Nghị sỹ Mỹ làm việc tại Việt Nam về vấn đề biển Đông
“Ngày 27/5, đoàn nghị sỹ Hoa Kỳ đến làm việc tại Việt Nam, họ tìm hiểu vấn đề đang xảy ra ở biển Đông. Còn chúng tôi cho họ thấy cơ sở pháp lý, lịch sử khẳng định chủ quyền Việt Nam trên biển Đông”, Chủ nhiệm UB Đối ngoại QH Trần Văn Hằng nói.
Trao đổi với báo chí bên lề kỳ họp Quốc hội, ông Trần Văn Hằng – Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội – đã chia sẻ những thông tin về chuyến thăm, làm việc của đoàn nghị sỹ Hoa Kỳ do Chủ tịch tiểu ban Châu Á – Thái Bình Dương thuộc Ủy ban Đối ngoại của Thượng viện Hoa Kỳ dẫn đầu tại Việt Nam từ ngày 27/5.
Ông Trần Văn Hằng trao đổi với báo chí (Ảnh Việt Hưng)
Ông Hằng cho biết, đoàn nghị sỹ Hoa Kỳ thăm và làm việc tại Việt Nam với nhiều nội dung khác nhau, trong đó có nội dung tăng cường thúc đẩy quan hệ đối tác toàn diện giữa Việt Nam và Hoa kỳ; Tìm hiểu xem xét thái độ, chủ trương của Việt Nam đối với vấn đề biển Đông; Việc triển khai Hiến pháp của Việt Nam, đặc biệt là vấn đề nhân quyền.
Theo ông Hằng về vấn đề nhân quyền, nhận thức và quan điểm của hai bên còn khác nhau, do vậy cần có các cuộc trao đổi đối thoại để dẫn tới sự hiểu nhau hơn, xử lý vấn đề nhân quyền phù hợp hơn.
Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Trần Văn Hằng cho biết, thời gian qua Mỹ có phản ứng tích cực về vấn đề biển Đông, từ Chủ tịch Thượng viện, rồi đến 6 nhóm nghị sỹ đã phản ứng. “Riêng lần này, Việt Nam mong muốn làm cho các nghị sỹ Mỹ hiểu rõ cơ sở pháp lý và lịch sử của chủ quyền Việt Nam trên biển Đông”, ông Hằng nói.
Theo ông Hằng trong giới nghị sỹ Mỹ có nhiều người chưa am hiểu về vấn đề trên. Vì vậy, đợt này Quốc hội Việt Nam sẽ làm cho họ hiểu cơ sở pháp lý, lịch sử để khẳng định chủ quyền. Từ đó phản đối sự mọi xâm phạm chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam trên biển Đông. Quốc hội Việt Nam cũng sẽ đề nghị các nước có tiếng nói phù hợp với luật pháp quốc tế.
Liên quan đến việc lần đầu tiên Việt Nam cử quân nhân tham gia gìn giữ hòa bình quốc tế, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Trần Văn Hằng cho biết, Việt Nam đã cử hai sỹ quan liên lạc tham gia vào phái bộ gìn giữ hòa bình quốc tế ở Sudan. Ngoài ra, sẽ tham gia theo các góc độ, nếu lực lượng lớn hơn thì phải có nghị quyết của Quốc hội. Trong chương trình xây dựng pháp luật của Quốc hội sẽ quy định các tổ chức, quyền hạn, trách nhiệm, chế độ chính sách cho lực lượng này.
Video đang HOT
Về mục đích khi tham gia lực lượng trên, ông Hằng cho rằng, Nghị quyết của Trung ương và cương lĩnh của Đảng đã nói, hội nhập quốc tế toàn diện và là thành viên tích cực, có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế. “Việt Nam là thành viên của Liên Hiệp quốc, giờ tham gia lực lượng này để phát huy vai trò trách nhiệm của Việt Nam là một thành viên tích cực của cộng đồng quốc tế…” – ông Trần Văn Hằng nói.
Ông Hằng cho biết, trong chuyến thăm và làm việc đoàn Chủ tịch tiểu ban Châu Á – Thái Bình Dương thuộc Ủy ban Đối ngoại của Thượng viện Hoa Kỳ sẽ làm việc với Bộ Quốc phòng. Ngoài ra, trong chuyến thăm và làm việc lần này hai bên sẽ bàn kỹ việc bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam.
Quang Phong
Theo Dantri
Trung Quốc vẫn mang thái độ hung hăng, ngông cuồng...
"Có khoảng 20 buổi làm việc giữa Việt Nam và Trung Quốc nhưng thái độ của họ vẫn hung hăng, ngông cuồng. Dẫu vậy, chúng ta phải kiên trì, kiên quyết và tùy diễn biến để đưa ra đối sách cho phù hợp", Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại Quốc hội Trần Văn Hằng nói.
