Nghị sĩ Nga gợi ý mua lại tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc
Tàu sân bay duy nhất của Nga – Đô đốc Kuznetsov – trong thời gian qua đã gặp phải nhiều sự cố. Gần đây, một chính khách Nga đã gợi ý mua lại tàu sân bay Liêu Ninh vốn do Liên Xô thiết kế và được bán cho Trung Quốc 25 năm trước.
Tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov. Ảnh: CNN
Tờ Business Insider (Mỹ) cho biết tàu Đô đốc Kuznetsov hạ thủy vào năm 1985, từ đó đến nay hàng không mẫu hạm này từng bị hỏng động cơ, xảy ra nhiều vụ cháy và gặp tai nạn tại xưởng đóng tàu. Năm 2012, một tàu kéo đã đưa hàng không mẫu hạm Đô đốc Kuznetsov về cảng sau khi con tàu này hỏng động cơ đẩy ngoài khơi bờ biển Pháp. Năm 2018, tàu Đô đốc Kuznetsov bị hư hại do một cần trục tị xưởng đóng tàu rơi trúng, để lại một lỗ thủng lớn trên boong. Tiếp theo là vào tháng 12/2019 đã xảy ra trận hỏa hoạn lớn trên tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov khiến một người thiệt mạng. Gần đây nhất, một vụ hỏa hoạn được ghi nhận vào tháng 12/2022 khi con tàu đang được bảo dưỡng. Chính phủ Nga cho biết có thiệt hại “nhỏ” trong vụ việc.
Trong khi đó, ông Sergey Karginov – thành viên của Ủy ban Phát triển vùng Viễn Đông và Bắc Cực thuộc Duma quốc gia (Hạ viện) Nga ngày 5/1 đã đề xuất một giải pháp là mua lại từ Trung Quốc tàu sân bay Varyag do Liên Xô sản xuất.
Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN
Video đang HOT
Khi Liên Xô tan rã năm 1991, tàu Varyag vẫn trong quá trình đóng. Vào thời điểm chia tách Hạm đội Biển Đen của Liên Xô, Ukraine nắm quyền sở hữu tàu Varyag. Năm 1998, Ukraine bán tàu sân bay chưa hoàn thiện này cho Trung Quốc với giá 20 triệu USD. Trung Quốc đã phát triển Varyag thành tàu sân bay Liêu Ninh, hàng không mẫu hạm đầu tiên của nước này.
Tàu sân bay Liêu Ninh đi vào hoạt động chính thức từ năm 2012. Hiện nay có 40 chiến đấu cơ và trực thăng hoạt động trên tàu Liêu Ninh.
Đến năm 2019, Hải quân Trung Quốc đưa vào hoạt động tàu sân bay thứ hai là tàu Sơn Đông. Năm 2022, Trung Quốc hạ thủy hàng không mẫu hạm thứ ba có tên Phúc Kiến. Trung Quốc lên kế hoạch đến năm 2030 sở hữu tối thiểu 4 nhóm tác chiến tàu sân bay. Với việc Trung Quốc đang rất cần người điều khiển tàu sân bay có kỹ năng cho số lượng hàng không mẫu hạm sắp tới, tàu Liêu Ninh đã được chuyển thành tàu huấn luyện.
Liên Xô đã chế tạo các tàu sân bay, nhưng vai trò của chúng khác với các tàu sân bay của Hải quân Mỹ. Thách thức của Nga hiện nay không phải là triển khai lực lượng không quân hải quân vào Địa Trung Hải hay Thái Bình Dương mà là chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.
Tàu sân bay của Trung Quốc bị chậm tiến độ
Sau hơn một tháng hạ thủy, tàu sân bay Phúc Kiến vẫn chưa được lắp đặt radar cũng như các hệ thống vũ khí, dấu hiệu cho thấy quá trình hoàn thiện tàu chậm tiến độ.
Tàu sân bay Phúc Kiến đang trong quá trình hoàn thiện trang thiết bị tại xưởng đóng tàu ở Thượng Hải. Những hình ảnh mới nhất của tàu chiến này được ghi lại hôm 17/7 và đăng tải trên Weibo, South China Morning Post đưa tin.
Ảnh chụp cho thấy có hai vị trí trống trên tháp điều khiển của con tàu. Đây là vị trí sẽ lắp đặt hệ thống radar mảng pha điện tử hiện đại AESA. Đường băng nơi máy bay trên tàu cất cánh đang bị che lại.
Những hình ảnh mới nhất cũng cho thấy một số cửa sổ trên tháp điều khiển bị che kín. Trong khi đó, một khẩu pháo tự động lớp 1130, vốn được quan sát thấy trên tàu trong lễ hạ thủy, cũng không còn. Khẩu pháo dường như đã bị tháo dỡ.
Hình ảnh mới nhất của tàu sân bay Phúc Kiến. Ảnh: SCMP.
Một số chuyên gia quân sự khu vực nhận định thời điểm này, đáng lẽ các khí tài quan trọng như radar đã phải được lắp đặt xong. Việc thiếu vắng các trang bị như vậy là dấu hiệu cho thấy quá trình hoàn thiện tàu đang chậm tiến độ.
"Nhiều công đoạn thử nghiệm kỹ thuật dưới nước và các công việc khác sau đó dường như sẽ bị chậm lại", Lu Li Shih, cựu giảng viên Học viện Hải quân Đài Loan, nhận định.
Theo kế hoạch ban đầu, tàu sân bay Phúc Kiến sẽ hạ thủy vào 23/4 để đánh dấu dịp kỷ niệm 73 năm Hải quân Trung Quốc. Bởi đợt bùng phát Covid-19, kế hoạch bị dời sang 3/6, trùng với Lễ hội Thuyền Rồng.
Tuy nhiên, thời gian hạ thủy của tàu Phúc Kiến sau đó một lần nữa bị hoãn mà không có giải thích. Con tàu cuối cùng chính thức hạ thủy ngày 17/6.
Các chuyên gia cho biết sau khi hạ thủy, cần tới vài năm để tiến hành lắp đặt trang thiết bị, thử nghiệm kỹ thuật và chạy thử trên biển, trước khi tàu đi vào phục vụ chính thức.
Trung Quốc hạ thủy tàu sân bay thứ ba mang tên Phúc Kiến Trung Quốc ngày 17/6 đã hạ thủy tàu sân bay thứ ba, được đặt theo tên tỉnh Phúc Kiến. Chiếc tàu sân bay thứ 3 của Trung Quốc khi đang được đóng tại xưởng đóng tàu Giang Nam ở Thượng Hải. Ảnh: SCMP Sau khi hạ thủy, Phúc Kiến trở thành tàu sân bay thứ ba của Trung Quốc và là tàu sân...