Nghị sĩ Nga nói Ukraine hành xử như thời Maidan
Đại diện Nga đang phát biểu tại diễn đàn LHQ, đoàn ngoại giao Ukraine đập bàn, hò hét, sẵn sàng lao vào ẩu đả.
Mới đây tờ RIA Novosti đã dẫn bình luận khá bất ngờ của dân biểu Duma Quốc gia ( Hạ viện Nga) từ Crimea Ruslan Balbek về phái đoàn ngoại giao Ukraine mà ông đã gặp tại Diễn đàn Liên Hợp Quốc về các vấn đề thiểu số ở Geneva, Thụy Sĩ.
Dân biểu Duma Quốc gia (Hạ viện Nga) từ Crimea Ruslan Balbek. Ảnh: TASS
Theo đó, Nghị sĩ Nga đã bình luận rằng, phái đoàn Ukraine là những người “hoang dại”, “từ thời Maidan”.
Bình luận được bắt đầu từ việc trong lúc ông Balbek đang đọc báo cáo tại Diễn đàn, các đại diện của Ukraine “hò hét, giậm chân, đập bàn, một số người thậm chí còn sẵn sàng lao vào ẩu đả”. Sau đó, dân biểu Nga còn cho rằng đoàn đại diện Ukraine không phải là những nhà ngoại giao mà chỉ là những “kẻ khoa chân múa tay” từ thời Maidan.
Hãng tin TASS cho biết, phái đoàn Ukraine gửi thư phản đối phái đoàn Nga lên ban Thư ký. Người đứng đầu Cộng đồng người Ukraine Crimea, bà Anastasia Gridchina cho biết, sau khi bức thư phản đối này được gửi, phái đoàn Nga đã bị tước quyền phát ngôn.
Không chỉ vậy, phái đoàn Ukraine cũng đã làm gián đoạn bài phát biểu của đại diện Serbia sau khi ông này khẳng định không có sự xâm phạm, chèn ép nào đối với người Tatar Crimea và người Ukraine trên bán đảo đã sáp nhập vào Nga từ năm 2014.
Video đang HOT
Việc đại diện Ukraine “gây khó dễ” mỗi khi các đại diện Nga, Crimea phát biểu tại các sự kiện quốc tế đã từng được đề cập.
Hồi tháng 6, đại diện Ukraine tại Hội đồng Nghị viện của Ủy hội châu Âu (PACE) cũng cắt ngang bài phát biểu của nghị sĩ Quốc hội Serbia Alexander Sheshel, người sử dụng tiếng Nga.
Dân biểu Verkhovna Rada (Quốc hội Ukraine), ông Alexey Goncharenko bắt đầu tỏ ra khó chịu, gây ồn ào và thậm chí hét lên sau những lời của nghị sĩ Sheshel về việc sáp nhập Crimea với Nga. Nhưng khi đó, vị dân biểu Ukraine đã bị khiển trách.
Dân biểu Verkhovna Rada Alexey Goncharenko mang găng tay khi nói về nước Nga. Ông khẳng định nếu để Nga quay trở lại PACE, các đại biểu trong căn phòng đều phải mang găng tay vì nước Nga “độc hại”, đại biểu Nga sẽ mang chất độc hóa học bên người .
Trong các sự kiện hay diễn đàn quốc tế, phái đoàn Nga nhiều lần cho biết đã bị gây khó dễ bởi cả những quốc gia chủ nhà.
TASS đưa tin, thành viên của Phòng dân sự Nga từ Crimea Ivan Abazher báo cáo rằng Đại sứ quán Thụy Sĩ đã không cấp thị thực cho ông để tham gia Phiên họp thứ mười hai của Diễn đàn về các vấn đề thiểu số hoạt động dưới sự bảo trợ của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc (UNHRC).
“Lần đầu tiên, tôi bị cấm tham gia tại các địa điểm quốc tế, điều cốt lõi là lắng nghe ý kiến của mọi người” – ông Abazher nói.
Ông chắc chắn rằng vấn đề về quyền của người Crimea sẽ được nêu ra tại Diễn đàn này và việc hạn chế các thành viên của Nga có mặt sẽ là cơ hội tốt để các thông tin không đúng sự thật được lan truyền.
