Nghị sỹ hiến kế ngăn Trung Quốc dùng ‘thành phố kết nghĩa’ do thám Mỹ
Các nghị sỹ Cộng hòa cảnh về các “thành phố kết nghĩa” mà Trung Quốc đang sử dụng để do thám và gây ảnh hưởng ở Mỹ.
Hôm 11/3, một nhóm Thượng nghị sỹ Mỹ đệ trình dự luật “Minh mạch thành phố kết nghĩa”. Dự luật này nếu ký thành luật sẽ cho phép Mỹ giám sát mối quan hệ kết nghĩa giữa các thành phố Mỹ với Trung Quốc.
“Thành phố kết nghĩa” là sự hợp tác giữa hai cộng đồng ở hai quốc gia khác nhau được hình thành sau khi quan chức hai bên đưa ra một thỏa thuận chính thức.
Thượng nghị sĩ Marsha Blackburn (Ảnh: Reuters)
Mỹ có 1.800 quan hệ “thành phố kết nghĩa” với 138 quốc gia. Riêng với Trung Quốc, Washington duy trì 157 quan hệ “thành phố kết nghĩa”. Đơn cử, thành phố Little Rock (bang Arkansas) “kết nghĩa” với thành phố Trường Xuân của Trung Quốc, Dubuque (bang Iowa) kết nghĩa với Hàm Đan, Washington kết nghĩa với Bắc Kinh.
“Trung Quốc ẩn mình sau bức màn ngoại giao mềm mỏng và đôi bên cùng có lợi cho đến khi các đối tác nước ngoài của họ thể hiện sự không phù hợp về chính trị”, Văn phòng Thượng nghị sỹ Marsha Blackburn – một trong bốn Thượng nghị sỹ trình dự luật cho biết.
Bà Blackburn cho rằng các thành phố kết nghĩa hoạt động “tương tự Viện Khổng Tử”, có thể khiến các cộng động Mỹ dễ bị gián điệp nước ngoài tấn công.
Theo Thượng nghị sỹ bang Tennesee, dự luật mà bà đề xuất sẽ giúp xác định các hoạt động giám sát để giảm thiểu rủi ro gián điệp nước ngoài và cưỡng bức kinh tế trong quan hệ đối tác của các thành phố kết nghĩa.
“Các thành phố kết nghĩa là quan hệ đối tác chiến lược mà Bắc Kinh môi giới để tạo chỗ đứng trong các cộng đồng Mỹ. Những quan hệ đối tác này là một công cụ khác trong chiến dịch của Bắc Kinh để thâm nhập vào văn hóa của chúng ta nhằm đạt được mục đích kinh tế của họ” , bà Blackburn nhấn mạnh.
Người Mỹ xuống đường đòi kiểm hết phiếu bầu
Người ủng hộ đảng Dân chủ biểu tình tại nhiều thành phố Mỹ, kêu gọi giới chức kiểm hết phiếu bầu, sau khi Trump đòi các bang dừng kiểm phiếu.
Tại thành phố New York, hàng nghìn người tuần hành trên đường phố với biểu hàng loạt biểu ngữ "kiểm đếm mọi phiếu bầu".
Dù ứng viên Dân chủ Joe Biden đang dẫn trước với 264 phiếu đại cử tri, tức chỉ thiếu 6 phiếu để đắc cử, người ủng hộ ông vẫn lo lắng trước việc Tổng thống Donald Trump đòi các bang chiến trường phải ngừng kiểm đếm phiếu bầu qua thư, vốn có lợi cho Biden.
Đám đông biểu tình một cách hoà bình dưới sự giám sát chặt chẽ của cảnh sát New York. Họ đi từ Đại lộ Năm đến công viên Quảng trường Washington ở trung tâm Làng Greenwich của quận Manhattan.
"Donald Trump đã tuyên bố thắng cử trước khi mọi phiếu bầu được kiểm và chúng tôi đang gửi đi thông điệp rằng điều đó là không chấp nhận được", người biểu tình Sarah Boyagian, một thành viên của Liên minh Bảo vệ Kết quả đứng đằng sau cuộc tuần hành, nói.
