Nghị sĩ Mỹ: Washington không có chiến lược đối phó Trung Quốc
Phần lớn người dân và các đồng minh của Mỹ hiện không rõ chiến lược nước này dùng để đối phó với sự hung hăng của Trung Quôc tại Thai Binh Dương, một nghị sĩ Mỹ tuyên bố hồi đầu tuần này.
Hạ nghị sĩ Randy Forbes, chủ tịch tiểu ban Hải lực và Triển khai Lực lượng thuộc Ủy ban Quân vụ Hạ viện Mỹ – Ảnh: Hải quân Mỹ
Mặc dù lên tiếng ca ngợi sự sáng tạo và khả năng phối hợp tốt với các đồng minh, cũng như chiến lược tái cân bằng châu A – Thai Binh Dương của chinh quyên hiện tại, hạ nghị sĩ Randy Forbes, chủ tịch tiểu ban Hải lực và Triển khai Lực lượng thuộc Ủy ban Quân vụ Hạ viện Mỹ, vẫn cho rằng Washington dường như chưa có một chiến lược để đối phó với Trung Quôc.
Phát biểu của ông Forbes đưa ra tại hội thảo thường niên về Biển Đông ở Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược ( CSIS) ở Washington ngày 21.7, trang tin Military.com (My) cho hay.
Vị hạ nghị sĩ đảng Cộng hòa này cho rằng một chiến lược có thể giành chiến thắng chính là tiến hành ngăn chặn hành vi hiếu chiến của Trung Quôc bằng một sự hiện diện quân sự mạnh mẽ. Dẫu vậy, Mỹ không cần thiết phải đối đầu với Trung Quôc, mà nên cải thiện quan hệ 2 nước, ông nói thêm.
“Nếu không có công cụ để đánh giá các chiến lược, làm sao biết liệu chúng ta có thắng hay không? Chiến thắng không có nghĩa là phía bên kia phải thua. Chúng ta có thể phát triển các chiến lược có khả năng thúc đẩy cả khu vực tiến lên và giúp cả 2 phía (Trung Quôc và các nước có tranh chấp) cùng tiến xa hơn tình huống mà họ có thể lâm vào nếu chúng ta không can thiệp”, ông Forbes phát biểu.
Video đang HOT
Trả lời trang tin Breaking News ngày 24.7, ông Forbes nhấn mạnh: “Trung Quốc bồi đắp hơn 1.000 ha ở Biển Đông, còn chúng ta làm gì? Vẫn mời họ dự tập trận RIMPAC?”. Ông nói quan điểm của ông là cần “trừng phạt” Trung Quốc về hành vi xây đảo phi pháp này bằng cách không mời tham dự các cuộc tập trận chung kiểu RIMPAC.
Tại hội thảo của CSIS trước đó, ông cũng lên tiếng kêu gọi chinh phu Mỹ nên tăng cường hiện diện hải quân tại Biển Đông, đồng thời tiến hành huấn luyện và trang bị cho các đồng minh ở Thai Binh Dương.
“Chúng ta cần phải có một sự hiện diện (quân sự) mạnh mẽ tại đó, chủ yếu là lực lượng hải quân, vì tôi nghĩ hành động này sẽ làm dịu tình hình, chứ không phải làm căng thẳng leo thang”, nghị sĩ Mỹ nói.
Hoàng Uy
Theo Thanhnien
Trung Quốc có thể dùng đảo nhân tạo ở Biển Đông để ngăn cản Mỹ
Cố vấn cao cấp phụ trách Đông Á tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS, Mỹ) nhận định Trung Quốc có thể quân sự hóa các đảo nhân tạo phi pháp ở Biển Đông, dùng chúng để cản trở hoặc hạn chế Mỹ tiếp cận khu vực.
