Nghị sỹ Mỹ thúc đẩy dự luật đổi tên Bờ Tây thành “Judea và Samaria”
Các nghị sĩ Cộng hòa tại Mỹ đang thúc đẩy một dự luật nhằm đổi cách gọi chính thức của chính phủ Mỹ đối với Bờ Tây.
Người Palestine tại Bờ Tây. Ảnh: THX/TTXVN
Theo đó Bờ Tây sẽ được thay thế bằng “Judea và Samaria”, cụm từ được những người định cư cực đoan tại Israel sử dụng phổ biến.
Dự luật nhằm củng cố tuyên bố chủ quyền của Israel
Theo tờ The New York Times, dự luật này nhằm củng cố tuyên bố chủ quyền của Israel đối với Bờ Tây, khu vực bị Israel chiếm đóng từ sau cuộc chiến năm 1967 và kiểm soát suốt từ đó đến nay.
Bờ Tây hiện là nơi sinh sống của hơn 3 triệu người Palestine, bao gồm nhiều gia đình bị trục xuất hoặc mất nhà cửa trong quá trình thành lập Nhà nước Israel vào năm 1948.
Các nghị sĩ cực hữu tại Mỹ và Israel, những người ủng hộ kế hoạch sáp nhập Bờ Tây, là lực lượng chính đứng sau dự luật này. Động thái này diễn ra trong bối cảnh Tổng thống Donald Trump quay trở lại Nhà Trắng, người luôn tự nhận là “tổng thống ủng hộ Israel nhất trong lịch sử”.
Thượng nghị sĩ Tom Cotton (bang Arkansas) tuyên bố Mỹ nên “ngừng sử dụng thuật ngữ mang tính chính trị Bờ Tây, đồng thời khẳng định “người Israel có quyền hợp pháp và lịch sử đối với Judea và Samaria từ hàng nghìn năm nay”.
Trong khi đó, hạ nghị sĩ Claudia Tenney (bang New York) công bố việc thành lập “Caucus Bạn bè của Judea và Samaria”, một nhóm nghị sĩ trong Quốc hội nhằm thúc đẩy chính sách ủng hộ yêu sách lãnh thổ của Israel.
Video đang HOT
Diễn biến này diễn ra ngay sau cuộc gặp giữa Tổng thống Trump và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tại Washington, một sự kiện vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ các nhà hoạt động ủng hộ Palestine.
Chuyến thăm của Thủ tướng Netanyahu gây tranh cãi lớn, đặc biệt sau khi Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) ra lệnh bắt giữ ông vì cáo buộc phạm tội ác chiến tranh tại Gaza.
Hôm 5/2, khi được hỏi liệu ông có ủng hộ Israel sáp nhập một phần Bờ Tây hay không, ông Trump không đưa ra câu trả lời trực tiếp nhưng cũng không bác bỏ ý tưởng này. Một ngày sau, ông tuyên bố vẫn chưa quyết định về vấn đề chủ quyền của Israel tại Bờ Tây nhưng sẽ đưa ra thông báo trong những tuần tới.
Ông Trump cũng tiết lộ đã thảo luận với các lãnh đạo Trung Đông về đề xuất tái định cư người Palestine từ Gaza, một ý tưởng bị người Palestine và các quốc gia Arap cũng như cộng đồng quốc tế phản đối kịch liệt.
Mối lo ngại về việc hợp pháp hóa các khu định cư
Bờ Tây là nơi sinh sống của hơn ba triệu người Palestine. Ảnh: Getty images
Dự luật này làm dấy lên quan ngại về việc chính quyền Tổng thống Trump có thể thúc đẩy sự mở rộng các khu định cư của Israel. Theo thống kê từ WestBankJewishPopulationStats.com, dân số người Israel định cư tại Bờ Tây đã tăng 2,3% trong năm ngoái, vượt mốc 529.450 người.
Giám đốc trang thống kê trên, Baruch Gordon, nhận định con số này có thể tăng đáng kể dưới nhiệm kỳ của ông Trump.
