Nghị sỹ Mỹ ra tuyên bố kỷ niệm bình thường hóa với Việt Nam
Ngày 14/7, Thượng nghị sỹ Sheldon WhiteHouse đã ra tuyên bố kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao Việt Nam-Hoa Kỳ.
Thượng nghị sỹ Sheldon WhiteHouse. (Nguồn: urbantimes.co)
Thượng viện Hoa Kỳ cũng đã công bố bản ghi nhận của Quốc hội đăng toàn văn tuyên bố nêu trên của Thượng nghị sỹ Sheldon Whitehouse.
Tuyên bố của Thượng nghị sỹ Sheldon Whitehouse nhấn mạnh 20 năm bình thường hóa quan hệ là một dấu mốc lịch sử; hai bên đã vượt qua những vết thương của chiến tranh và hướng tới tương lai hai nước trở thành đối tác và bạn bè; nhân dân Hoa Kỳ và Việt Nam có thể tự hào về những tiến bộ đã đạt được trong việc xây dựng nền hòa bình và tình hữu nghị lâu dài.
Tuyên bố nhấn mạnh chuyến thăm Hoa Kỳ của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng là một chuyến thăm lịch sử. Trong chuyến thăm, hai bên đã thảo luận về những lợi ích chung và những cơ hội để hợp tác chặt chẽ hơn về một loạt các vấn đề, bao gồm ổn định khu vực, hợp tác kinh tế cũng như giải quyết những hậu quả của chiến tranh.
Tuyên bố bày tỏ mong muốn cùng hợp tác để thúc đẩy hơn nữa quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Trong bối cảnh Hoa Kỳ và Việt Nam tiếp tục làm sâu sắc hơn quan hệ, hai nước cần tiếp tục giải quyết những vấn đề do chiến tranh để lại, đặc biệt là những hậu quả với sức khỏe và môi trường của chất da cam và các chất diệt cỏ khác.
Tuyên bố đánh giá cao sự lãnh đạo của Thượng nghị sỹ Patrick Leahy trong các dự án tẩy độc ở sân bay Đà Nẵng cũng như các điểm nóng khác và hỗ trợ cho các chương trình y tế và hỗ trợ cho người tàn tật và kêu gọi tiếp tục ủng hộ những sáng kiến tăng cường hơn quan hệ. Tuyên bố cũng nêu bật vai trò lớn của Thượng nghị sỹ John McCain cùng với Thượng nghị sỹ John Kerry trong việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước./.
Theo (TTXVN/Vietnam )
Dấu ấn những con người làm nên lịch sử
"Nhìn lại chặng đường 20 năm qua, tôi nghĩ đến những con người.... nhiều người Việt và người Mỹ đã tạo dựng mối quan hệ này", Đại sứ Ted Osius nói và nhấn mạnh sẽ không phụ lòng những người đã nỗ lực để đưa hai nước xích lại gần nhau.
Video đang HOT
Đại sứ Ted Osius trong buổi họp báo tại Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội. (Ảnh:TP)
Trong cuộc họp báo tại Hà Nội chiều 25/6, Đại sứ Ted Osius nêu rõ: - 2015 là một năm quan trọng và đặc biệt, đánh dấu 20 năm bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ. - Năm nay được dự đoán sẽ chứng kiến nhiều chuyến thăm cấp cao giữa hai bên. - Mỹ ủng hộ một Việt Nam mạnh mẽ thịnh vượng, tôn trọng pháp quyền...
Thưa Đại sứ, trải nghiệm trong hơn 6 tháng qua tại Việt Nam của ông có khác gì với trải nghiệm trước đó 20 năm ?
Việt Nam đã thay đổi rất nhiều sau 20 năm, thịnh vượng hơn, hiện đại, cởi mở hơn. Các bạn đang theo đuổi chính sách hội nhập quốc tế toàn diện, tạo ra nhiều cơ hội hơn.
Hiện Việt Nam có tới 30 triệu người dùng facebook và hơn 40 triệu người dùng internet và họ có thể nói về rất nhiều chủ đề. Thật thú vị khi thấy những người trẻ nói chuyện nhiều về tương lai đất nước một cách lạc quan. Người Việt Nam trong mắt tôi sau 20 năm không chỉ thông minh, chăm chỉ mà còn rất lạc quan, tin tưởng vào tương lai.
Tuy nhiên, có một điều trong nhận thức của tôi về Việt Nam không thay đổi sau 20 năm, đó là sự tôn trọng dành cho lịch sử, văn hóa Việt Nam. Tôi từng có cơ hội đi khắp đất nước các bạn, bao gồm cả những chuyến đi bằng xe đạp. Tôi gặp nhiều người và được họ chia sẻ nhiều điều về văn hóa, lịch sử Việt Nam.
