Nghị sĩ Philippines: Chỉ 1-2 năm nữa Trung Quốc sẽ chiếm bãi Cỏ Mây
Theo Acedillo, sau khi xây xong các đảo nhân tạo bất hợp pháp này, Trung Quốc có thể duy trì tuần tra hải – không quân 24/7 khiến Bắc Kinh có thể…
Nghị sĩ Philippines Rep. Francisco Ashley Acedillo
Tờ Inquirer ngày 15/3 đưa tin, hoạt động khai hoang cải tạo và xây dựng bất hợp pháp của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) mà Philippines cũng yêu sách đã tạo ra một diện tích mới của các đảo nhân tạo tổng cộng hơn 60 ha, làm thay đổi định dạng các cấu trúc vật lý của khu vực (Bắc Kinh nhảy vào) tranh chấp.
Rep. Francisco Ashley Acedillo, một nghị sĩ Philippines và từng là cựu sĩ quan không quân cho biết: “Chắc chắn sau khi kết thúc các hoạt động cải tạo, Trung Quốc sẽ biến các bãi đa và rặng san hô này thành các đảo nhân tạo. Hơn nữa bây giờ họ có thể đặt lực lượng hải quân và không quân ở đó”. Ông dự đoán, Philippines có thể mất quyền kiểm soát bãi Cỏ Mây (nằm trong quần đảo Trường Sa) chỉ 1 đến 2 năm nữa vào tay Trung Quốc.
Trung Quốc đang xây đảo nhân tạo bất hợp pháp trên đá Vành Khăn cách bãi Cỏ Mây chỉ 41 km, nơi Philippines cắt quân đồn trú trên xác một chiếc chiến hạm cũ. Acedillo cản báo, trong vòng 2-3 năm sau khi Trung Quốc đã chiếm được bãi Cỏ Mây, Scarborough, tiếp theo sẽ là khu vực ngoài khơi tỉnh Zambales. Và khoảng 1 thập kỷ tiếp theo, Philippines có thể buộc phải di dân khỏi đảo Thị Tứ (nằm trong quần đảo Trường Sa).
Theo Acedillo, sau khi xây xong các đảo nhân tạo bất hợp pháp này, Trung Quốc có thể duy trì tuần tra hải – không quân 24/7 khiến Bắc Kinh có thể hiện thực hóa tham vọng độc chiếm gần như toàn bộ Biển Đông, gây thiệt hại không chỉ với Philippines mà là tất cả các nước ven Biển Đông khác. Với hoạt động xây dựng của Trung Quốc ngoài thực địa, khó có thể hy vọng đạt được một bộ Quy tắc ứng xử (COC) trên Biển Đông thời gian tới.
Video đang HOT
Trung Quốc đã tranh thủ thời gian trì hoãn COC để tăng tốc xây dựng bất hợp pháp ở Trường Sa. Một khi Trung Quốc xây xong, việc đạt được COC có hiệu lực và ràng buộc được Trung Quốc còn khó khăn hơn nhiều.
Theo Giáo Dục
Trung Quốc sẽ dùng mọi thủ đoạn ngăn Philippine tổ chức du lịch Biển Đông?
Tổng tham mưu trưởng Quân đội Philippines muốn thúc đẩy du lịch Biển Đông, cho tàu thủy đi vòng quanh các đảo đá như đảo Thị Tứ, bãi Cỏ Mây...
Tổng tham mưu trưởng Quân đội Philippines Gregorio Pio Catapang
Tờ "Minh Báo" Hồng Kông ngày 17 tháng 8 đưa tin, Quân đội Philippines muốn thúc đẩy du lịch tàu thủy ở các đảo, đá ngầm "có tranh chấp với Trung Quốc" (Trung Quốc đòi xâm chiêm), để thúc đẩy phát triển ngành du lịch địa phương.
Tổng tham mưu trưởng Quân đội Philippines Gregorio Pio Catapang cho biết, theo ý tưởng của quân đội nước này, tàu thủy sẽ đi vòng quanh 6 đảo, bao gồm đảo Thị Tứ, bãi Cỏ Mây (thuộc quần đảo Trường Sa, Việt Nam).
Theo bài báo, hiện nay tàu của Hải quân và Hải cảnh Trung Quốc đang tiến hành cái gọi là "tuần tra" (phi pháp) ở khu vực này, có thể "ngăn chặn hoạt động du lịch có liên quan", Quân đội Philippines hoàn toàn không đưa ra phương án giải quyết.