Israel đã xây dựng khoảng 130 khu định cư và hàng chục tiề.n đồn tại Bờ Tây, củng cố quyền kiểm soát khu vực này. Tuy nhiên, cộng đồng quốc tế, bao gồm chính quyền Tổng thống Biden trước đây, đã lên án mạnh mẽ các khu định cư này, coi chúng là trở ngại lớn đối với tiến trình hòa bình.
Tháng 7 năm ngoái, Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) tuyên bố việc Israel chiếm đóng Bờ Tây là bất hợp pháp, cáo buộc nước này vi phạm quyền tự quyết của người Palestine. Tòa án cũng kết luận rằng chính sách của Israel tại Bờ Tây có dấu hiệu của “sự phân biệt đối xử có hệ thống” và việc Tel Aviv mở rộng quyền kiểm soát thực tế là một hình thức sáp nhập lãnh thổ.
Trong khi đó, The Hill đưa tin hôm 4/2 rằng các lãnh đạo Quốc hội Mỹ đã tạm dừng gói vũ khí trị giá 1 tỷ USD dành cho Israel.
Hai trợ lý Quốc hội xác nhận rằng các nghị sĩ Dân chủ đã ngăn chặn thương vụ này, bao gồm 4.700 quả bom nặng 1.000 pound trị giá hơn 700 triệu USD và các xe ủi bọc thép do Caterpillar sản xuất trị giá hơn 300 triệu USD, theo The Wall Street Journal.
Mặc dù từ lâu việc bán vũ khí cho Israel nhận được sự ủng hộ lưỡng đảng, nhưng những lo ngại ngày càng gia tăng về chiến dịch quân sự của Israel tại Gaza và chính sách của Netanyahu đối với người Palestine đã khiến nhiều nghị sĩ Dân chủ phản đối mạnh mẽ hơn.
Căng thẳng tiếp tục leo thang
Tình hình tại Bờ Tây đã trở nên căng thẳng hơn kể từ khi Israel mở chiến dịch quân sự tại Gaza. Theo Liên hợp quốc, hơn 800 người Palestine đã thiệ.t mạn.g tại Bờ Tây kể từ tháng 10/2023 do các cuộc tấ.n côn.g của lực lượng Israel.
Bạo lực từ các nhóm người định cư Israel nhằm vào cộng đồng Palestine cũng gia tăng đáng kể, làm trầm trọng thêm căng thẳng trong khu vực.
Việc chính quyền Tổng thống Trump có thể đẩy mạnh chính sách hợp pháp hóa các khu định cư tại Bờ Tây đang khiến nhiều bên lo ngại rằng xung đột giữa Israel và Palestine sẽ tiếp tục leo thang trong thời gian tới.
Thông điệp của ông Trump về kế hoạch sáp nhập Bờ Tây của Israel
Mặc dù có sự gia tăng lời kêu gọi sáp nhập Bờ Tây từ các chính trị gia Israel, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump cảnh báo rằng việc này có thể gây thiệt hại cho các mục tiêu chiến lược rộng lớn hơn của Washington tại Trung Đông.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump. Getty Images/TTXVN
Theo tờ Jerusalem Post (Israel) ngày 16/12, trong những tuần gần đây, các cuộc thảo luận về việc sáp nhập Bờ Tây đã gia tăng, đặc biệt là từ các thành viên trong chính phủ Israel. Tuy nhiên, trước bối cảnh chính trị đầy biến động tại Trung Đông, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã có những cảnh báo rõ ràng về vấn đề này.
Ông Trump đã nhấn mạnh rằng việc sáp nhập các khu vực ở Bờ Tây là "không cần tranh luận" trong các cuộc thảo luận riêng tư. Các quan chức cấp cao của đảng Cộng hòa Mỹ cũng đã cảnh báo Israel không nên theo đuổi kế hoạch này khi ông Trump chuẩn bị nhậm chức vào ngày 20/1 tới.