Các nhà hoạt động môi trường cầm biểu ngữ kêu gọi kiểm phiếu đầy đủ và bảo vệ nền dân chủ trong cuộc biểu tình tại thủ đô Washington.
Chiến dịch tranh cử của Trump tuyên bố sẽ khởi kiện nhằm đình chỉ việc kiểm phiếu ở các bang chiến trường Michigan, Pennsylvania và Georgia. Tổng thống Mỹ liên tục cáo buộc bầu cử có gian lận, song không đưa ra bằng chứng.
Một phụ nữ đứng trước biểu ngữ "Tôn trọng người dân", "Tôn trọng phiếu bầu" tại phố Black Lives Matter bên ngoài Nhà Trắng.
Tại Boston, Massachusetts, rất đông người cũng tập trung phản đối việc Tổng thống Trump không chấp nhận kết quả kiểm phiếu.
Mọi chú ý đặc biệt đổ dồn vào bang chiến trường Pennsylvania, nơi phiếu vẫn đang được kiểm. Người ủng hộ Biden ở đây cũng xuống đường yêu cầu giới chức kiểm đủ toàn bộ phiếu bầu.
Tòa án Tối cao Pennsylvania ra phán quyết chấp nhận các lá phiếu gửi qua đường bưu điện đến 17h ngày 6/11, miễn là được đóng dấu bưu điện trước ngày bầu cử 3/11.
Tại cuộc họp báo tối 4/11, thống đốc Tom Wolf khẳng định việc kiểm phiếu tại bang này là một quy trình công khai và minh bạch. Tổng thư ký bang Kathy Boockvar cho hay Pennsylvania sẽ mất "vài ngày trước khi phần đa số phiếu được kiểm" và tuyên bố "phản đối mọi nỗ lực vào bất kỳ thời điểm nào nhằm ngăn kiểm phiếu".
Ở thành phố Lansing, Michigan, các cử tri tập trung trước toà nhà lập pháp bang với biểu ngữ "Đếm chúng tôi".
Kết quả kiểm 94% số phiếu ở bang chiến trường Michigan cho thấy Biden đã dẫn trước Trump khoảng 0,2 điểm phần trăm.
Vài tiếng sau thông tin này, hàng trăm người ủng hộ Trump đã vây trung tâm kiểm phiếu ở thành phố Detroit, bang Michigan, đòi ngừng kiểm phiếu và vào trong văn phòng để giám sát.
Một cô gái an ủi bà Kristan Small tại cuộc biểu tình đòi bầu cử công bằng ở Lansing, Michigan. Cha của bà Small đã chết vì Covid-19 hồi tháng 5 và bà đến đây để yêu cầu kiểm tất cả phiếu bầu tổng thống trước khi bất kỳ ứng viên nào được công bố thắng cuộc.
Người dân tham gia cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ và kiểm phiếu đầy đủ ở Oakland, bang California. Biden đã thắng ở bang này với 55 phiếu đại cử tri.
Người biểu tình phản đối nỗ lực ngăn kiểm phiếu ở Poway, bang California.
Ông Benny De La Vega cầm cờ Mỹ, sắp nến theo dòng chữ "Đếm mọi phiếu bầu" trên vỉa hè trong cuộc biểu tình ở toà thị chính Dallas, bang Texas. Trump thắng ở bang này và giành 38 phiếu đại cử tri.
Tại thủ đô Berlin, Đức, các thành viên của tổ chức "Dân chủ Nước ngoài" cũng biểu tình trước Cổng Brandenburg, gần sứ quán Mỹ, yêu cầu thực hiện đúng quy trình kiểm phiếu để chọn ra người đắc cử tổng thống.
Biểu tình tại thành phố New York yêu cầu "kiểm đếm mọi phiếu bầu". Video: Reuters.
Người da màu bị cảnh sát bắn trước mặt ba con lần đầu lên tiếng Jacob Blake lên tiếng từ giường bệnh trong bối cảnh những cuộc biểu tình chống phân biệt chủng tộc đang tiếp tục gây náo loạn các thành phố Mỹ. Trong một video đăng trên mạng xã hội Twitter tối 5/9, Blake, 29 tuổi, người đàn ông da màu bị cảnh sát bắn ở Wisconsin hồi tháng trước, mặc áo choàng bệnh viện màu...