Nghị sĩ Syria “tư vấn” người Kurd liên minh với Nga thay vì Mỹ
Nhà lập pháp Syria ngày 29/5 kêu gọi lực lượng dân quân người Kurd ở Syria liên minh với Nga và quân đội chính phủ thay vì phụ thuộc vào sự hỗ trợ của Mỹ.
Sputnik News dẫn lời nghị sĩ người Syria gốc Kurd, Omar Ose cho rằng, sẽ tốt hơn nếu người Kurd lựa chọn liên minh với quân đội Syria và Nga: “Tôi không ủng hộ việc tẩy chay Mỹ, nhưng người Kurd không nên lệ thuộc vào họ. Mỹ là một đất nước thực dụng, chỉ quan tâm đến lợi ích của mình. Điều này hoàn toàn khác biệt với người Kurd, Syria hay Arab”.
Nhà lập pháp Syria ca ngợi lực lượng dân quân người Kurd (YPG) chiến đấu chống IS ở Raqqa với sự hậu thuẫn từ Mỹ. Tuy nhiên, ông Ose nhấn mạnh rằng chỉ có phối hợp với quân đội Syria và Nga mới có thể diệt trừ hoàn toàn khủng bố.
Giao tranh giữa lực lượng dân quân người Kurd (YPG) và phiến quân IS ở thành phố Tel Abyad, Syria.
“Các chỉ huy của lực lượng dân quân người Kurd tốt nhất là nên gia nhập vào liên minh Syria-Nga, tạo nên một mạng lưới kháng chiến trong khu vực, nếu không người Kurd sẽ phải trả giá đắt”, ông Ose nói.
Theo ông Ose, Mỹ muốn người Kurd giành quyền kiểm soát Raqqa để tạo nền móng cho mục đích giành thắng lợi về mặt chính trị trong cuộc đàm phán tại Geneva, đối trọng với các sáng kiến của Nga.
Nghị sĩ Syria cho rằng Raqqa không phải là nơi tập trung số đông người Kurd sinh sống và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phản đối bất kỳ hành động kiểm soát thành phố Raqqa từ người Kurd.
Video đang HOT
“Nếu như Mỹ có thể chiến thắng ở Raqqa dựa vào các chiến binh YPG, Washington có thể sẽ trao quyền quyết định cho Thổ Nhĩ Kỳ. Ankara đã nổi giận khi người Kurd kiểm soát Qamishli, Kobani, Afrin và sẽ không chấp nhận để người Kurd tiếp tục mở rộng lãnh thổ”.
Hồi đầu tuần này, truyền thông phương Tây đã đăng tải bức ảnh đặc nhiệm Mỹ chiến đấu bên cạnh người Kurd trong chiến dịch quân sự lớn phát động hồi đầu tuần. Một số binh sĩ Mỹ còn đeo phù hiệu YPG.
Bình luận về hành động này, phát ngôn viên quân đội Mỹ, Đại tá Steve Warren nói rằng điều này là trái luật và không phù hợp. Đặc nhiệm Mỹ hiện đang đóng vai trò cố vấn cho Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) nhằm giải phóng thành phố Raqqa khỏi Nhà nước Hồi giáo (IS).
Đăng Nguyễn
Theo NDT
Lệnh ngừng bắn Nga-Mỹ: Loại bỏ Thổ Nhĩ Kỳ khỏi 'cuộc chơi' Syria
Những điều khoản trong lệnh ngừng bắn Nga-Mỹ ở Syria cho thấy ảnh hưởng của Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria sẽ bị giảm xuống mức thấp nhất.
Ngày 22/02, chính quyền Nga đã chính thức lên tiếng, công bố những thông tin đầu tiên về lệnh ngừng bắn mà nước này đã đạt được sau khi đàm phán với Mỹ để áp dụng tại Syria.
Nội dung lệnh đàm phán xuất hiện 2 nội dung quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới Thổ Nhĩ Kỳ:
1. Các phe nhóm không có trong phạm vi áp dụng của lệnh ngừng bắn gồm: "IS, Mặt trận Al-Nusra, hoặc các nhóm khủng bố khác được xác định bởi HĐBA LHQ". Các liên minh chống khủng bố sẽ tiếp tục thực hiện nhiệm vụ truy quét các nhóm được coi là khủng bố này.
2. Các bên tham gia có nghĩa vụ phải "ngừng mọi hình thức tấn công, bằng bất cứ loại vũ khí nào, bao gồm cả rocket, pháo cối, và tên lửa chống tăng có định hướng" và "hạn chế tìm cách đoạt thêm lãnh thổ từ các bên khác trong bản thỏa thuận".
Tổng thống Mỹ Barack Obama và tổng thống Nga Vladimir Putin
Nhìn vào 2 điểm quan trọng của lệnh ngừng bắn, dễ dàng nhận ra lực lượng người Kurd ở Syria không nằm trong danh sách "khủng bố" bởi kể cả đồng minh của Thổ Nhĩ Kỳ là Mỹ cũng coi người Kurd ở Syria là lực lượng có khả năng chống lại IS hiệu quả nhất.
Ngay sau khi lệnh ngừng bắn này được công bố, Bộ ngoại giao Mỹ đã tuyên bố: Vì Thổ là 1 thành viên của ISSG nên cũng phải tuân thủ các điều kiện ngừng bắn và ngừng pháo kích vào lực lượng YGP ở Syria.
Điều đó có nghĩa là Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không thể can thiệp vào tình hình Syria dưới hình thức pháo kích chống "khủng bố người Kurd" nữa. Và cũng càng không có lý do gì để Thổ Nhĩ Kỳ đem quân vào Syria.
Người Kurd có thể thoải mái hơn trong hành động tiêu diệt khủng bố ở bắc Aleppo sát biên giới Thổ Nhĩ Kỳ.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan
Bởi ở Idlib và một phần miền Bắc Syria, đặc biệt là Bắc Aleppo tồn tại một liên minh khủng bố lớn Jaish al Fatah (JAF) được sự hậu thuẫn của Thổ Nhĩ Kỳ và Arab Saudi.
Từ khi thành lập, JAF là liên minh của bảy nhóm vũ trang, ba trong số bảy nhóm đó là: al-Nusra, Ahrar tro-Sham và Jund al-Aqsa đều có liên hệ trực tiếp với al-Qaeda hoặc có một tư tưởng tương tự. 3 nhóm này chiếm tới 90% số chiến binh của liên minh.
JAF đóng vai trò như tấm bình phong ngăn cách người Kurd với biên giới Thổ Nhĩ Kỳ và sẽ chịu sự tấn công của cả Nga và Mỹ. Khả năng liên minh này bị tiêu diệt hoặc rút chạy là rất cao.
Đến lúc đó, ảnh hưởng của Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria sẽ gần như không còn.
Có vẻ như những hành động của Thổ Nhĩ Kỳ gia tăng căng thẳng với Nga đã vượt quá sức chịu đựng của các đồng minh Thổ Nhĩ Kỳ là Mỹ và NATO.
Phong Lan
Theo_Người Đưa Tin
Vì sao người Kurd ở Syria "chia tay" Mỹ, theo Nga? Một nhà phân tích chính trị Mỹ vừa đưa ra những lí do vì sao lực lượng người Kurd tại Syria lại quay sang hợp tác với Nga thay vì nhận sự hỗ trợ từ Mỹ. Theo tiến sĩ Morgan Kaplan của đại học Chicago (Mỹ), dựa vào nhiều yếu tố lịch sử cũng như chiến lược, có một vài nguyên nhân dẫn...