Nghị sĩ Mỹ kêu gọi tẩy chay Olympic vì Snowden
Liên quan đến tình hình về cựu nhân viên NSA Edward Snowden, nghị sĩ Đảng Cộng Hòa tại Quốc hội Mỹ Lindsey Graham kêu gọi Mỹ tẩy chay kế hoạch Olympic tại Sochi (Nga) vào tháng 2 năm tới.
Theo quan điểm của ông này, Tổng thống Barack Obama cần xem xét khả năng Mỹ từ chối tham gia thế vận hội Olympic mùa đông ở Sochi (thuộc vùng Krasnodar của Nga) nếu Nga cho Snowden tị nạn. “Tôi mong muốn gửi đến những người Nga tín hiệu duy nhất, rõ ràng nhất”, hãng thông tấn ITAR-TASS trích lời Graham cùng với đoạn phỏng vấn ông này trên tờ The Hill.
Xem ra trong giai đoạn này, các nhà lập pháp khác của Mỹ không cùng quan điểm với ông Lindsey Graham.
Nghị sĩ Đảng Cộng hòa John McCain, người mới đây được Bộ Ngoại giao Nga nhận xét là “không ưa Nga rõ rệt”, cũng không đồng ý với quan điểm này. “Chúng ta có thể làm nhiều thứ”, nếu Nga tiếp nhận Snowden, “nhưng tôi không nghĩ rằng cố gắng hủy bỏ tham gia Olympic là hay ho”, ông McCain nhấn mạnh.
Nghị sĩ đảng Cộng Hòa Lindsey Graham
Video đang HOT
Nghị sĩ Bob Corker, nhân vật kỳ cựu nhất của Đảng Cộng hòa trong Ủy ban đối ngoại đã bỏ phiếu trắng đối với việc tăng cường phô trương tình hình quanh vụ Snowden và tăng thêm căng thẳng quan hệ Nga-Mỹ. “Tôi không muốn sự thù địch tăng lên trong quan hệ hai chiều”, ông nói.
Mỹ đã tẩy chay Olympic ở Moscow năm 1980. Đến lượt mình, năm 1984, Liên Xô cùng với phần lớn các nước trong phe Xã hội chủ nghĩa đã từ chối tham gia Thế vận hội ở Los
Angeles.
Putin nói về Snowden Ngày 17/7/2013, trong cuộc nói chuyện với các nhà báo ở tỉnh Chita, Tổng thống Nga V. Putin nhận xét rằng Snowden chưa khi nào đặt mục tiêu ở lại nước Nga vĩnh viễn. “Anh ta còn trẻ. Thực sự tôi không hiểu rõ lắm vì sao anh ta lại quyết định làm việc này và anh ấy định tiếp tục xây dựng cuộc đời mình ra sao”, Putin nói sau khi nhận xét “hoạt động liên quan đến chỉ trích Mỹ là khá phức tạp”. “Nhưng đây là số phận anh ta, sự lựa chọn của anh ta. Chúng ta có những nhiệm vụ quốc gia, trong đó có xây dựng quan hệ Nga-Mỹ”, tổng thống Nga nói. V. Putin lưu ý về chính sách đối ngoại độc lập của Nga và hy vọng các quốc gia khác cư xử một cách hiểu biết đối với việc này. Ông cho biết Snowden đã được cảnh báo rằng nước Nga không chấp nhận mọi hoạt động của Snowden làm tổn hại đến quan hệ Nga-Mỹ. “Quan hệ giữa các quốc gia, theo tôi, quan trọng hơn nhiều so với những tranh cãi quanh hoạt động của nhân viên đặc vụ này”, nhà lãnh đạo kết luận.
Theo Khampha
Vụ Snowden: Căng thẳng đến đỉnh
Ngày 13/7/2013, báo Vesti.ru của Nga đưa tin về việc Đại diện Nhà Trắng và Bộ Ngoại Giao Mỹ chính thức thông báo tiếp tục giữ quan điểm Edvard Snowden phải lập tức trở về Mỹ.
Washington cho biết hết sức thất vọng về cuộc gặp giữa Snowden với các nhà hoạt động nhân quyền tại Nga ngày 12/7. Tuy nhiên, phía Mỹ không muốn để tình huống này làm hỏng quan hệ hai bên.
