Nghị sỹ QH: 100 năm nữa kinh tế Ukraine mới bắt kịp Ba Lan
Thừa nhận thực trạng bi thảm của nền kinh tế Ukraine, nghị sĩ Quốc hội Ukraine Vadim Rabinovich bày tỏ cái nhìn bi quan về tương lai của nền kinh tế cũng như những lo ngại về việc thế hệ tương lai phải trả cho món nợ hiện tại của Chính phủ.
Người dân Ukraine buôn bán trên phố ở thủ đô Kiev
Trong một cuộc phỏng vấn mới đây với kênh truyền hình 112 Ukraine, nghị sĩ Quốc hội Ukraine (Verkhovna Rada) Vadim Rabinovich lên tiếng thừa nhận, nền kinh tế Ukraine đang trong tình trạng thảm khốc.
“Cuối tháng 8/2018, nợ nước ngoài của chúng tôi lên tới 47,5 tỷ USD. Tổng nợ và nợ nước ngoài của chúng tôi là gần 75 tỷ USD. Trong ngân sách dự thảo năm tới, khoản chi tiêu chính đều dành cho nợ nước ngoài. Điều đó có nghĩa là tôi và các bạn, con cháu chúng ta đều bị tính cả trong ngân sách này, và chúng ta phải kéo cày trả nợ cho Quỹ tiền tệ quốc tế IMF….”
Nghị sĩ nói thêm rằng Kiev cố ý tăng tỷ lệ tiện ích dành cho người dân để lý giải cho việc cần thiết phải nhận 1 tỷ viện trợ từ Quỹ tiền tệ quốc tế.
Tình hình nền kinh tế Ukraine
Sau sự kiện năm 2014, nền kinh tế Ukraine đang suy giảm: các ngành công nghiệp trọng điểm không phát triển, các nhà máy lớn nhất phải dừng hoạt động. Kiev đang cố gắng thực hiện các cải cách kinh tế, bằng cách vay vốn từ IMF, điều này ảnh hưởng đến phúc lợi của người dân: thuế Dịch vụ nhà ở và công cộng tiếp tục tăng, trong khi lương và lương hưu vẫn ở mức thấp.
Video đang HOT
Tình hình cũng tồi tệ hơn do mức độ tham nhũng chưa từng có, sự phát triển của nhân tố ảo, sự tan vỡ quan hệ kinh tế với Nga và chính sách đối với Donbass.
Trong giai đoạn 2016-2017, nợ nước ngoài của Ukraine tăng lần lượt 18,9% và 10,9% và chỉ trong 5 năm – từ đầu năm 2013 đến đầu năm 2018 – tỷ lệ nợ công so với GDP gần gấp đôi: từ 36,6 lên 71,8%.
Từ ngày 1/11, Kiev sẽ tăng giá khí đốt lên 23,5% như một phần của thỏa thuận với Quỹ tiền tệ quốc tế. Giá mới sẽ là 8,5 nghìn hryvnia (tương đương 305 USD) trên một nghìn mét khối. Chính phủ nhấn mạnh IMF yêu cầu tăng giá 60%, tuy nhiên họ đã đạt được thỏa hiệp.
Cựu chủ tịch Quốc hội Ukraine, ông Vladimir Litvin
Trong khi đó, cựu Chủ tịch Quốc hội nước này, ông Vladimir Litvin, trong một cuộc phỏng vấn với kênh NewsOne, cũng đã phải thừa nhận rằng Ukraine thậm chí sẽ phải mất cả trăm năm mới bắt kịp với Ba Lan, cũng như mất thêm nhiều thập niên để khôi phục nền kinh tế đất nước.
“Các chuyên gia đã tính toán rằng để đạt đến cấp độ của năm 2013, với tốc độ kinh tế như hiện nay phải mất 32 năm. Và để đạt được mức độ hiện tại của Ba Lan, phải mất 100 năm”, ông Litvin nói.
Đồng thời, ông cũng nhận định Kiev sẽ chỉ có thể “bắt kịp” với Ba Lan nếu Warsaw chịu “dừng lại và chờ đợi Ukraine”. Nghị sĩ cũng đưa ra bình luận về phát ngôn của Thủ tướng Ukraine Vladimir Groisman, khi ông này bày tỏ ý kiến rằng sau năm năm nữa đất nước sẽ có một nền kinh tế mạnh mẽ. Cựu Chủ tịch Quốc hội cho rằng, chính phủ nên nhận ra “trong bốn năm qua, đất nước đã bị hại chết”, và những vấn đề hiện tại được quy cho chiến tranh.