“Từ kinh nghiệm phong phú của mình, tôi biết rằng, thông tin ở đây thường sẽ đề cập đến Crimea và nó không đúng sự thật, nhiều lời là nói dối và không ai phản đối những người nói ra lời nói dối đó bởi đoàn đại diện từ Crimea thường bị tước cơ hội tham dự sự kiện. Đây là điều hoàn toàn không thể chấp nhận được” – ông Abazher cho biết.
Theo vị đại diện Crimea, bán đảo này hiện đang bị cô lập về kinh tế và bị tước quyền tự do đi lại, nhưng các tổ chức quốc tế không có bất kỳ hành động đáng kể nào để xoay chuyển tình hình này.
Alexander Malkevich, Chủ tịch Phòng Dân sự Nga cho biết, Mỹ đã hủy bỏ visa của ông vốn được cấp để tham gia vào các sự kiện của các tổ chức quốc tế. Ông Malkevich lý giải rằng, có thể ông đã nói những sự thật mất lòng với phương Tây về những gì đã diễn ra ở Nga, ở Crimea tại Hội nghị thượng đỉnh OSCE ở Warsaw, phiên họp UNHRC ở Geneva, các sự kiện do OSCE lãnh đạo ở Moscow, diễn đàn về quản lý internet ở Berlin hay Diễn đàn Paris về Hòa bình…
“Tôi đã nói ở nhiều nơi, chỉ trích các quan điểm của phương Tây trong việc điều chỉnh tự do ngôn luận. Có thể vì thế mà tôi đã bị cắt thị thực vào Mỹ” – ông Malkevich cho biết.
Huy Vũ
Theo baodatviet.vn
Nga rục rịch kéo pháo hạm của Ukraine qua eo biển Kerch
Tàu kéo Nga đưa 3 tàu của Ukraine đi qua eo biển Kerch, hướng về phía Biển Đen để chuẩn bị trao trả cho chính phủ Kiev, động thái được cho là nhằm cải thiện quan hệ song phương.
Theo Reuters, tàu kéo Nga hôm 17/11 đã đưa 3 tàu từng thu giữ của Ukraine đi qua eo biển Kerch, hướng về Biển Đen. Truyền thông Nga cho biết Moscow đã quyết định trao trả 3 tàu này về cho Kiev.
Trước đó, thủy thủ của các tàu này đã được trao trả về cho Ukraine hồi tháng 9 sau gần 10 tháng bị giam giữ, một phần của thỏa thuận trao trả tù binh.
Tàu kéo Nga đưa 3 tàu của Ukraine đi qua eo biển Kerch. Ảnh: Reuters.
Động thái của Moscow được đánh giá là bước đi nhằm xoa dịu tình hình, xây dựng lòng tin với Kiev, trong bối cảnh lãnh đạo Nga và Ukraine sẽ cùng với đại diện Pháp và Đức nhóm họp tại Paris trong ngày 6/12 nhằm tìm kiếm thỏa thuận hòa bình ở miền Đông Ukraine.
Nga bắt giữ 3 tàu của Ukraine, trong đó có 2 pháo hạm hải quân, vào tháng 11/2018 sau khi khai hỏa vào các tàu này và làm một số thủy thủ Ukraine bị thương, cho rằng tàu của Ukraine xâm phạm trái phép vùng nước của mình. Kiev đã bác bỏ cáo buộc của Moscow.
Quan hệ giữa Nga và Ukraine đổ vỡ sau khi Moscow sáp nhập bán đảo Crimea năm 2014, bước đi gặp sự phản đối của Kiev cũng như cộng đồng quốc tế. Nga cũng hỗ trợ cho lực lượng phiến quân ly khai tại miền Đông Ukraine trong cuộc nội chiến với quân đội chính phủ Kiev.
Sau khi ông Volodymyr Zelenskiy chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử hồi tháng 4 vừa qua, tân tổng thống Ukraine tuyên bố muốn tìm cách tiếp cận mới trong quan hệ với Nga.
Theo news.zing.vn
Nga thả 3 tàu chiến của Ukraine Ngày 17/11, Nga thả 3 tàu của Ukraine mà nước này bắt giữ hồi tháng 11/2018 trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh "Bộ Tứ Normandy" diễn ra vào tháng tới. Hôm nay (17/11), Nga thả 3 tàu của Ukraine mà nước này bắt giữ vào tháng 11/2018 vì cáo buộc xâm nhập trái phép lãnh hải và không tuân thủ yêu cầu của...