Nghị sĩ Mỹ yêu cầu cắt viện trợ cho Ukraine
Nghị sĩ đảng Cộng hòa Mỹ Paul Gosar cho rằng Mỹ không hành động vì lợi ích quốc gia trong cuộc khủng hoảng Nga – Ukraine hiện nay.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Ảnh: AFP
Kênh truyền hình Nga RT đưa tin Hạ nghị sĩ Paul Gosar đã kêu gọi Chính phủ Mỹ cắt viện trợ nước ngoài dành cho Ukraine. Ông cho rằng số tiền trên đang được dùng cho một cuộc xung đột mà Mỹ không nên can dự vào.
Nghị sĩ Paul Gosar là một trong những người phản đối mạnh mẽ nhất chính sách Ukraine của chính quyền Tổng thống Joe Biden.
Nghị sĩ đại diện cho bang Arizona này đã bỏ phiếu chống gói viện trợ kinh tế và quân sự trị giá 40 tỷ USD cho Kiev vào tháng 5 và chống dự luật cung cấp cho Kiev thêm 12 tỷ USD vào tháng trước.
Tại trụ sở Quốc hội Mỹ, một số nhà lập pháp khác của đảng Cộng hòa cũng đã lên án các khoản viện trợ tài chính và quân sự của Tổng thống Joe Biden dành cho Kiev.
Tuần trước, Hạ nghị sĩ bang Georgia là Marjorie Taylor Greene cáo buộc nguồn viện trợ của Mỹ cho Ukraine đã tiếp tay giết chết hàng nghìn người, cũng như làm tăng đáng kể chi phí sinh hoạt trên toàn thế giới. Trong khi đó, Hạ nghị sĩ bang Florida là Matt Gaetz cho rằng việc Mỹ tiếp tục gửi tiền cho Ukraine không hề liên quan đến mối đe dọa về chiến tranh hạt nhân.
Mỹ đã cam kết cung cấp hơn 13,5 tỷ USD viện trợ quân sự cho Ukraine kể từ khi chiến sự bùng phát ngày 24/2, so với khoảng hai tỷ USD trong giai đoạn 2014-2021. Giới chức Nhà Trắng cho biết khoảng 3/4 số này đã được giải ngân hoặc duyệt chi.
Video đang HOT
Trả lời phỏng vấn chương trình “Face the Nation” của đài CBS phát sóng ngày 25/9, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết: “Mỹ cung cấp cho chúng tôi 1,5 tỷ USD mỗi tháng hỗ trợ ngân sách của chúng tôi để chiến đấu với Nga”.
Ông Zelensky cho rằng việc trang bị vũ khí và những trợ giúp khác về quân sự cho Ukraine là đôi bên cùng có lợi đối với Mỹ. Ông cam kết rằng khi xung đột chấm dứt, người dân Ukraine sẽ trở về quê hương và bắt đầu đóng thuế, giảm bớt gánh nặng cho những người đóng thuế Mỹ.
“Đối với Mỹ, đó sẽ là một khoản tiết kiệm đáng kể, nhưng đối với chúng tôi, đó sẽ là cơ hội để đảm bảo lãnh thổ của chúng tôi và khiến nó an toàn với người dân của chúng tôi”, ông Zelensky phát biểu.
Mỹ: Các văn phòng bầu cử siết chặt an ninh trước thềm bỏ phiếu giữa nhiệm kỳ
Các quan chức bầu cử lo ngại những rủi ro bạo lực liên quan đến bầu cử trước đây chỉ là giả thuyết giờ đã trở nên thật hơn.
Nhân viên trong các văn phòng bầu cử làm việc sau lớp kính chắn đạn. Ảnh: Reuters
Khi các cử tri tại hạt Jefferson (bang Colorado, Mỹ) đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ tổ chức vào ngày 8/11 tới đây, họ sẽ bắt gặp lực lượng nhân viên an ninh làm nhiệm vụ bên ngoài những điểm bỏ phiếu đông đúc nhất.
Tại một văn phòng bầu cử ở thành phố Flagstaff (bang Arizona), kính chống đạn đã được lắp đặt và các cử tri cần ấn chuông để được vào bỏ phiếu. Tại Tallahassee (bang Flordia), các nhân viên bầu cử sẽ kiểm phiếu trong một tòa nhà vừa mới được gia cố bằng các bức tường làm từ chất liệu sợi Kevlar siêu bền.
Lường trước vô số mối đe dọa và hành vi từ các đối tượng quá khích, một số quan chức bầu cử trên khắp nước Mỹ đã bắt tay siết chặt an ninh, đảm bảo công tác bầu cử diễn ra suôn sẻ trước, trong và sau khi cử tri bỏ phiếu.
Theo kết quả khảo sát của hãng tin Reuters với 30 văn phòng bầu cử, một nửa trong số đó đã tăng cường an ninh với nhiều biện pháp khác nhau, từ cài đặt các nút báo động, lắp đặt thêm hệ thống camera giám sát đến thuê thêm nhân viên bảo vệ.
