Nghị sỹ Mỹ đề xuất 180 tỷ USD cho chương trình ‘xanh hóa’ nhà ở xã hội
Đề xuất này có tên là Chính sách tăng trưởng xanh mới về nhà ở xã hội nhằm mục đích loại bỏ khí thải carbon tạo hiệu ứng nhà kính khỏi khoảng 1 triệu nhà ở xã hội của Mỹ trong khoảng một thập kỷ tới.
Ảnh minh họa. (Nguồn: wsj)
Các nghị sỹ Mỹ mới đây đã đề xuất một chương trình trị giá 180 tỷ USD trên quy mô toàn quốc để giúp những khu nhà ở xã hội trở nên sạch sẽ, thân thiện với môi trường hơn.
Đề xuất này có tên là Chính sách tăng trưởng xanh mới về nhà ở xã hội nhằm mục đích loại bỏ khí thải carbon tạo hiệu ứng nhà kính khỏi khoảng 1 triệu nhà ở xã hội của Mỹ trong khoảng một thập kỷ tới.
Nghị sỹ Bernie Sanders, một ứng cử viên cho vị trí Tổng thống Mỹ đến từ đảng Dân chủ, là một trong những người bảo trợ kế hoạch này.
Theo ông Sanders, kế hoạch trên sẽ giúp nâng cấp và trang bị thêm các tấm pin Mặt Trời cùng các nguồn năng lượng tái tạo cho mỗi căn nhà.
Video đang HOT
Ông Sanders cho biết khoản đầu tư lên tới 180 tỷ USD cho kế hoạch này sẽ giúp làm giảm 97 triệu USD (tương đương 30%) chi phí nhà ở xã hội tại Mỹ mỗi năm, cũng như cắt giảm chi phí năng lượng khoảng 613 triệu USD (khoảng 70%) và tạo ra 250.000 việc làm mỗi năm cho nước này.
Ông Sanders khẳng định kế hoạch này sẽ giúp tiết kiệm tiền cho các cơ quan phụ trách vấn đề nhà ở xã hội và nó sẽ tự “chi trả” cho bản thân.
Theo số liệu thống kê của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ, các tòa nhà dân cư và thương mại “đóng góp” khoảng 12% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính tại nước này.
Hồi đầu năm nay, thành phố New York đã áp dụng một số biện pháp bắt buộc yêu cầu các tòa nhà cao tầng và quy mô lớn phải cắt giảm 40% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính vào năm 2030 từ mức ghi nhận hồi năm 2005.
Kế hoạch đầy tham vọng trên dựa trên Chính sách tăng trưởng xanh mới do Quốc hội Mỹ đưa ra vào đầu năm nay nhằm kêu gọi xây dựng kế hoạch 10 năm của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng sạch và hướng nước Mỹ đạt tới ngưỡng trung tính về carbon vào năm 2030.
Tuy nhiên, Tổng thống Donald Trump và các nghị sỹ thuộc đảng Cộng hòa tại Quốc hội đã chỉ trích kế hoạch này là tốn kém và phi lý.
Kế hoạch cũng gặp phải sự phản đối từ các nghị sỹ Dân chủ phái ôn hòa, những người đã đề xuất một kế hoạch chống biến đổi khí hậu nhằm cắt giảm lượng khí thải carbon xuống mức 0% vào năm 2050 thay vì năm 2030./.
Theo H.Thủy (TTXVN/Vietnamplus )
Khủng hoảng khí hậu làm suy yếu mức độ sẵn sàng của quân đội Mỹ?
Các căn cứ quân sự của Mỹ tại bang Florida và Arizona có thể phải hứng chịu cái nóng hơn 38 độ C liền 4 tháng/năm trong nhiều thập kỷ tới nếu lượng khí thải carbon không được cắt giảm.
Chậu ngâm nước và đá cho phép binh sĩ tại căn cứ Fort Benning nhanh chóng làm mát cơ thể trong quá trình huấn luyện nghiêm ngặt dưới cái nắng nóng Georgia. Ảnh: Cơ quan công vụ Fort Benning.
Dẫn kết quả nghiên cứu của tổ chức phi lợi nhuận có tên gọi Liên hiệp các nhà khoa học công bố ngày 11/11, đài Sputnik đưa tin rất nhiều căn cứ quân sự trên khắp nước Mỹ được dự đoán sẽ trải qua chuỗi ngày cực kỳ nắng nóng.
