Nghị sĩ Mỹ muốn trói ‘quyền chiến tranh’ của Biden
Nhóm thượng nghị sĩ lưỡng đảng Mỹ trình dự luật nhằm rút lại quyền sử dụng vũ lực của Tổng thống Biden sau cuộc không kích tại Syria.
Thượng nghị sĩ Dân chủ Tim Kaine và thượng nghị sĩ Cộng hòa Todd Young hôm 3/3 trình dự luật chấm dứt ủy quyền của quốc hội cho phép Tổng thống Mỹ ra lệnh tiến hành các đòn tấn công quân sự ở nước ngoài, nhằm tái khẳng định vai trò của quốc hội trong việc đưa nước Mỹ tham gia và kết thúc chiến tranh.
Động thái này diễn ra sau khi các nghị sĩ Mỹ bày tỏ sự thất vọng với quyết định không kích Syria mà họ cho là “đơn phương” của Tổng thống Joe Biden hồi tuần trước. Cuộc không kích được Biden phê chuẩn nhằm trả đũa vụ nhóm dân quân thân Iran nã rocket vào các mục tiêu Mỹ ở Iraq.
“Các cuộc không kích ở Syria tuần trước cho thấy nhánh hành pháp, bất kể đảng nào, cũng sẽ tiếp tục tăng cường sức mạnh chiến tranh của mình. Quốc hội không những có trách nhiệm bỏ phiếu thông qua những hành động quân sự mới, mà còn có quyền bãi bỏ những ủy quyền cũ không còn cần thiết”, thượng nghị sĩ Kaine cho biết.
Video đang HOT
Thượng nghị sĩ Dân chủ Tim Kaine phát biểu tại Đồi Capitol hồi tháng 5/2020. Ảnh: Reuters.
Dự luật hạn chế quyền chiến tranh của Biden đã được loạt thượng nghị sĩ lưỡng đảng ủng hộ, gồm nghị sĩ Tammy Duckworthm, Chris Coons, Dick Durbin của đảng Dân chủ và nghị sĩ Dick Durbin, Chuck Grassley, Rand Paul của đảng Cộng hòa.
Nhóm đảng viên Dân chủ và Cộng hòa cũng kêu gọi chấm dứt “các cuộc chiến không hồi kết” của Mỹ và tìm cách trói quyền sử dụng các lực lượng quân sự của Tổng thống tại Iraq.
Hạ viện và Thượng viện Mỹ năm ngoái cũng thông qua Nghị quyết về Quyền chiến tranh của Tổng thống, nhằm hạn chế Trump phát động các cuộc tấn công chống lại Iran, song dự luật đã bị phủ quyết. Cựu tổng thống Mỹ khi ấy đã ra lệnh không kích hạ sát tướng Iran Qassem Soleimani mà không thông qua quốc hội.
Ủy quyền sử dụng vũ lực cho tổng thống được quốc hội Mỹ thông qua sau vụ tấn công khủng bố ngày 11/9/2001. Ba chính quyền Mỹ liên tiếp đã viện dẫn điều này làm căn cứ pháp lý để tiến hành hàng loạt hành động quân sự trên khắp thế giới.
Mỹ khẳng định quan điểm cứng rắn trong thương mại với Trung Quốc
Ngày 1/3, Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) cho hay Tổng thống Joe Biden sẽ sử dụng "mọi công cụ sẵn có" để ngăn chặn chống lại những hành vi thương mại mang tính "lạm dụng" của Trung Quốc.
Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu về chính sách đối ngoại tại Washington DC., ngày 4/2/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, trong báo cáo về chương trình nghị sự năm 2021 do USTR đệ trình lên Quốc hội Mỹ, đội ngũ phụ trách vấn đề thương mại của Tổng thống Biden cho biết sẽ nỗ lực cải thiện quan hệ với các đồng minh và bảo vệ người lao động Mỹ. Báo cáo nhấn mạnh việc phục hồi mối quan hệ rạn nứt với các đồng minh và đối tác thương mại cũng sẽ là một phần trong chiến lược ứng phó với Trung Quốc của Tổng thống Biden nhằm giải quyết tình trạng "méo mó" của thị trường toàn cầu do tình trạng dư thừa công nghiệp tạo ra.
Như vậy, báo cáo này được xem là một trong những tín hiệu nhằm chính thức hóa những tuyên bố của Tổng thống Biden và bà Katherine Tai - người được ông đề cử vào vị trí người đứng đầu USTR.
Ngoài ra, báo cáo cũng nhấn mạnh những thiệt hại do các hành vi thương mại không công bằng và mang tính cưỡng ép của Trung Quốc gây ra, đồng thời khẳng định những hành vi này "gây phương hại đến lợi ích quốc gia của Mỹ".
Trước đó, cùng ngày, trong văn bản trả lời câu hỏi của các nghị sĩ, bà Tai khẳng định sẽ nỗ lực đấu tranh với hàng loạt hành động thương mại và kinh tế "bất công" của Trung Quốc. Bà nhấn mạnh sẽ cố gắng sử dụng tiến trình tham vấn thực thi trong thỏa thuận thương mại Giai đoạn 1 mà Washington và Bắc Kinh đã đạt được dưới thời của cựu Tổng thống Donald Trump để đảm bảo sự bảo vệ đối với quyền sở hữu trí tuệ của Mỹ.
Hồi đầu tháng 2 vừa qua, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) Dương Khiết Trì đã kêu gọi chính quyền Mỹ của Tổng thống Joe Biden tập trung vào hợp tác và kiểm soát các bất đồng nhằm đưa quan hệ song phương phát triển theo hướng lành mạnh và ổn định. Ông Dương Khiết Trì ước tính các doanh nghiệp Mỹ có thể được hưởng lợi từ xuất khẩu số hàng hóa trị giá 22.000 tỷ USD sang Trung Quốc trong thập kỷ tới. Ông cũng hy vọng chính quyền mới của Mỹ đáp ứng nguyện vọng của nhân dân hai nước và đi theo xu thế lịch sử.
Dưới thời Tổng thống Donald Trump, quan hệ Trung - Mỹ đã xuống mức nghiêm trọng nhất kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1979 với căng thẳng trong loạt vấn đề từ thương mại, công nghệ đến vấn đề Hong Kong (Trung Quốc) và Biển Đông.
Biden giải thích với quốc hội về lệnh không kích Syria Biden gửi thư cho lãnh đạo quốc hội giải thích về lệnh không kích dân quân thân Iran tại Syria, sau khi bị một số nghị sĩ chỉ trích. Trong thư gửi ngày 27/2, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết vụ không kích nhằm vào cơ sở tại Syria của nhóm dân quân thân Iran là hành động "tuân theo quyền tự...