Hoạt động xây dựng phi pháp của Trung Quốc tại Đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam - Ảnh: Mai Thanh Hải
Thời báo Đài Bắc ngày 24.7 dẫn lời cố vấn cao cấp của CSIS, bà Bonnie Glaser phát biểu tại Hội thảo về Biển Đông của CSIS ở thủ đô Washington (Mỹ) mới đây rằng Mỹ hoàn toàn ý thức về việc những đảo nhân tạo phi pháp này sẽ giúp Trung Quốc tăng cường khả năng chống tiếp cận khu vực. Khả năng này sẽ được tăng cường một khi Trung Quốc triển khai các loại vũ khí như tên lửa phòng không, tên lửa hành trình chống hạm, máy bay chiến đấu, lực lượng mặt đất, đưa vào sử dụng hàng loạt cơ sở quân sự trên đảo nhân tạo...
Bà Glaser nhận định các đường băng mà Trung Quốc xây dựng trên các đảo nhân tạo xây phi pháp ở Biển Đông sẽ phục vụ công tác tiếp liệu, từ đó tăng tầm hoạt động của máy bay Trung Quốc.
Tất cả những điều này đe dọa lực lượng của Mỹ với mức độ cao hơn so với hiện nay; chẳng hạn trong trường hợp Mỹ muốn bảo vệ Đài Loan khi có biến, khả năng tiếp cận của Mỹ đến khu vực sẽ bị Trung Quốc cản trở bằng các thiết bị, vũ khí tại các đảo nhân tạo kể trên.
Tàu vận tải đổ bộ 996 của Trung Quốc bảo vệ công trình xây phi pháp ở Đá Xu Bi - Ảnh: Mai Thanh Hải
Bà Glaser nhận định rằng diễn biến rắc rối nhất và đáng quan tâm nhất trên Biển Đông trong năm qua là việc Trung Quốc biến một số bãi cạn, bãi đá ngầm hoặc bán ngầm thành đảo nhân tạo phi pháp. Bà cho rằng mục tiêu đầu tiên của Trung Quốc là xác lập chủ quyền và kiểm soát về mặt hành chính các khu vực này.
Hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy Trung Quốc đã xây dựng với quy mô rất lớn ở các khu vực kể trên, có thể biến chúng thành các cơ sở quân sự, bao gồm đường băng dài hơn 3.000 m trên Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, các công trình nhà chứa máy bay, radar và các cơ sở khác, giúp Trung Quốc tăng cường quy mô và mức độ của lực lượng đổ bộ trong khu vực.
Bà cũng cho biết hiện Trung Quốc điều 8 tàu tuần duyên túc trực trong khu vực Biển Đông. Dù khả năng tình báo, theo dõi và do thám của các tàu này còn hạn chế, tất cả đều sẽ được cải thiện đáng kể một khi Trung Quốc đưa vào sử dụng các thiết bị, cơ sở quân sự trên các đảo nhân tạo, bao gồm thiết bị nghe lén điện tử, có thể là hệ thống cảnh báo và kiểm soát sớm từ máy bay (AWACS).
Đường băng hoàn chỉnh mà Trung Quốc xây dựng phi pháp trên Đá Chữ Thập - Ảnh vệ tinh DigitalGlobe ngày 13.7.2015
Ngoài ra, chuyên gia Glaser cũng bày tỏ lo ngại Trung Quốc có thể lập vùng nhận dạng phòng không tại Biển Đông như đã làm trên biển Hoa Đông.
Cùng lúc, bà dẫn ý kiến của một số người phủ nhận giá trị quân sự của các đảo nhân tạo, bởi chúng rất dễ bị tấn công giữa thời chiến. Tuy nhiên "trong thời bình cũng như lúc xảy ra khủng hoảng, chúng thực sự có giá trị tiềm tàng", bà Glaser nói.
Kiều Oanh
Theo Thanhnien
Mỹ không 'trung lập' trong tranh chấp ở Biển Đông Mỹ không đứng về bên nào trong tranh chấp ở Biển Đông nhưng sẽ không trung lập trong việc phải dùng luật pháp quốc tế để giải quyết tranh chấp này, theo ông Daniel Russel - Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á - Thái Bình Dương. Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á - Thái Bình Dương, ông...