Tôi tôn trọng truyền thống gia đình, tôn trọng người lớn tuổi và sự hiếu khách của người Việt. Tôi cũng trân trọng truyền thuyết về cội nguồn người Việt "con Rồng, cháu Riên", những tập tục hay như thả cá... hoặc ý nghĩa của bánh chưng dịp Tết Nguyên đán cổ truyền. Tôi cũng rất thích văn hóa ẩm thực Việt Nam...
Việt-Mỹ đã có nhiều bước tiến sau 20 năm bình thường hóa quan hệ. (Ảnh:TP)
Nhìn lại chặng đường 20 năm kể từ khi bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ, theo Đại sứ khó khăn lớn nhất mà hai nước đã cùng vượt qua là gì và liệu còn có trở ngại nào lớn nhất trong 20 năm tới?
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry từng nói: "Không có hai nước nào nỗ lực hơn, làm nhiều hơn và làm tốt hơn để xích lại gần nhau, để thay đổi lịch sử và tương lai như Việt Nam và Mỹ".
Lần đầu tôi đến thăm Việt Nam khoảng 20 năm trước, tôi thấy vấn đề duy nhất mà hai nước bàn luận nhiều với nhau có lẽ là về người Mỹ mất tích (MIA). Và chúng ta đã cùng nhau làm việc để giải quyết các hệ lụy của quá khứ, cùng nhau tạo dựng niềm tin để tiến tới tương lai, tiến tới hiệp định thương mại song phương. Mỹ và Việt Nam cũng tiếp tục cùng nhau giải quyết các vấn đề trong quá khứ như rà phá bom mìn còn sót lại sau chiến tranh... Chính phủ Mỹ đã hỗ trợ 100 triệu USD cho công tác này.
Khi tôi đến Việt Nam lần đầu, hai nước trước đó chưa bàn đến vấn đề chất độc da cam. Ngày nay, mối quan hệ song phương đã vượt cả mong đợi trong lĩnh vực hợp tác làm sạch chất độc da cam gần sân bay Đà Nẵng. Trước khi dự án này kết thúc, chúng tôi sẽ tiếp tục cam kết dành 100 triệu USD cho dự án tại Đà Nẵng.
Tôi cho rằng chính nhờ thẳng thắn đối mặt và chân thành với các vấn đề trong quá khứ, chúng ta đã có thể cùng hợp tác trong các vấn đề không chỉ quan trọng cho các bạn mà còn cho cả khu vực.
Washington đã hỗ trợ Hà Nội gần 1 tỷ USD giải quyết các thách thức về y tế. Dự án này không chỉ mang lại lợi ích cho người Việt Nam, mà còn có ý nghĩa với nhiều người dân khác trong khu vực. Việt Nam đã thành công trong nỗ lực đẩy lùi các bệnh truyền nhiễm...
Mỹ còn giúp Việt Nam đào tạo lực lượng gìn giữ hòa bình - điều mang lại lợi ích cho cả Việt Nam và các nước nhận được sự trợ giúp của lực lượng này. Hợp tác về môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu và giảm thiểu tác động tiêu cực của vấn nạn này cũng là một nội dung được quan tâm như thế.
Ngoài ra, Mỹ cũng hỗ trợ trong đàm phán TPP, giúp Việt Nam hội nhập kinh tế toàn cầu. Nhưng để có thể hiện thực hóa mọi tiềm năng trong khuôn khổ Hiệp định TPP, tôi cho rằng Việt Nam cần có nhiều bước phát triển hơn nữa.
Thưa Đại sứ, ông nghĩ sao về khả năng trong 20 năm tới Việt Nam và Mỹ có thể sẽ trở thành đồng minh?
Tôi từng được cử đến công tác tại Ấn Độ và Indonesia, khi đó trách nhiệm chính của tôi là xây dựng mối quan hệ đối tác toàn diện với các nước này. Còn với Việt Nam tôi được giao trọng trách làm sâu sắc thêm, mạnh mẽ thêm mối quan hệ đối tác toàn diện.
Theo tối, việc có mối quan hệ đối tác mạnh mẽ là cực kỳ quan trọng trong thế giới hiện nay. Do đó, quan hệ đồng minh không phải là cách duy nhất... Tôi cũng tập trung vào nội hàm mối quan hệ, thay vì quá bận tâm đến tên gọi của nó.
Đại sứ Ted Osius: Việt Nam đã thay đổi rất nhiều sau 20 năm. (Ảnh: TP)
Là một quan chức Mỹ từng đến Việt Nam từ rất sớm và từng góp phần thúc đẩy quá trình bình thường hóa quan hệ song phương, vậy trong nhiệm kỳ của mình ông có đề ra chương trình hành động nào khác so với các vị đại sứ tiền nhiệm?