Theo infonet
Tổng thống Ukraine muốn cắt đứt với Nga, hướng về EU và NATO
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko kêu gọi Quốc hội nước này điều chỉnh chính sách trong Hiến pháp để Kiev có thể sớm gia nhập EU và NATO, động thái mà ông Poroshenko cho rằng sẽ là hành động "vẫy tay chào tạm biệt Nga".
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko (Ảnh: Reuters)
Trong bài phát biểu tại Diễn đàn Chiến lược Châu Âu Yalta (YES Forum) ngày 14/9, Tổng thống Poroshenko tuyên bố đề xuất về việc sửa đổi Hiến pháp nước này với những chính sách hướng tới EU-Đại Tây Dương sẽ là một dấu hiệu cho thấy Kiev muốn "đoạn tuyệt" với Nga, cũng như gửi thông điệp tới các đối tác phương Tây về cam kết muốn gia nhập EU và NATO của Ukraine.
"Chúng ta, người Ukraine, sẽ phá đi rào cản, phá đi "tấm rèm sắt" ngăn cách giữa chúng ta và những người láng giềng châu Âu. Hội nghị thượng đỉnh Ukraine-NATO đã đưa ra tầm nhìn châu Âu-Đại Tây Dương. Và đề xuất sửa đổi Hiến pháp với những chính sách hướng về châu Âu không chỉ là dấu hiệu cho thấy Kiev sẽ cam kết muốn gia nhập EU và NATO mà còn là hành động vẫy tay chào tạm biệt Nga", ông Poroshenko nói.
Ông Poroshenko nhấn mạnh nếu Quốc hội thông qua việc sửa Hiến pháp, thì Ukraine có thể sẽ sớm trở thành thành viên của NATO và EU. Hiện thời, dự luật về định hướng châu Âu-Đại Tây Dương do ông Poroshenko đề xuất đã được trình lên Quốc hội Ukraine vào ngày 3/9.
"Chúng tôi đã bắt đầu đi trên con đường hội nhập vào châu Âu. Và những ngôi sao chỉ đường chiếu sáng trên con đường chúng tôi đi là những ngôi sao trên lá cờ của liên minh châu Âu EU. Và la bàn của Ukraine chính là biểu tượng trên logo của NATO", ông Poroshenko nói.
Nhận định về phát ngôn của Tổng thống Ukraine, nghị sĩ Ruslan Balbek của đảng Nước Nga Thống nhất cho rằng việc ông Poroshenko muốn đoạn tuyệt Nga và tham gia NATO giống như hành động "tự cách ly" của Ukraine.
Ông Balbek cho rằng động thái của ông Poroshenko không nhằm vào Moscow mà nhằm vào NATO, để cho khối này thấy sự quyết tâm của Kiev trong việc chia tách với Nga để NATO có thể chấp nhận Ukraine trở thành thành viên dù rất nhiều vấn đề vẫn còn đang tồn tại.
"Đoạn tuyệt với Nga" dường như đã trở thành một trong những chiến lược xuyên suốt của ông Poroshenko từ khi ông lên nhậm chức Tổng thống. Hồi tháng 1, ông nói rằng việc Ukraine và EU miễn thị thực du lịch cho du khách của nhau là động thái cho thấy Ukraine tách rời hoàn toàn với Nga.
Hồi tháng 5/2017, khi EU quyết định miễn thị thực nhập cảnh cho người Ukraine, ông Poroshenko đã gọi đây là hành động "ly dị với Moscow" và tuyên bố Ukraine đã "gửi lời chào tạm biệt cuối cùng tới Nga".
Đức Hoàng
Tổng hợp
Theo Dantri
Chuyên gia chính trị Ukraine: Nga củng cố sức mạnh nhờ lệnh trừng phạt Cựu đại biểu Rada Tối cao (Quốc hội Ukraine), chuyên gia chính trị Evgeni Philindash nhận định rằng, Nga củng cố sức mạnh của mình nhờ lệnh trừng phạt của phương Tây. Moskva vẫn đứng vững sau 4 năm bị phương Tây trừng phạt do sáp nhập Crimea. Ảnh: Sputnik Phát biểu trên kênh truyền hình NewsOne, ông Philindash nhắc lại năm 2014,...