Tại các văn phòng bầu cử ở các bang chiến địa, giới chức thể hiện rõ nhu cầu cải thiện mức độ an ninh. Mặc dù kết quả khảo sát của hãng tin Reuters không nói lên mức độ lan rộng của động thái siết chặt an ninh nhưng đây cũng thể hiện một phần các quan chức bầu cử đang phản ứng ra sao trước các mối đe dọa tại các khu vực có kết quả bầu cử mang tính quyết định.
Tại các địa phương, các quan chức bầu cử cho biết họ đang phối hợp chặt chẽ hơn với cơ quan thực thi pháp luật để ứng phó nhanh chóng trong trường hợp xảy ra hỗn loạn. Các nhân viên đã được huấn luyện để giảm thiểu xung đột và ẩn náu, trốn thoát khi có người nổ súng.
Máy quay an ninh được lắp đặt ngoài các văn phòng bầu cử. Ảnh: Reuters
Theo Tammy Patrick - một cố vấn cấp cao tại Quỹ Dân chủ, một nhóm công ích phi đảng phái, những rủi ro bạo lực liên quan đến bầu cử trước đây chỉ là giả thuyết giờ đã trở nên ngày một thật hơn. "Khả năng những hành vi quá khích có thể xảy ra dần tăng lên", bà Tammy nhấn mạnh.
Tại hạt Champaign (bang Illinois), thư ký bầu cử Aaron Ammons muốn lắp đặt máy dò kim loại tại văn phòng của mình.
Phát biểu trước quốc hội Mỹ hồi tháng 8, Ammons cho biết anh và vợ đã nhận được những tin nhắn nặc danh đe dọa mạng sống của con gái họ trước khi cuộc bầu cử năm 2020 diễn ra. Ammons còn nói rằng gần đây, nhà của gia đình đã bị một người nào đó quay lén.
Bộ Tư pháp Mỹ cho biết họ đã điều tra hơn 1.000 tin nhắn gửi đến các nhân viên bầu cử kể từ cuộc bầu cử năm 2020, trong đó có hơn 100 tin nhắn có khả năng bị truy tố. Cho đến nay đã có 7 trường hợp bị buộc tội. Bản án đầu tiên dành cho một đối tượng nam giới ở Nebraska. Người này đã nhận phán quyết 18 tháng tù giam vì đe dọa một quan chức bầu cử.
Nhân viên được huấn luyện đảm bảo an toàn trong khi tổ chức bầu cử. Ảnh: Reuters
Theo một cuộc khảo sát của Trung tâm Tư pháp Brennan, có đến 1/5 nhân viên bầu cử tại Mỹ bày tỏ họ khó có thể tiếp tục công việc cho đến năm 2024, khi người Mỹ sẽ một lần nữa đi bỏ phiếu một lần nữ để bầu tổng thống. Căng thẳng, các cuộc tấn công của chính trị gia và đến thời hạn nghỉ hưu là những nguyên nhân khiến nhân viên nghỉ việc.
Omar Sabir, một trong ba ủy viên bầu cử của Philadelphia, cho biết thành phố này đã tăng mức lương cho nhân viên làm việc trong ngày bầu cử từ 120 USD lên 250 USD lên để thúc đẩy tuyển dụng. Bản thân Omar cũng từng nhận những lời đe dọa tính mạng vào năm 2020.
Một trong những thách thức mà các quan chức bầu cử gặp phải trong quá trình siết chặt an ninh là nguồn viện trợ từ chính phủ liên bang.
Amy Cohen, người đứng đầu Hiệp hội Bầu cử Quốc gia cho biết theo Bộ Tư pháp và An ninh Nội địa Mỹ, năm nay sẽ có quỹ đảm bảo an ninh văn phòng bầu cử, nhưng số tiền đó sẽ được phân bổ cho sở cảnh sát địa phương và những cơ quan chức năng có liên quan.
Một phát ngôn viên của Bộ Tư pháp cho biết Lực lượng Đặc nhiệm Chống Đe dọa Bầu cử của cơ quan này đã làm việc kể từ khi ra mắt vào năm 2021 để phân bổ nguồn viện trợ liên bang cho các văn phòng bầu cử địa phương nhằm tăng cường an ninh, và thúc giục Quốc hội cung cấp thêm nhiều khoản viện trợ như vậy.
Để chi trả cho các biện pháp tăng cường an ninh, một số văn phòng bầu cử địa phương đã cắt giảm chi phí cho những công việc khác. Văn phòng hạt Jefferson đã cắt giảm chi phí gửi thư cho cử tri để trả tiền cho 4 nhân viên an ninh làm nhiệm vụ tại 4 điểm bỏ phiếu đông đúc nhất.
Các siêu máy tính mới dự báo bão ngày càng chính xác hơn Mỗi siêu máy tính của Cơ quan Thời tiết quốc gia Mỹ có kích thước bằng 10 chiếc tủ lạnh. Siêu máy tính giúp cải thiện khả năng dự báo các cơn bão đang ngày càng khó đoán hơn do tác động của biến đổi khí hậu. Dự báo đường đi của bão Noru - Ảnh: THE THAIGER Khi đổ bộ vào bờ...