Tôi ở đây từ khi hai nước bắt đầu bình thường hóa quan hệ và tôi cảm thấy vinh dự khi được quay lại Việt Nam với tư cách Đại sứ Mỹ.
Tôi may mắn được thừa hưởng thành tựu của các đại sứ tiền nhiệm, họ đã cùng nhau tạo dựng 9 lĩnh vực trụ cột trong Tuyên bố chung về mối quan hệ đối tác toàn diện Việt-Mỹ năm 2013. Trách nhiệm của tôi là tạo dựng một nền tảng vững chắc cho hoạt động hợp tác song phương trong tương lai.
Theo tôi, bên cạnh Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), một nội dung cực kỳ quan trọng là làm sâu sắc mối quan hệ hợp tác giáo dục Việt-Mỹ. Khi tôi mới đến đây, chỉ có khoảng 1.000 sinh viên học tại Mỹ và hiện nay đã lên tới 17.000 học sinh đang học tại Mỹ.
Trong 20 năm qua, Mỹ đã đào tạo kinh tế và chính sách công cho các quan chức các tỉnh thành trên khắp Việt Nam thông qua học bổng Fullbright...
Hiện tại Washington đang xúc tiến mở một trường đại học Fullbright theo kiểu Mỹ và phi lợi nhuận ngay tại TP. Hồ Chí Minh. Tôi tin tưởng ngôi trường này sẽ đóng góp thêm vào nỗ lực tạo nền tảng cho mối quan hệ Việt Mỹ trong 20, 30, 40... năm tới.
Những sự kiện và gương mặt ấn tượng nhất với Đại sứ Ted Osius liên quan tới tiến trình bình thường hóa quan hệ Việt-Mỹ Nhìn lại 20 năm bình thường hóa quan hệ Việt-Mỹ, tôi nghĩ đến những con người.... Bởi nhiều lớp người Việt và người Mỹ đã tạo dựng nên mối quan hệ này. Trước hết, tôi nghĩ về Tổng thống Bill Clinton, người đã chấp nhận rủi ro để bình thường hóa mối quan hệ này. Tôi nghĩ về ông Vũ Khoan, người đã rất kiên định, chấp nhận không ít thách thức để ngồi vào bàn đàm phán hiệp định thương mại song phương Việt-Mỹ. Tôi cũng nghĩ đến Đại sứ Việt Nam đầu tiên tại Mỹ Lê Văn Bàng, người đã dũng cảm làm điều mà ông tin là đúng... Tôi nghĩ tới ông John Mc Cain, người từng là cựu chiến binh trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Ông đã làm hết sức mình, kiên trì, bền bỉ trong thời gian dài để thúc đẩy quan hệ song phương Việt-Mỹ. Tôi nghĩ về Ngoại trưởng John Kerry, người đã nỗ lực bền bỉ để góp phần thúc đẩy bình thường hóa quan hệ Việt-Mỹ 20 năm trước đây. Khi tôi được bổ nhiệm là Đại sứ Việt Nam tại Mỹ, ông Kerry đã nói với tôi: "Ted, anh sắp tới "đất nước của tôi". Tôi nghĩ đến 2,7 triệu người Việt tại Mỹ, những người đang quan tâm đến mối quan hệ Việt-Mỹ thay vì bận tâm đến quá khứ. Và tôi cũng nghĩ tới những con số ấn tượng: 78% trong số 92 triệu dân Việt Nam có cái nhìn tích cực về tương lai Việt Nam, hay 85% người trẻ Việt Nam (dưới 35 tuổi) tin trưởng rằng Mỹ là bạn tốt của Việt Nam. Chúng ta không thể làm những người đó thất vọng, chúng ta không thể phụ lòng những người đã dũng cảm, thậm chí chấp nhận hứng chịu rủi ro để đưa hai nước đến gần nhau hơn. Quan trọng hơn, chúng ta không thể khiến giới trẻ Việt Nam và Mỹ, những người đang trông đợi một mối quan hệ tốt đẹp trong tương lai, thất vọng.
Thoa Phạm (thực hiện & lược ghi)
Theo Dantri
Mỗi người Việt trẻ là một "đại sứ" cho quan hệ Việt - Mỹ Người trẻ Việt Nam phải có nhiều trải nghiệm hơn, là một "đại sứ" thực thụ thì mới có thể duy trì và phát triển hơn nữa mối quan hệ Việt - Mỹ đã được các thế hệ trước vun đắp nền tảng - Nguyễn Thu Thảo (Thảo Griffiths) - Trưởng Đại diện Quỹ Cựu chiến binh Mỹ tại Việt Nam (VVAF) -...