Nghị sĩ Úc đòi kiện chính phủ Trung Quốc
Nghị sĩ Úc Clive Palmer vào ngày 18.8 đã lên truyền hình dùng những lời lẽ nặng nề nhắm vào chính phủ Trung Quôc và tuyên bố sẽ khởi kiện Bắc Kinh vì tội khai thác tài nguyên tại Úc mà không trả tiền.
Nghị sĩ Úc Clive Palmer – Anh: Reuters
Nghị sĩ Clive Palmer, cũng là một tỉ phú hầm mỏ, thậm chí đã dùng những từ ngữ miệt thị để nói chinh phu Trung Quôc “muốn chiếm trọn nước Úc”, theo AFP.
Ông Palmer là chính trị gia được bầu làm nghị sĩ Úc hồi năm 2013 với cương vị thủ lĩnh đảng Thống nhất Palmer và nổi tiếng với dự án đóng một bản sao của con tàu trứ danh Titanic.
Ông này hiện bị kẹt trong một vụ tranh chấp kéo dài về tiền công và các hoạt động cảng biển với tập đoàn đa ngành Citic Pacific (Trung Quôc) trong một dự án hợp tác với tập đoàn luyện kim quốc doanh MGC (Trung Quôc).
Citic, cũng là một công ty nhà nước, hiện khai thác quặng sắt từ trang trại gia súc của Palmer ở Tây Úc theo một thỏa thuận thuê đất kéo dài 25 năm.
Tuy nhiên, hai bên nảy sinh bất đồng về việc chia lợi nhuận như thế nào cho doanh nhân Úc và về việc liệu công ty Mineralogy của ông này có được coi là nhà điều hành hợp pháp cho khâu xuất khẩu sang Trung Quôc từ Úc hay không.
Phía Trung Quôc thì tố cáo Mineralogy rút hàng triệu USD từ một tài khoản kinh doanh trong ngân hàng ở Trung Quôc để tài trợ cho chiến dịch tranh cử của Palmer.
Phát biểu trong cuộc phỏng vấn với hãng tin ABC (Úc) hôm 18.8, nhà tài phiệt Úc bác bỏ cáo buộc trên, đồng thời khẳng định chính phủ Trung Quôc nợ ông khoảng 465 triệu USD.
Video đang HOT
“Chúng tôi sẽ khởi kiện họ… Chúng tôi hiện có 3 thẩm phán thuộc Tòa án Liên bang Úc và Tòa án Tối cao Tây Úc và một đơn kiện chống… Họ không hề có hệ thống pháp luật và họ muốn chiếm trọn nước ta. Và chúng ta sẽ không cho họ làm như vậy”, ông Palmer nói.
“Chinh phu Trung Quôc muốn mang nhân công của họ đến đây để phá hoại hệ thống tiền lương của chúng ta… họ muốn chiếm cảng và lấy tài nguyên của ta một cách miễn phí”, tỉ phú Úc nói tiếp.
“Cho đến nay họ đã chuyển một số lượng quặng sắt trị giá lên đến 200 triệu AUS ra khỏi nước này mà không trả tiền. Tôi không ngại đứng lên chống lại Trung Quôc”, ông Palmer tố cáo.
Chính phủ Úc bất bình với phát biểu của tỉ phú Palmer
Ngoại trưởng Úc Julie Bishop gọi những lời thóa mạ của ông Palmer là “hung hăng, không cần thiết và không thể chấp nhận được đối với một thành viên quốc hội”, còn Bộ trưởng Ngân khố Úc Joe Hockey thì chỉ trích phát biểu nói trên “gây thiệt hại nặng nề” cho đối tác thương mại lớn nhất của nước này.
Tại Trung Quôc, phát biểu nặng nề của Palme khiến cư dân mạng phẫn nộ.
Trên trang mạng xã hội Sina Weibo, một cư dân mạng Trung Quôc tố cáo ông Palmer “đang dùng chủ nghĩa dân tộc để xách động tệ nạn bài Trung Quôc tại Úc nhằm mục đích che đậy sự thật rằng ông ta chôm tiền của các công ty Trung Quôc để giành phiếu bầu”.
Trước làn sóng phản đối trong và ngoài nước, tỉ phú Palmer vào ngày 19.8 đã xuống giọng trên trang Twitter: “Đoạn trả lời phỏng vấn của tôi không hàm ý ám chỉ người dân Trung Quôc, nhưng là nhằm vào những công ty Trung Quôc đang vơ vét tài nguyên Úc mà không trả tiền”.
