Nghị sỹ Mexico đánh giá cao lập trường hòa bình của Việt Nam
Chủ tịch Nghị viện bang Zacatecas – nghị sỹ Alfredo Femat Bauelo, đã bày tỏ ủng hộ và đánh giá cao lập trường hòa bình, cách thức xử lý vấn đề đang diễn ra của Việt Nam.
Tàu Cảnh sát biển Trung Quốc mang số hiệu 3411 cắt mũi tàu 8003 của Cảnh sát biển Việt Nam
Theo phóng viên tại Mexico, ngày 22/5, Chủ tịch Nghị viện bang Zacatecas – nghị sỹ Alfredo Femat Bauelo, đã bày tỏ ủng hộ và đánh giá cao lập trường hòa bình, cách thức xử lý vấn đề đang diễn ra trên Biển Đông một cách kiên định và đúng mức của Đảng và Chính phủ Việt Nam nhằm vừa đảm bảo lợi ích chính đáng vừa góp phần duy trì hòa bình, ổn định khu vực.
Nhân dịp này, Chủ tịch cũng tỏ tình đoàn kết hữu nghị sâu sắc với nhân dân Việt Nam anh em.
Trong Bản Nghị quyết gồm 4 điểm chính được đại diện của 7 đoàn nghị sỹ ký kết và gửi tới Đại sứ quán Việt Nam tại Mexico, Nghị viện bang Zacatecas kêu gọi Trung Quốc và Việt Nam hết sức kiềm chế để không dẫn đến xung đột vũ trang và tìm kiếm giải pháp chính trị và đối thoại cho vấn đề Biển Đông trong khuôn khổ luật pháp quốc tế.
Video đang HOT
Theo văn kiện trên, Nghị viện bang Zacatecas cũng đề nghị Quốc hội liên bang thông qua Bộ Ngoại giao đề xuất với Liên hợp quốc can thiệp kịp thời và xem xét vấn đề trên một cách đa phương, đồng thời gửi thông điệp hòa bình tới Đại sứ quán các nước liên quan và mong rằng mọi tranh chấp được giải quyết trên cơ sở luật pháp quốc tế.
Trước đó, Đại sứ Việt Nam tại Mexico Lê Thanh Tùng đã có cuộc trao đổi với Chủ tịch Alfredo Femat Bauelo.
Đại sứ Lê Thanh Tùng thông báo những diễn biến trong quá trình Trung Quốc đơn phương hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam từ ngày 1/5 đến nay.
Đại sứ khẳng định việc làm trên của phía Trung Quốc là bất hợp pháp, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và tài phán của Việt Nam, đồng thời đe dọa nghiêm trọng hòa bình, an ninh, ổn định và an toàn hàng hải ở khu vực Biển Đông.
Đại sứ Lê Thanh Tùng cũng tái khẳng định lập trường trước sau như một của Việt Nam là yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay hành động phi pháp nêu trên, rút ngay giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) và tàu bè ra khỏi vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Đại sứ nhấn mạnh Việt Nam sử dụng tất cả các phương tiện hòa bình và kiềm chế tối đa để bảo vệ chủ quyền, lợi ích chính đáng; đồng thời cũng góp phần vào việc tái lập hòa bình và ổn định trong khu vực.
Đại sứ Lê Thanh Tùng cảm ơn Chủ tịch Alfredo Femat Bauelo và các nghị sỹ bang Zacatecas về tình hữu nghị, đoàn kết sâu sắc và sự ủng hộ dành cho nhân dân Việt Nam cũng như tham gia thúc đẩy giải quyết hòa bình việc Trung Quốc vi phạm chủ quyền của Việt Nam.
Theo Xahoi
Ông nghị Mexico 'trần như nhộng' phát biểu trước quốc hội
Một ông nghị sĩ Mexico đã lột hết quần áo, đứng phát biểu trước quốc hội nước này, nhằm phản đối một dự luật cải cách năng lượng.
Nghị sĩ Antonio Garcia "trần như nhộng" phát biểu trước quốc hội - Ảnh: Reuters
Cuộc tranh luận kéo dài gần 24 giờ hôm 12.12 và kết thúc với việc Quốc hội Mexico thông qua dự luật, theo đó cho phép các công ty nước ngoài đầu tư vào ngành dầu khí nội địa, theo AFP ngày 13.12.
Nghị sĩ đảng đối lập Antonio Garcia đã cởi bỏ trang phục, mặc vỏn vẹn quần lót, đứng lên bục phát biểu, phản đối dự luật này trước quốc hội.
Dự luật trên cho phép các công ty nước ngoài đầu tư vào ngành dầu khí trong nước, lĩnh vực mà trước đây chỉ có Tập đoàn Dầu khí quốc gia Mexico (PEMEX) độc quyền khai thác.
Ông Garcia tố cáo chính quyền Enrique Pena Nieto đề xuất dự luật này là bán rẻ tài nguyên đất nước cho nước ngoài.
PEMEX là tập đoàn dầu khí lớn thứ 4 thế giới, có vai trò đầu tàu trong nền kinh tế Mexico khi đóng góp đến 1/3 tổng thu nhập quốc dân.
Nhưng trong những năm gần đây sản lượng của PEMEX giảm mạnh từ 3,4 triệu thùng/ngày vào năm 2004 xuống chỉ còn 2,5 triệu thùng/ngày trong năm 2012.
Trước thực trạng này, chính quyền ông Nieto đã đề xuất cải cách, cho phép các công ty nước ngoài đầu tư, hợp tác với PEMEX nhằm vực dậy ngành năng lượng, bơm thêm ngoại tệ vào Mexico, đồng thời tạo thêm nguồn thu cho chính phủ trong bối cảnh tài chính ngày càng eo hẹp.
Hồi tháng 10.2013, hàng ngàn người dân Mexico đã xuống đường biểu tình phản đối dự luật trên.
Theo TNO