Nghị sỹ Mỹ quan ngại động thái của Trung Quốc tại vùng biển tranh chấp
Gần một tuần sau khi Bộ Ngoại giao Mỹ lên án việc Trung Quốc áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông, ngày 14/1, Quốc hội Mỹ tổ chức phiên điều trần về động thái nói trên đồng thời đánh giá việc Trung Quốc thiết lập Vùng Nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông (ADIZ) gần đây.
Máy bay chiến đấu của Lực lượng Phòng vệ biển Nhật bay qua Vùng Nhận dạng Phòng không (ADIZ) mà Trung Quốc vừa đơn phương công bố trên biển Hoa Đông. Ảnh: AFP/TTXVN
Tại đây, các nghị sỹ Mỹ đã gọi hành động của Trung Quốc là “sự gây hấn nguy hiểm” và “các động thái đe dọa, khiêu khích để xác nhận tuyên bố chủ quyền biển là không thể chấp nhận được”. Do vậy, Mỹ không được phép khoan nhượng các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc cũng như việc Bắc Kinh tiếp tục dựa vào các kiểu áp lực quân sự để thay đổi hiện trạng trong khu vực.
Phóng viên TTXVN có mặt tại phiên điều trần dẫn phát biểu của Hạ nghị sỹ Steve Charbot, Chủ tịch Tiểu ban châu Á – Thái Bình Dương thuộc Ủy ban Đối ngoại Hạ viện, cho rằng những hành động nói trên của Trung Quốc “là thách thức đối với sự hiện diện một cách hòa bình của Mỹ tại Đông Á và Đông Nam Á, và với tự do hàng hải thương mại toàn cầu”.
Video đang HOT
Hạ nghị sỹ Chabot cũng nhận định ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, “không có mối quan ngại nào lớn hơn những căng thẳng gia tăng xuất phát từ các quyết định đơn phương của Trung Quốc nhằm thay đổi hiện trạng ở các vùng biển tranh chấp”.
Đồng tổ chức phiên điều trần này còn có Tiểu ban Các lực lượng hải quân thuộc Ủy ban Quân lực Hạ viện. Hạ nghị sỹ Randy Forbes, Chủ tịch tiểu ban, tuyên bố “Mỹ phải cứng rắn” trước các động thái của Trung Quốc.
Hàng loạt nghị sỹ khác cũng lên tiếng bày tỏ quan ngại trước các diễn biến ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Hạ nghị sỹ Ami Bera coi đây là điều không thể chấp nhận, khuyến cáo trước việc Trung Quốc lập ADIZ, chính quyền Tổng thống Barack Obama cần phải có các phản ứng mạnh ngay từ đầu, tránh tái lập sự bị động, rơi vào thế khó ứng phó như khi Trung Quốc tuyên bố đường lưỡi bò trên biển Đông trước đây.
Đến từ Học viện Nghiên cứu về hàng hải Trung Quốc thuộc đại học Hải quân Mỹ, giáo sư Peter Dutton cho rằng đã tới lúc Mỹ cần phải xác định một mối quan hệ mới với Trung Quốc, để nước này cùng can dự vào các vấn đề lớn toàn cầu, trở thành một cường quốc có trách nhiệm. Giáo sư Dutton đồng thời nêu rõ Mỹ phải xây dựng và duy trì sức mạnh quân sự tại khu vực, đặc biệt là hải quân, tăng cường năng lực tự vệ cho các quốc gia có tranh chấp về chủ quyền biển đảo với Trung Quốc.
Trong khi đó, bà Bonnie Glaser, chuyên gia nghiên cứu về Trung Quốc của cơ quan nghiên cứu chiến lược quốc tế CSIS, cho rằng để ngăn chặn gia tăng các hành động khiêu khích, “Mỹ cần hiểu rằng các nước trong khu vực vừa muốn có mối quan hệ tốt với Trung Quốc và cả với Mỹ. Washington cũng cần mang lại những giá trị khích lệ để Bắc Kinh tuân thủ luật pháp và thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, khi những giải pháp đó không mang lại kết quả, Mỹ cần có các biện pháp buộc Trung Quốc phải thận trọng và nhận những hậu quả do họ gây ra.”
Về tính khả thi của các giải pháp mà Chính phủ Mỹ đang áp dụng hiện nay, bà Glaser đánh giá những phản ứng của Washington trong thời gian này còn là để chính các nước trong khu vực đánh giá tính thực tiễn của chính sách xoay trục về châu Á của Tổng thống Obama.
Chia sẻ quan điểm này, Hạ nghị sỹ Matt Salmon kêu gọi chính quyền Tổng thống Obama phải chứng tỏ chính sách tái cân bằng ở châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ “không chỉ là hô khẩu hiệu”.
Theo TTXVN/Tin tức
Nhật Bản sẽ mua tối đa 142 máy bay F-35 bảo vệ Senkaku
Bô quôc phong Nhật Bản co kê hoach sẽ mua thêm 42 chiêc may bay chiến đâu F-35 của Mỹ để tăng cương bảo vệ quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang tranh châp vơi Trung Quôc.
Không quân phong vệ Nhật Bản đã quyết định mua loai may bay chiên đâu tang hinh thê hê thư 5 nay để thay thế cho các máy bay chiên đâu F-4 Phantom II đã cũ cua ho.
Hiện nay, ngoài 60 chiêc may bay chiến đâu F-4, không quân phong vê Nhật Bản con đang vân hanh 200 chiêc may bay chiến đâu F-15J và 90 chiếc may bay chiên đâu F-2.
Khi được biên chế, may bay chiên đâu F-35 co kha năng phôi hơp cùng với F-2 trong cac phi vu tiêm năng tân công cac lưc lương măt đât va hai quân cua Trung Quốc. Trong khi đó, F-15J sẽ đối phó vơi cac may bay chiến đâu cua Trung Quốc ơ trên không.
Bô quôc phong Nhật Bản cũng đang cân nhăc kê hoach nâng cấp may bay chiên đâu F-15J theo chương trinh quôc phong trung han. Nhưng, khoang 100 hê thông radar cua may bay chiên đâu F-15J đươc cho la không thê nâng câp va Nhật Ban co kê hoach se mua thêm may bay chiên đâu F-35 đê thay thế chung.
Nếu kê hoach nay đươc thực hiên, thi Nhật Bản sẽ sơ hưu it nhât 142 chiêc may bay chiến đâu tàng hình F-35. Tuy nhiên, bô quôc phong nươc nay trươc hêt se phai thao luân vê kê hoach nay vơi bô tài chính khi mà gia cua môi chiêc may bay F-35 lên đên 150 triệu USD.
Trong khi đó, tờ Kyodo News cho răng Nhật Bản sẽ băt đâu kê hoach nay băng viêc mua 6 chiếc may bay chiên đâu F-35 đâu tiên vao tháng 3 nay. Trong 5 năm tiếp theo, Nhât Ban se tiêp tuc thưc hiên kê hoach nay va cuôi cung se nhân đu 42 chiêc F-35. Sau đó, việc mua thêm 100 chiếc nữa mới được tính tiếp.
Theo ANTD
Bộ trưởng quốc phòng Nhật: 1 đảo cũng không để mất Vừa qua, trong một buổi trả lời phỏng vấn của kênh truyền hình BS "Nippon Television", Bộ trưởng quốc phòng Nhật Bản Itsuinori Odonera đã khẳng định: "Nhật quyết tâm 1 đảo cũng không để mất". Trong chương trình "Tin tức chuyên sâu" của đài truyền hình BS "Nippon Television", ông Odonera đã trao đổi các nội dung liên quan đến tăng cường...