Đoạn phân minh của ông Palmer về phát biểu của mình trên trang Twitter – Ảnh chụp màn hình Twitter
Trong khi đó, Nghị sĩ Jacqui Lambie thuộc đảng Thống nhất Palmer của ông Palmer vào ngày 19.8 lại lên tiếng bảo vệ cho nhà tài phiệt Úc, khẳng định với các phóng viên rằng Trung Quôc là một quốc gia được điều hành bởi “một chinh phu hiếu chiến và chuyên quyền”.
Theo Thanh Niên
Những kế hoạch quốc phòng của Nhật Bản khiến Trung Quốc nhảy dựng
Sách trắng Quốc phòng mới của Nhật Bản khiến mối quan hệ giữa Tokyo và Bắc Kinh càng khó hàn gắn. Chính phủ Trung Quốc cáo buộc người hàng xóm của mình đang viện cớ "hiểm họa Trung Quốc" để tăng thêm ngân sách quốc phòng.
Nhật Bản sẽ chi khoảng 49 tỷ USD ngân sách của năm cho quốc phòng tới tháng 3/2015 - tăng khoảng 3% so với năm trước để đối mặt với "môi trường an ninh ngày càng tồi tệ tại khu vực". Điển hình là những căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên và những tranh chấp lãnh thổ dọc tuyến đường biển từ phía bắc châu Á chạy xuống phía nam.
Dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Shinzo Abe, Nhật Bản ngày càng quyết đoán về thế trận quốc phòng của mình và đang tìm cách nâng cấp quân đội trong vòng 4 năm tới với những trực thăng vận tải lớn hơn, nhiều đội máy bay chống ngầm, máy bay do thám không người lái hơn, khả năng tấn công đổ bộ tốt hơn nữa và sẽ tiếp nhận chiến đấu cơ thế hệ 5, F35 Joint Strike Fighter mới nhất do Mỹ sản xuất vào năm 2018.
Về quốc phòng trong khu vực, Nhật Bản có được lợi ích đáng kể từ việc liên kết an ninh với Mỹ và là quốc gia mua vũ khí lớn nhất của Mỹ. Nhật cũng đang tự chế tạo tàu ngầm, tàu nổi và các biến thể của máy bay chiến đấu.
Trung Quốc có khả năng chi 200 tỷ USD ngân sách năm nay cho quốc phòng - quốc gia chi nhiều thứ 2 thế giới chỉ sau Mỹ - là người mua vũ khí quan trọng như máy bay, tàu chiến, tàu ngầm của Nga nhưng cũng đang tập trung vào khả năng tự sản xuất các trang thiết bị này. Bắc Kinh đã cho ra mắt tàu sân bay đầu tiên của mình vào năm 2012 và có khả năng sẽ sản xuất thêm 2 chiếc nữa vào cuối thập kỷ này. Đồng thời, Trung Quốc cũng đang tự phát triển máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5, 2 động cơ J20. Việc triển khai dự định sẽ bắt đầu vào năm 2018.
Các hoạt động nguy hiểm
Các tài liệu quốc phòng của Nhật Bản đưa lên cho ông Abe vào ngày 5/8 cho biết các tàu và máy bay Trung Quốc đang có những "hành động nguy hiểm" tại vùng biển tranh chấp như Biển Đông và biển Hoa Đông và có thể gây ra những "hậu quả ngoài ý muốn".
Bộ Quốc phòng Trung Quốc nhanh chóng bác bỏ tuyên bố của Nhật Bản và coi đây như một cái cớ để mở rộng hoạt động quân sự của Nhật Bản. Bắc Kinh cực lực phản đối "sự thiếu hiểu biết" cũng như những "cáo buộc vô căn cứ" của Nhật Bản về sự phát triển quân sự của Trung Quốc.
Nhật Bản nói rằng Trung Quốc cần cần làm rõ những gì mà Tokyo gọi là sự tích tụ "nhanh chóng và rộng lớn" của quân đội Trung Quốc.
