Nghị sĩ Nga đòi xét lại nền độc lập của vùng Baltic
Văn phòng Tổng Công tố của Nga đang yêu cầu xem xét lại việc công nhận nền độc lập của các quốc gia Baltic vào năm 1991 liệu rằng có phải là hành động hợp pháp?
Hôm 30-6, hãng tin Interfax trích dẫn nguồn tin từ văn phòng Tổng công tố Nga cho biết cuộc điều tra được đưa ra do yêu cầu từ hai đại biểu quốc hội là ông Yevgeny Fyodorov và Anton Romanov. Hai nghị sĩ thuộc Đảng Nước Nga Thống nhất cho rằng quyết định công nhận nền độc lập của các nước Baltic năm 1991 đã bị ép buộc bởi “một cơ chế vi hiến”.
Nguồn tin nói thêm rằng sẽ không có “hậu quả pháp lý” nếu năm 1991, việc công nhận độc lập của Estonia, Latvia và Lithuania bị coi là hành động bất hợp pháp.
Cuộc điều tra của văn phòng Tổng Công tố đưa ra ngay lập tức đã vấp phải sự lên án mạnh mẽ từ Ngoại trưởng Lithuania Linas Linkevicius. Ông Linkevicius cho rằng “đây là một hành động khiêu khích đầy vô lý”.
Khí đốt ngày nay được chuyên chở bằng tàu đến Lithuania để giảm sự phụ thuộc vào Nga
Ý kiến mới nhất của các nghị sĩ Đảng Nước Nga Thống nhất đưa ra khi căng thẳng giữa Nga và vùng Baltic đã gia tăng đáng kể trong những năm gần đây, nhất là khi Nga sáp nhập Crimea về Moscow và bùng nổ xung đột ở miền đông Ukraine với cáo buộc Nga gửi vũ khí cho lực lượng ly khai.
Video đang HOT
Mặt khác, trước đó, ba nước Baltic đã gia nhập EU và NATO vào năm 2004. Động thái này đã gặp phải sự khó chịu từ Nga, điện Kremlin cho rằng đó là một thách thức đối nghịch với nền an ninh của đất nước.
Lo ngại sự gia tăng hoạt động quân sự của Nga trong khu vực, NATO đã tăng cường sự hiện diện của quân đội tại các quốc gia Baltic, bao gồm việc thành lập lực lượng phản ứng nhanh cũng như triển khai hoạt động giám sát không quân bảo vệ đồng minh.
Estonia, Latvia và Lithuania được sáp nhập vào Liên Xô năm 1940, tuy nhiên hơn 50 năm sau, khi chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô tan rã, 3 quốc gia này được công nhận nền độc lập.
Theo_An ninh thủ đô
Bí mật đằng sau cuộc bỏ phiếu "dân chủ" ở Hồng Kông
Các nhà lập pháp Hồng Kông thân Bắc Kinh đã nhận bàn thua cay đắng trong cuộc bỏ phiếu thông qua đề xuất cải cách bầu cử diễn ra hôm 18-6 chỉ vì phối hợp với nhau không ăn ý.
Nhà lập pháp Hồng Kông thân Bắc Kinh - bà Regina Ip bật khóc vì sự thất bại trong cuộc bỏ phiếu. Ảnh: SCMP Pictures
Hôm 18-6, Hội đồng Lập pháp Hồng Kông tổ chức cuộc bỏ phiếu sớm để quyết định hình thức bầu đặc khu trưởng vào năm 2017. Chỉ có 37/70 nghị sĩ của cả hai phe ủng hộ dân chủ và thân Bắc Kinh tham dự.
Kết quả bỏ phiếu xác định chiến thắng thuộc về phe "ô vàng" (một trong các biểu tượng của cuộc biểu tình đòi dân chủ ở Hồng Kông hồi năm ngoái) với 8 phiếu thuận, 28 phiếu chống và 1 phiếu trắng.
Phe thân Bắc Kinh có thể đã không thất bại thảm hại nếu các nghị sĩ của phe này phối hợp ăn ý. Ngay khi cuộc bỏ phiếu chuẩn bị bắt đầu, nghị sĩ thân Bắc Kinh Jeffrey Lam đề nghị dời thời điểm bỏ phiếu lại 15 phút nhưng không được chủ tịch hội đồng Jasper Tsang chấp thuận.
Các nhà lập pháp thân Bắc Kinh trả lời họp báo sau thất bại hôm 18-6. Ảnh: Reuters
Trong một động thái gây bất ngờ, hàng loạt nhà lập pháp ủng hộ Bắc Kinh đứng dậy và rời khỏi phòng họp, bước ra ngoài, chỉ còn lại 8 thành viên bên trong. Sau này, nghị sĩ Abraham Shek cho biết việc 8 thành viên đó ở lại là 1 sai lầm bởi lẽ ra tất cả phe thân Bắc Kinh phải tẩy chay cuộc bỏ phiếu. Nhưng họ vô tình để lại một lượng thành viên vừa đủ để cuộc bỏ phiếu có thể tiếp tục diễn ra.
"Điều đó không đúng như kế hoạch mà chỉ là một sự cố. Có thể những người đó không hiểu những gì chúng tôi đang làm" - ông Shek phân trần.
Theo hãng tin Reuters, lý do nghị sĩ Jeffrey Lam muốn dời thời điểm bỏ phiếu là do một đồng nghiệp khác của họ tên Lau Wong-fat đang bị bệnh. Mọi người hy vọng chờ ông Lau quay lại để tăng cường lực lượng.
Kết quả thất bại nêu trên chắc chắn khiến chính phủ Trung Quốc không hài lòng. Đặc khu trưởng Hồng Kông Lương Chấn Anh sau đó phủ nhận các nhà lập pháp thân Bắc Kinh bị dao động, trong khi nhóm nghị sĩ này cho biết họ đã gặp một phó giám đốc của Văn phòng Liên lạc Trung Quốc tại Hồng Kông để giải thích nguyên nhân rời khỏi phòng bỏ phiếu.
P.Nghĩa (Theo Reuters)
Theo_Người lao động
Thủ tướng Nhật cúi đầu xin lỗi nghị sĩ đảng đối lập trước quốc hội Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ngày 1.6 lên tiếng xin lỗi một nghị sĩ thuộc đảng đối lập vì đã la mắng và ngắt lời bà này khi bà chất vấn ông về vấn đề quốc phòng. Ông Shinzo Abe xin lỗi nghị sĩ đảng đối lập vì thái độ nóng giận của mình - Ảnh minh họa: Reuters Báo Japan Times...