Bài báo dẫn lời chuyên gia hải quân Trung Quốc cho rằng, nếu Philippines thúc đẩy kế hoạch này, lực lượng thực thi pháp luật trên biển của Trung Quốc "sẽ không ngồi nhìn, bỏ mặc".
Ảnh tư liệu: Đối đầu giữa Trung Quốc-Philippines tại bãi Cỏ Mây (thuộc quần đảo Trường Sa, Việt Nam)
Được biết, đài truyền hình ABS-CBN ngày 14 tháng 8 đã đưa tin trong vòng 5 phút, dẫn cuộc trò chuyện với Tổng tham mưu trưởng Quân đội Philippines Catapang khi thị sát Bộ tư lệnh Quân khu miền Tây ở tỉnh Palawan.
Bao TQ noi canh khoe răng: Tướng Catapang cho rằng, ý tưởng du lịch Biển Đông bằng tàu thủy được gợi ý từ "tiền lệ của nước khác", ông hy vọng qua đây hỗ trợ cho tỉnh Palawan phát triển du lịch. Kế hoạch du lịch này có thể sẽ được thúc đẩy bằng mô hình "công-tư liên doanh".
Trong cuộc nói chuyện, tướng Catapang còn cho biết, một số đảo, đá ngầm ở Biển Đông đã trở thành "căn cứ tác chiến tiền phương" của Trung Quốc. Ông cho biết, hy vọng có thể đổ bộ lên bãi Cỏ Mây để thị sát, nhưng do sự việc này rất "nhạy cảm", cho nên tạm thời không có kế hoạch này.
Trung Quốc và Philippines đều đòi hỏi "chủ quyền" đối với đảo Thị Tứ, bãi Cỏ Mây (thuộc quần đảo Trường Sa, Việt Nam), hiện nay đảo và bãi ngầm này đều nằm dưới sự kiểm soát của Philippines. Nhưng, báo Hồng Kông tuyên truyền rằng, tàu Hải cảnh và tàu chiến Hải quân Trung Quốc "đang từng bước trục xuất lực lượng của Philippines khỏi vùng biển này".
Ảnh tư liệu: Đối đầu giữa Trung Quốc-Philippines tại bãi Cỏ Mây (thuộc quần đảo Trường Sa, Việt Nam) vào tháng 3 năm 2014
Một chuyên gia hải quân Trung Quốc cho rằng, Quân đội Philippines nếu mở tuyến "du lịch tàu thủy" thì sẽ "xâm phạm chủ quyền Biển Đông của Trung Quốc". Nếu Quân đội Philippines mở tuyến du lịch trong "khu vực kiểm soát thực tế" của Trung Quốc, Trung Quốc chắc chắn sẽ áp dụng "biện pháp đối ứng", khi đó xung đột giữa lực lượng thực thi pháp luật trên biển của hai nước sẽ không thể tránh khỏi.
Ngô Sĩ Tồn, Viện trưởng Viện nghiên cứu Biển Đông Trung Quốc cho rằng, Philippines hiện nay còn chưa có điều kiện triển khai du lịch Biển Đông. Vài đảo, đá ngầm do Philippines kiểm soát thực tế, ngoài đảo Thị Tứ có xây dựng hạ tầng nhất định, còn hạ tầng cơ sở ở các đảo khác đều rất ít.
Trong khi đó, theo ông Tồn, khai thác du lịch ít nhất cần có các công trình, phương tiện như bến tàu, tàu du lịch, tàu thủy. Đây tiếp tục là một hoạt động tuyên truyền của Philippines đối với vấn đề Biển Đông.
Ảnh tư liệu: Đối đầu giữa Trung Quốc-Philippines tại bãi Cỏ Mây (thuộc quần đảo Trường Sa, Việt Nam) vào tháng 3 năm 2014
Theo Giáo Dục
Tham vọng của Trung Quốc khi xây dựng đảo nhân tạo tại Trường Sa Trong những ngày vừa qua báo chí Pháp đã đăng tải nhiều bài viết liên quan đến việc Trung Quốc đẩy mạnh xây dựng các đảo nhân tạo tại Trường Sa. Trong một bài đăng trên nhật báo Le Figaro ngày 16/2, tác giả Jean Licourt mô tả hòn đảo nhân tạo mà Trung Quốc đang xây dựng ở bãi Gạc Ma có...