Ở trên không, Trung Quốc cũng đã cho máy bay đối đầu với Nhật Bản nhiều hơn trong đó có những chiến đấu cơ do Nga sản xuất như Su-27, Su-30 và những máy bay của Trung Quốc như J10, J11 và J16. Nhật Bản có khoảng 260 máy bay trong đó có 200 chiếc F15s là chiến đấu cơ chủ lực. Về chất lượng, Nhật Bản có lợi thế hơn bởi sự kết hợp chặt chẽ giữa quân đội Mỹ đồn trú tại Nhật - ở những lĩnh vực như cảnh báo sớm, tác chiến điện tử và tiếp nhiên liệu. Đến năm 2018, ưu thế trên không có thể sẽ nghiêng về Trung Quốc, điều này phụ thuộc vào số tiền thu được từ việc ra mắt J20 của Trung Quốc và biến thể của máy bay Mỹ F35 do Nhật sản xuất sẽ thuận lợi ra sao.
Sách trắng quốc phòng 2014 cùng việc tăng ngân sách quốc phòng của Nhật Bản khiến Trung Quốc nhảy dựng
Chiến lược xoay trục châu Á của Mỹ
Đối với Mỹ, tranh cãi về chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc - Nhật Bản là một điểm khác trong căng thẳng tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Chính quyền Tổng thống Barack Obama muốn mở rộng và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc nhưng luôn nhớ rằng Nhật Bản đang nắm giữ hầu hết các căn cứ quân sự then chốt của Mỹ tại khu vực. Thêm vào đó là động lực kinh tế mạnh mẽ: Châu Á-Thái Bình Dương tiếp tục là trọng tâm chính đối với việc buôn bán vũ khí của Mỹ, trong cuộc cạnh tranh với Nga, một số nhà cung cấp châu Âu và bản thân Trung Quốc.
Theo Viện nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), chi tiêu quân sự toàn cầu năm ngoái là khoảng 1,7 nghìn tỉ USD, 15 quốc gia đứng đầu chiếm khoảng 1,4 nghìn tỷ USD trong số đó. Mỹ chi khoảng 640 tỷ USD trong năm 2013, theo sau là Trung Quốc - 188 tỷ USD, Nga - 88 tỷ USD, Ả Rập Saudi - 67 tỷ USD, Pháp - 61 tỷ USD, Anh - 58 tỷ USD, Đức - 48,8 tỷ USD. Nhật Bản, Ấn Độ và Hàn Quốc đứng thứ 8, 9 và 10 trong năm 2013, theo thống kê của SIPRI.
Quân đội Mỹ đã giảm chi tiêu trong năm 2013 và ngân sách tiếp tục giảm tới tháng 9/2014 với khoảng 526 tỷ USD. Ngược lại, SIPRI cho biết Trung Quốc, Nga và Ả Rập Saudi đã tăng hơn gấp đôi chi tiêu quốc phòng kể từ năm 2004.
Tranh cãi lãnh thổ
Trung Quốc và Nhật Bản đã có những tranh chấp về lãnh thổ lâu dài trên biển Hoa Đông tại khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Nga. Quần đảo này năm cách đông bắc Đài Loan khoảng 180 km, cách phía tây Okinawa khoảng 400 km.
Tại đây đã chứng kiến một số cuộc đối đầu trên không và trên biển trong những năm gần đây - được nêu bật trong Sách trắng Quốc phòng của Nhật Bản. Cuốn sách viết: "Trung Quốc đã thường xuyên xâm nhập vào vùng lãnh hải của Nhật Bản và vi phạm không phận của Nhật Bản bằng việc đưa tàu thuyền chính phủ và máy bay của các cơ quan thực thi pháp luật tới đây, gây ra những hành động nguy hiểm có thể tạo ra những hậu quả không mong muốn, chẳng hạn như các tàu chiến của họ đã kích hoạt hệ thống radar điều khiển hỏa lực chĩa vào một tàu khu trục của JMSDF, chiến đấu cơ của họ đã bay sát máy bay của JSDF một cách bất thường và còn tuyên bố thiết lập "Vùng nhận dạng phòng không tại Biển Hoa Đông", vi phạm quyền tự do bay trên biển của các quốc gia khác".
Theo_Thể Thao Việt Nam
Phiến quân Hồi giáo Iraq âm mưu thánh chiến tại Tân Cương, Trung Quốc Nhóm phiến quân Nhà nước Hồi giáo Iraq đang lên kế hoạch mở rộng cuộc thánh chiến tới khu tự trị Tân Cương ở tây bắc Trung Quốc, tuần báo Phượng Hoàng bằng tiếng Hoa đưa tin. Abu Bakr al-Baghdadi, lãnh đạo của nhóm phiến quân Nhà nước Hồi giáo Iraq (IS). Nhà nước Hồi giáo Iraq (IS), trước đó lấy tên là...