Cụ thể, căn cứ không quân Yuma tại bang Arizona và hai căn cứ MacDill, Homestead tại bang Florida sẽ bị thiêu đốt dưới cái nóng trên 38 độ C suốt 4 tháng liền. Theo kết quả phân tích, khí thải carbon khiến nhiệt độ toàn cầu trung bình tăng 8% vào năm 2050.
"Tình trạng cực nóng kéo dài có thể gây ra thách thức đối với nỗ lực của quân đội trong việc bảo vệ sức khỏe binh sĩ cũng như đảm bảo mức độ sẵn sàng làm nhiệm vụ", Kristy Dahl - người dẫn đầu nhóm nghiên cứu - tuyên bố.
Theo thống kê đăng trên trang mạng Military.com, vào năm ngoái, khoảng 2.800 binh sĩ tại ngũ đã bị say nắng hoặc kiệt sức vì nắng nóng. Số liệu của Lầu Năm Góc cho thấy các bệnh liên quan đến nắng nóng chủ yếu xảy ra đối với binh sĩ dưới 20 tuổi, binh sĩ làm nhiệm vụ tại châu Á/Thái Bình Dương, lính thủy quân lục chiến.
"Những binh sĩ mới nhập ngũ thường phải trải qua các đợt huấn luyện gắt gao, khắc nghiệt. Năm ngoái, các cuộc tập trận đã phải hoãn lại vì điều kiện thời tiết nắng nóng đến mức nguy hiểm. Nhưng với dự báo trong những năm tới, làm thế nào để hoãn các cuộc tập trận trong suốt mùa hè", Shana Udvardy - một nhà phân tích khí hậu cùng tham gia nghiên cứu - bày tỏ.
"Chúng ta nên phối hợp với các quốc gia khác trên thế giới thông qua thỏa thuận khí hậu Paris để cắt giảm lượng khí thải carbon một cách nhanh chóng và đáng kể. Điều đó sẽ hạn chế đáng kể sự gia tăng nhiệt độ trong những ngày nắng nóng nguy hiểm sắp tới và bảo vệ những người dễ bị tổn thương nhất", chuyên gia Shana nhấn mạnh.
Ngày 4/11, Chính quyền của Tổng thống Donald Trump bắt đầu tiến trình chính thức rút khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, đưa Mỹ trở thành quốc gia đầu tiên rời khỏi thỏa thuận toàn cầu này.
Theo các điều khoản của hiệp định, tiến trình rút khỏi thỏa thuận toàn cầu này sẽ kéo dài 1 năm. Điều này đồng nghĩa với việc Mỹ sẽ không còn là thành viên của Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu vào ngày 4/11/2020 - một ngày sau ngày bầu cử tổng thống vào năm sau.
Trước đây, Tổng thống Trump từng nhiều lần khẳng định kế hoạch rút Mỹ khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu. Theo nhà lãnh đạo Mỹ, hiệp định sẽ khiến nước Mỹ tổn hại hàng nghìn tỷ USD, người lao động mất việc làm và cản trở các ngành công nghiệp khai thác dầu mỏ, khí đốt, than đá và cả lĩnh vực sản xuất cơ khí.
Mỹ là quốc gia có lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính lớn thứ 2 thế giới. Chính vì vậy, giới chuyên gia nhận định việc Mỹ rút khỏi thỏa thuận quốc tế về chống biến đổi khí hậu không những sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho môi trường và hệ sinh thái toàn cầu, mà còn là một đòn giáng mạnh vào những nỗ lực chung của quốc tế trong việc kìm hãm mức tăng nhiệt độ toàn cầu.
Theo Hồng Hạnh/Báo Tin tức
Rừng Amazon sẽ chạm 'giới hạn không thể đảo ngược' vào năm 2021 Nạn phá rừng tăng vọt cùng các chính sách của Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro có thể đẩy rừng nhiệt đới Amazon đến "điểm tới hạn" không thể đảo ngược trong vòng 2 năm. Sau điểm này, rừng nhiệt đới sẽ ngừng sản xuất đủ mưa để tự duy trì và bắt đầu xuống cấp từ từ thành thảo nguyên khô hơn, giải...