Một quan chức chức Cộng hòa đã nhận định rằng "đây sẽ là một sai lầm", nhấn mạnh rằng Israel đang ở trong một tình hình quốc tế khó khăn và một động thái như vậy sẽ chỉ gây thiệt hại cho Tel Aviv.
Mục tiêu chiến lược của Tổng thống đắc cử Trump cũng được xác định rõ ràng. Ông và các đồng minh trong đảng Cộng hòa đang ưu tiên khôi phục Hiệp định Abraham, thúc đẩy bình thường hóa quan hệ giữa Israel và Saudi Arabia, cũng như duy trì áp lực lên Iran. Việc tập trung vào sáp nhập có thể làm giảm các mục tiêu chiến lược rộng lớn hơn này.
Lời kêu gọi sáp nhập đã gia tăng trong thời gian gần đây ở Israel, đặc biệt từ những nhân vật như Bộ trưởng Tài chính Bezalel Smotrich, người đã tuyên bố rằng "năm 2025 sẽ là năm chủ quyền ở Judea và Samaria".
Vấn đề sáp nhập đã trở nên nón.g bỏn.g vào năm 2020 khi ông Trump công bố kế hoạch hòa bình của mình, trong đó phân bổ 30% Bờ Tây cho Israel sáp nhập, trong khi 70% còn lại được giữ lại làm cơ sở cho các cuộc đàm phán hòa bình với người Palestine.
Tuy nhiên, áp lực từ cố vấn cấp cao của Tổng thống Mỹ khi đó Jared Kushner đã khiến ông Trump phải tạm dừng sáng kiến này để ưu tiên cho Hiệp định Abraham - thỏa thuận bình thường hóa giữa Israel, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) và Bahrain. Điều này cho thấy rằng mặc dù có những yêu cầu từ phía Israel, nhưng chính quyền Trump vẫn giữ lập trường thận trọng.
Các nhà quan sát cho rằng việc sáp nhập Bờ Tây có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Nabil Abu Rudeineh, phát ngôn viên của chính quyền Palestine, đã ch.ỉ tríc.h những bình luận của Bộ trưởng Smotrich và cho rằng chúng xác nhận "ý định của chính phủ Israel là hoàn thiện kế hoạch kiểm soát Bờ Tây vào năm 2025". Ông cũng nhấn mạnh rằng cả "chính quyền Israel" và chính quyền Mỹ phải chịu trách nhiệm cho bất kỳ động thái nào liên quan đến việc sáp nhập này.
Dù vậy, một số chuyên gia nhận định rằng chính quyền mới của ông Trump có thể sẽ tiếp tục các chính sách thân thiện với Israel mà ông đã thực hiện trong nhiệm kỳ đầu tiên. Mike Huckabee, người được ông Trump chọn làm Đại sứ Mỹ tại Israel, cho biết "tất nhiên" việc sáp nhập Bờ Tây vào Israel là điều có thể xảy ra trong tương lai. Tuy nhiên, ông cũng lưu ý rằng chính sách này vẫn chưa được vạch ra cụ thể.
Như vậy, thông điệp của ông Trump về kế hoạch sáp nhập Bờ Tây của Israel phản ánh một bức tranh phức tạp của chính trị quốc tế hiện tại. Mặc dù có nhiều yêu cầu từ phía Israel để tiến hành sáp nhập, nhưng sự thận trọng từ phía ông Trump cùng với các mục tiêu chiến lược khác cho thấy rằng việc này không phải là điều dễ dàng.
Israel chuẩn bị kế hoạch di dời người dân khỏi Gaza Bộ trưởng Quốc phòng Israel Israel Katz đã ra lệnh cho quân đội chuẩn bị kế hoạch cho phép người dân Gaza tự nguyện rời đi, truyền thông Israel đưa tin ngày 6/2. Người tị nạn Palestine trở về nhà tại Dải Gaza ngày 27/1/2025. Ảnh: THX/TTXVN Kế hoạch này được đưa ra sau tuyên bố gâ.y số.c của Tổng thống Mỹ Donald...