Nghị sĩ Mỹ truy tội ông chủ Facebook
Ủy ban Thương mại liên bang Mỹ (FTC) được cho là đang cân nhắc buộc ông chủ Facebook Mark Zuckerberg chịu trách nhiệm vì vụ bê bối thu thập thông tin người dùng năm 2018.
Tỉ phú Mark Zuckerberg đang đối diện sóng gió mới từ giới nghị sĩ Mỹ
Một số thượng nghị sĩ Mỹ đang gây áp lực lên chính quyền nhằm buộc ông chủ Facebook Mark Zuckerberg phải chịu trách nhiệm cá nhân vì vụ bê bối liên quan đến Facebook và Hãng tư vấn chính trị Cambridge Analytica về việc thu thập dữ liệu người dùng trái phép hồi đầu năm 2018.
Ủy ban Thương mại liên bang (FTC) bắt đầu điều tra Facebook sau khi vụ bê bối được phanh phui, cho thấy Cambridge Analytica đã thu thập trái phép thông tin của 87 triệu người dùng Facebook để phục vụ mục đích chính trị.
Hồi tháng 2, rộ lên thông tin Facebook đang đưa ra một mức giá nhiều tỉ USD để dàn xếp vụ việc với FTC. Tuy nhiên, tờ The Washington Post mới đây loan tin FTC đang cân nhắc buộc tỉ phú Zuckerberg phải chịu trách nhiệm trực tiếp.
Video đang HOT
Ông Mark Zuckerberg tại phiên điều trần hồi tháng 4.2018 về việc sử dụng và bảo vệ dữ liệu người dùng của Facebook
Thượng nghị sĩ Richard Blumenthal yêu cầu FTC phải có hành động cứng rắn và việc quy trách nhiệm lên ông Zuckerberg gửi thông điệp mạnh mẽ đến giới doanh nhân toàn cầu rằng họ “sẽ phải trả giá đắt nếu lừa dối người dùng và làm trái luật”.
Thượng nghị sĩ Ron Wyden cũng ủng hộ ý kiến này và nhấn mạnh quốc hội cần đưa ra những quy định mới về quyền riêng tư mạnh mẽ hơn trong thời gian tới.
Khi được hỏi về thông tin của The Washington Post về cuộc điều tra, một người phát ngôn của Facebook nói rằng hy vọng sẽ “đạt được giải pháp thích hợp và công bằng”.
Theo Thanhnien
Tháng sau, 'ngai vàng' của Mark Zuckerberg có sụp đổ?
Đó là một kịch bản có viển vông nhưng vị trí của Mark Zuckerberg đang bị lung lay bởi tiếng nói phản đối từ một nhóm cổ đông đòi 'xét lại' vai trò của người sáng lập Facebook.
Một nhóm cổ đông của Facebook đang tìm cách thay đổi cơ cấu quyền lực kép, vừa là CEO vừa là Chủ tịch Hội đồng quản trị, của nhà sáng lập Mark Zuckerberg.
Kế hoạch đã được đệ trình bằng văn bản chính thức lên Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC). Cổ đông Facebook cho rằng việc Mark Zuckerberg vừa quản lý điều hành, vừa giám sát làm suy yếu Hội đồng quản trị khiến cho mạng xã hội này xử lý sai lầm một số vấn đề quan trọng.
Theo Business Insider, cuộc họp cổ đông thường niên của Facebook diễn ra vào ngày 30/5 sẽ bỏ phiếu 2 phương án thay đổi cấu trúc quản trị của công ty. Tuy nhiên, khả năng "phế truất" Mark Zuckerberg không cao vì nhân vật quyền lực nhất kịch liệt phản đối các phương án đề xuất.
"Giám đốc điều hành Facebook Mark Zuckerberg đã làm Chủ tịch Hội đồng quản trị từ năm 2012. Cổ phần hai lớp của ông mang đến khoảng 60% quyền biểu quyết tại Facebook, vượt lên trên hội đồng, ngay cả khi có một giám đốc độc lập thì chỉ có thể hạn chế quyền lực của Zuckerberg", nhóm cổ đông tuyên bố.
Mark Zuckerberg đang đối mặt với sự phản đối từ bên trong nội bộ Facebook.
"Chúng tôi tin rằng điều này làm suy yếu khả năng quản trị và giám sát của Facebook. Chọn một Chủ tịch độc lập sẽ giúp CEO tập trung vào việc quản lý công ty và cho phép Chủ tịch tập trung vào giám sát và định hướng chiến lược", nhóm này tuyên bố.
Nói cách khác, các nhà đầu tư của Facebook nghĩ rằng một mình Zuckerberg vừa kiểm soát vừa điều hành sẽ không tốt cho việc kinh doanh. Họ đưa ra vài ví dụ chứng minh về điều này như: Bê bối xung quanh sự can thiệp của Nga trong cuộc bầu cử ở Mỹ, vụ rò rỉ dữ liệu người dùng của Cambridge Analytica, việc bỏ mặc các nhà sản xuất tự ý sử dụng thông tin người dùng, làn sóng tin tức giả mạo, quảng cáo nhắm mục tiêu có tính chất phân biệt chủng tộc...
Nếu kế hoạch được thông qua, Facebook sẽ có một vị Chủ tịch độc lập với Hội đồng quản trị.
Nhóm cổ đông còn viện dẫn cơ cấu tại các tập đoàn công nghệ lớn gồm Google, Microsoft, Apple, Oracle và Twitter đều tách riêng biệt vai trò của Tổng Giám đốc điều hành (CEO) và Chủ tịch Hội đồng quản trị. Tính từ tháng 4/2018, có 59% công ty nằm trong nhóm S&P500 (500 công ty có vốn hóa thị trường lớn nhất niêm yết trên NYSE hoặc NASDAQ) đã áp dụng cơ cấu này.
Đây không phải là lần đầu cổ đông kêu gọi hạn chế quyền lực tối thượng của Mark Zuckerberg. Một đề xuất tương tự vào năm 2017 đã bị bác bỏ với quyền bỏ phiếu áp đảo của nhà sáng lập Facebook.
Theo Mashable
Facebook chi 20 triệu USD/năm để bảo vệ Mark Zuckerberg Các chi phí hoàn trả cho máy bay cá nhân, bảo vệ gia đình, bảo mật thông tin của CEO Facebook lên đến hàng chục triệu USD. Năm 2018 là một năm tồi tệ của Facebook. Công ty dành ra cả năm để giải quyết vụ bê bối Cambridge Analytica và hàng loạt khủng hoảng khác. Trong đó, sự giận dữ của công...