng THPT Trường True North, Co-Founder Liên Đoàn Tranh biện Việt Nam, sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về tranh biện, đồng thời "xóa bỏ" những định kiến về bộ môn thể thao trí tuệ này.
Cô Phan Mỹ Linh- Hiệu trưởng THPT Trường True North, Co-founder của Liên đoàn Tranh biện Việt Nam với workshop "Tranh biện - Điểm sáng trong hoạt động ngoại khóa".
Tranh biện là tranh cãi?
Tranh biện nhấn mạnh việc nâng cao kỹ năng tư duy phản biện của học sinh - 1 trong 4 kỹ năng vàng của thế kỷ 21. Đây là kỹ năng quan trọng giúp học sinh tăng cơ hội được lắng nghe và phát biểu, đồng thời tránh việc bị nhồi nhét kiến thức để chủ động trong học tập. Chính vì thế, việc rèn luyện tranh biện không chỉ nên diễn ra ở bên ngoài trường học mà nhà trường, giáo viên được khuyến khích để chủ động lồng ghép tranh biện vào phương pháp giảng dạy của mình.
Cô giáo Nguyễn Bích Nguyệt - Trưởng bộ môn Ngữ Văn trường True North chia sẻ: "Tương tự như việc học bất kỳ ngoại ngữ nào khác, đặc thù của môn Ngữ văn chính là giúp trẻ phát triển đồng đều 4 kỹ năng Nghe-Nói-Đọc-Viết. Tuy nhiên, với phương pháp giáo dục truyền thống, 2 kỹ năng nghe và nói thường ít được chú trọng. Việc rèn luyện Tranh biện và Tư duy phản biện nên được áp dụng trong mọi khía cạnh của giáo dục. Trong dạy học môn Ngữ Văn, tranh biện sẽ giúp các em có được những kỹ năng quan trọng khi bước vào đời, nâng cao khả năng giao tiếp, thuyết phục và truyền đạt ý kiến".
Cô Nguyễn Bích Nguyệt - Giáo viên Ngữ Văn của True North School.
Hướng ngoại hay hướng nội?
Tranh biện là bộ môn dành cho tất cả mọi người. Các chuyên gia hàng đầu trong tranh biện như cô Phan Mỹ Linh hay cô HyeWon - Trưởng bộ phận Tranh biện của Point Avenue cũng tự nhận mình là người hướng nội. Đặc điểm tính cách là hướng nội hay ngoại hoàn toàn không phải lý do quyết định một người có thể tranh biện hay không. Đôi khi, việc là một người hướng nội còn trở thành một lợi thế đáng gờm của một tranh biện viên.
Bạn An Nhiên - học sinh trường True North chia sẻ: "Sau khi học tranh biện, em cảm giác bản thân trở nên tự tin hơn. Đồng thời, quá trình học và thi tranh biện cũng giúp em nâng cao khả năng diễn đạt và truyền tải ý kiến của mình."
Chỉ phù hợp cho học sinh bậc THPT và Đại học?
THCS là độ tuổi phù hợp nhất để học sinh bắt đầu làm quen với tranh biện. Ở độ tuổi này, các em cần có những sự chuẩn bị tốt nhất về cả tâm sinh lý và phương pháp học tập để có thể thành công ở bậc THPT và xa hơn là Đại học. Bởi tranh biện là một môn thể thao trí tuệ đồng đội mà trong đó học sinh được rèn luyện những kỹ năng, tích lũy kiến thức và xây dựng nhân cách nên trong môi trường sư phạm, việc làm quen với tranh biện từ sớm giúp các em có được phương pháp học tập tốt hơn. Theo một nghiên cứu giáo dục của Tiến sĩ Linda M.Collier, điểm số môn đọc của các em tham gia tranh biện tăng đến 25% so với những học sinh không tham gia tranh biện.
Tuy nhiên, các sân chơi tranh biện tại Việt Nam hiện nay đa phần là dành cho học sinh cấp THPT và đại học.
Vì vậy, vào ngày 19/11 vừa qua, Trường True North phối hợp cùng Point Avenue, tổ chức sự kiện Debate Fair để tạo cơ hội mang tranh biện tới gần hơn với mọi phụ huynh và học sinh trên khắp Việt Nam.
Sự kiện nằm trong quy mô Giải đấu Tranh biện dành cho học sinh THCS tại Việt Nam - Vietnam Middle School Debating Championship (VMDC).
Cô Hyewon - Trưởng bộ phận Tranh biện của Point Avenue với workshop "Con đường trở thành Công dân toàn cầu".
Debate Fair - Ngày hội tranh biện, "bệ phóng" hoàn hảo cho Giải đấu Tranh biện đầu tiên dành riêng cho học sinh THCS tại Việt Nam
Debate Fair thu hút hơn 220 người tham dự và là bước đệm cho VMDC - Giải đấu tranh biện ĐẦU TIÊN dành riêng cho học sinh THCS tại Việt Nam. 6 workshop được dẫn dắt bởi các chuyên gia hàng đầu về tranh biện cùng sự góp mặt của 12 câu lạc bộ tranh biện tại Việt Nam và trận tranh biện mô phỏng của 6 thành viên Đội tuyển tập huấn thuộc Đội tuyển tranh biện quốc gia đã mang đến một bầu không khí đậm chất "Tranh biện" cũng như những kiến thức và kinh nghiệm thi đấu thực tế cho các bạn học sinh.
Học sinh tham gia vào 12 Trạm trải nghiệm đến từ 12 câu lạc bộ và tổ chức Tranh biện nổi tiếng tại Việt Nam.
Trong 2 ngày, từ ngày 3-4 tháng 12, giải đấu VMDC sẽ chính thức diễn ra trong sự mong chờ của rất nhiều phụ huynh và học sinh trên khắp cả nước.
Trường True North phối hợp cùng Point Avenue, dưới sự đồng hành của Liên đoàn Tranh biện Việt Nam (VDA) để thông qua VMDC, mang tới cho mọi học sinh THCS tại Việt Nam một sân chơi thường niên để các bạn làm quen và luyện tập với tranh biện, đồng thời lan tỏa bộ môn thể thao trí tuệ thú vị và bổ ích này tới nhiều bạn trẻ hơn. Mọi thông tin chi tiết về giải đấu được đăng trên trang fanpage chính thức của VMDC.
Hungary: Lạ lùng hàng trăm ngôi nhà "chen chúc" trên mặt hồ Hồ Kavicsos, ở Budapest, Hungary có 500 ngôi nhà nhỏ được xây dựng trên những hòn đảo rất nhỏ, trải dài khắp mặt hồ. Hungary: Lạ lùng hàng trăm ngôi nhà "chen chúc" trên mặt hồ Khi đến thăm Budapest, Hungary hầu hết khách du lịch đều mong muốn được tận hưởng dòng sông Danube ấn tượng và quang cảnh xung quanh của...