Ngày 22/5, bên lề kỳ họp thứ 7 Quốc hội, ông Trần Văn Hằng - Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội - chia sẻ với báo chí những vấn đề liên quan đến chính sách đối ngoại của Việt Nam xung quanh việc Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Trần Văn Hằng trao đổi với báo chí (Ảnh Việt Hưng)
Quốc hội vừa ra thông cáo rất mạnh mẽ về việc Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép ở vùng biển Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều đại biểu cho rằng cần có một Nghị quyết chính thức về vấn đề này, liệu Quốc hội có tính đến không?
Hiện thì chưa tính đến vì sự việc còn đang diễn biến hết sức phức tạp, khó lường, như Chủ tịch Quốc hội đã phát biểu nên mình phải theo dõi hết sức chặt chẽ. Do vậy, phải tùy tình hình để chúng ta đưa ra phản ứng thế nào. Tóm lại ta phải tiến hành từng bước nhưng thái độ phải kiên quyết.
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cho biết, Việt Nam và Trung Quốc đã có khoảng 20 cuộc làm việc nhưng họ vẫn ngoan cố tiếp tục đưa thêm tàu ra bảo vệ giàn khoan. Vậy cuộc chiến trên mặt trận ngoại giao sắp tới thế nào, thưa ông?
Dù đã có khoảng 20 buổi làm việc giữa Việt Nam và Trung Quốc, nhưng thái độ của họ vẫn cứ bất chấp, hung hăng, ngông cuồng. Tuy vậy, chúng ta vẫn phải kiên trì và kiên quyết. Tùy diễn biến tình hình để đưa ra những đối sách cho phù hợp. Chúng ta thận trọng, không vội vàng, vì việc này cả thế giới quan tâm rồi.
Tôi vừa nhận được tuyên bố của nhóm nghị sỹ Hữu nghị Mexico - Việt Nam vào tối hôm qua. Nhóm nghị sỹ gồm nhiều đảng khác nhau, họ tuyên bố rất quan ngại về vấn đề này, và đề nghị phải xử lý theo các biện pháp hòa bình.
Trước hành động ngang ngược của Trung Quốc, Ủy ban Đối ngoại Quốc hội đã trao đổi thông tin thế nào để lãnh đạo cũng như nhân dân các nước hiểu rõ vấn đề?
Vừa rồi trong buổi gặp gỡ lãnh đạo Quốc hội của ASEAN, chúng tôi cũng đã phát biểu về việc này. Trước hết chúng tôi lên án hành động đó của Trung Quốc.
Quốc hội đã làm việc với Quốc hội Trung Quốc về vấn đề đang diễn ra ở biển Đông chưa và thái độ của họ thế nào?
Có chứ! Với Trung Quốc mình đề xuất rất nhiều biện pháp tăng cường giao lưu để trao đổi, hiểu nhau sâu hơn và quan tâm đến những vấn đề chung của hai nước.
Chúng tôi cũng đón một đoàn của Uỷ ban Đối ngoại của Quốc hội Trung Quốc. Phải nói là các thành viên trong đoàn cũng rất thiện chí và có yêu cầu cấp thiết là Quốc hội hai bên cần tập trung trao đổi, giao lưu.
Thực tế trên các cuộc gặp đa phương đều có trao đổi về vấn đề này. Còn gặp riêng về vấn đề này họ có chủ trương không gặp - có thể là do chủ trương của họ đã thế rồi.
Trung Quốc vẫn giữ thái độ hung hăng
Ngày 28/5 sắp tới chúng ta sẽ gặp gỡ nghị sĩ Mỹ, Quốc hội Việt Nam có gửi thông điệp về vấn đang diễn ra ở biển Đông đến họ hay không?
Ngày 28/5 tới, Chủ tịch tiểu ban Châu Á Thái bình dương của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ sang thăm Việt Nam, chúng tôi sẽ trao đổi nhiều nội dung trong đó có bàn về tình hình biển Đông để họ hiểu sâu hơn. Nội dung chủ yếu là mình thể hiện thái độ kiên quyết trong việc này. Chúng ta cũng khẳng định đó là chủ quyền thiêng liêng của mình và không thể lùi bước được.
Bên cạnh đó, Quốc hội Việt Nam cũng kêu gọi nghị viện các nước lên tiếng. Trước hết phải lên tiếng về mặt tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt Công ước Luật Biển năm 1982 mà Trung Quốc cũng là một trong những nước ký hiệp ước đó.
Xin cảm ơn ông!
Quang Phong (ghi)
Theo Dantri
Việt Nam thăm dò, khai thác dầu khí đúng phạm vi vùng đặc quyền kinh tế của mình Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) là công ty dầu khí quốc gia, được Nhà nước Việt Nam giao cho quản lý toàn bộ dầu khí trên lãnh thổ và lãnh hải của Việt Nam. Từ năm 1973-1974, chính quyền Việt Nam đã ký với công ty Hoa Kỳ khảo sát bắc miền Trung, gồm cả Hoàng Sa. Sau năm 1975, chúng...