Nghị sĩ, ngư dân Đài Loan đồng loạt tới đảo Ba Bình trái phép
Một nhóm nhà lập pháp Đài Loan ngày mai lên máy bay vận tải quân sự, trong khi các đội tàu ngư dân cũng chuẩn bị tới đảo Ba Bình, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: Reuters
Nhà lập pháp Johnny Chiang của Quốc dân đảng hôm qua tuyên bố các quan chức sẽ lên máy bay vận tải ở Bình Đông, phía nam Đài Loan vào sáng 20/7 để tới Ba Bình. Ông này ngang nhiên cho rằng hành động nhằm ủng hộ binh sĩ và sĩ quan bảo vệ cái gọi là “lãnh thổ” Đài Loan tại đây.
Theo SCMP, ông Chiang là người tổ chức chuyến đi, trong đó có sự tham gia của 6 nhà lập pháp khác, bao gồm ba người thuộc đảng Dân Tiến cầm quyền. Ông cũng mời Feng Shih-kuan, người đứng đầu cơ quan phòng vệ Đài Loan nhưng ông Feng từ chối. Chiang cho hay quân đội nói với ông đây là “thời điểm nhạy cảm”.
Video đang HOT
Các ngư dân Đài Loan cũng có kế hoạch tham gia những đội tàu tới đảo Ba Bình, để duy trì điều họ cho là “quyền đánh cá của Đài Loan” tại khu vực.
Sự kiện diễn ra một tuần sau khi Tòa trọng tài ở The Hague, Hà Lan thông báo phán quyết bác bỏ quyền của Đài Loan đối với vùng đặc quyền kinh tế xung quanh Ba Bình, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Đai Loan chiếm giữ trái phép Ba Bình, đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa, thuộc chủ quyền của Việt Nam. Ba Bình nằm cách đảo Đài Loan khoảng 1.600 km, có diện tích gần 0,5 km2.
Trọng Giáp
Theo VNE
Đài Loan sắp điều thêm tàu ra đảo Ba Bình
Đài Loan hôm nay tuyên bố không chấp nhận phán quyết từ tòa trọng tài về "đường lưỡi bò" và sẽ điều thêm tàu tuần duyên ra đảo Ba Bình, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Đảo Ba Bình, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam nhìn từ vệ tinh. Ảnh:Google Maps.
Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ở The Hague, Hà Lan hôm nay thông báo về phán quyết, trong đó tuyên bố Trung Quốc không có cơ sở pháp lý để đòi quyền lịch sử với các nguồn tài nguyên bên trong "đường lưỡi bò". PCA cũng cho rằng tuyên bố của Trung Quốc đi ngược lại với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển, đồng thời không có thực thể nào ở quần đảo Trường Sa có thể mang lại vùng đặc quyền kinh tế cho nước này.
Alex Huang, người phát ngôn văn phòng lãnh đạo Đài Loan, nói phán quyết từ PCA không ràng buộc pháp lý và sẽ không để những lợi ích của hòn đảo bị ảnh hưởng. Theo Huang, tranh chấp ở Biển Đông nên được giải quyết thông qua đàm phán đa phương.
Đài Loan sau đó thông báo sẽ điều động thêm tàu tuần duyên đến đảo Ba Bình, thuộc quần đảo Trường Sa, để tuần tra vùng biển quanh nó, Straits Times đưa tin. Đài Loan hôm 10/7 đã điều một tàu tuần duyên 2.000 tấn đến đảo Ba Bình.
Đai Loan chiếm giữ trái phép Ba Bình, đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa, thuộc chủ quyền của Việt Nam. Ba Bình nằm cách đảo Đài Loan khoảng 1.600 km, có diện tích gần 0,5 km2.
Như Tâm
Theo VNE
Trung Quốc chỉ trích Philippines vì coi Ba Bình 'là đá ngầm' Trung Quốc cáo buộc Philippines đang tìm cách vô hiệu hóa tuyên bố chủ quyền của nước này bằng cách mô tả đảo Ba Bình ở Trường Sa giống "đá ngầm". Hình ảnh về đảo Ba Bình qua cửa kính máy bay quân sự của Đài Loan. Ảnh:Reuters. Khi diễn đàn an ninh thường niên lớn nhất châu Á Đối thoại Shangri-la hôm...