"Quan điểm của chúng tôi đối với Snowden và những lời buộc tội chống lại ông ta không thay đổi." - thư ký báo chí của Nhà Trắng, Jane Pcaki nhận xét - "Chúng tôi cho rằng ông ta phải trở về Mỹ để hầu tòa vì những lời cáo buộc. Chúng tôi cũng đã thông báo về những yêu cầu này đến nhiều nước, trong đó có Nga. Nhưng, đồng thời chúng tôi không muốn làm hỏng mối quan hệ Nga - Mỹ vốn rất quan trọng đối với Mỹ".
Cú điện thoại khẩn của tổng thống Barak Obama cho tổng thống Nga Vladimir Putin nói lên điều gì khi chính phía Mỹ chủ động bắt đầu cuộc đàm thoại. Chính xác là câu chuyện Snowden đã được thảo luận. Đề phòng tình huống có những hiểu lầm về phát biểu trong cuộc gặp với các nhà hoạt động nhân quyền, cựu điệp viên đã viết thông báo gửi lãnh đạo sân bay. Những dòng chữ này có trên trang Wikileaks. Bắt đầu bằng câu "Xin chào, tôi tên là Ed Snowden".
Ảnh Edvard Snowden gặp các nhà hoạt động nhân quyền tại Nga ngày 12/7.
"Tôi không mong muốn làm giàu cho tôi. Tôi không định bán bí mật của Mỹ. Tôi không thông đồng với bất kỳ chính phủ nước nào để bảo đảm an toàn của bản thân mình. Thay vào đó, tôi đã làm điều tôi biết, để tất cả chúng ta có thể kết luận những gì liên quan đến chúng ta, và tôi đã lên tiếng với thế giới vì công lý. Việc sẵn sàng hành động trái luật của các quốc gia có ảnh hưởng là sự đe dọa đối với tất cả chúng ta. Không nên để mối đe dọa ấy có cơ hội thành công" - Snowden viết.
Cái giá của tính nguyên tắc là Edvard Snowden bị tước hộ chiếu Mỹ, bị buộc tội làm gián điệp và không biết điều gì đợi Snowden ở phía trước. Quan hệ với Mỹ trở nên phức tạp là mối đe dọa đối với quốc gia nào định giúp đỡ Snowden. Bằng chứng là câu chuyện vô tiền khoáng hậu từ quan điểm ngoại giao thế giới đối máy bay của tổng thống Bolivia. Một nửa số đồng minh châu Âu của Mỹ đóng cửa không phận đối với chuyên cơ của ông Evo Moralesa vì nghi có chở theo Snowden trên đó. Điều đó giải thích vì sao Snowden không thể đến Mỹ La Tinh, nơi anh ta từng muốn đến.
"Hành động của bất kỳ nước nào góp phần giúp đỡ Snowden như cho cư trú hoặc quá cảnh sẽ dẫn đến vấn đề trong quan hệ của chúng ta" - đại diện chính thức của Bộ ngoại giao Mỹ Jane Pcaki cảnh báo - "Điều này chưa xảy ra. Chúng tôi hy vọng các quốc gia có điều kiện hành động đúng và trả Snowden lại cho Mỹ ".
Sự tập trung vào Snowden và những gì liên quan đến cựu điệp viên này đã đem đến cho Washington thêm những vấn đề như là trong mối quan hệ với Trung Quốc. Washington buộc tội Trung Quốc vì tham gia đưa Snowden khỏi Hồng Kông. Ở Bắc Kinh hành động của chính quyền địa phương được cho là hoàn hảo.
Hình ảnh Snowden như một kẻ phản bội và kẻ thù quốc gia khó có thể hình thành ngay chính trong nước Mỹ, mặc cho những cố gắng tuyên truyền của truyền hình và báo chí. Chỉ có một phần ba dân Mỹ cho rằng Snowden là một thanh niên không tốt. Quá nửa dân số ủng hộ cựu điệp viên, người đã kể với thế giới về chương trình theo dõi PRISM của chính phủ Mỹ.
Chính quyền Nga không liên lạc với Snowden Ngày 13/7, Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov cho biết chính quyền Nga không liên hệ với cựu điệp viên Edvard Snowden. Ông nhấn mạnh việc Snowden trước tiên cần phải liên hệ với Cơ quan Kiều dân Liên bang để xin tị nạn chính trị ở Nga. "Chúng tôi không liên hệ với Snowden. Theo luật Nga, để được nhận tị nạn chính trị, bước đầu tiên là liên hệ với Cơ quan Kiều dân Liên bang" - Sergey Lavrov nói sau khi cho biết đã biết tin về cuộc gặp gỡ giữa Snowden và các nhà hoạt động nhân quyền. Đại diện cơ quan kiều dân liên bang, bà Zalina Kornilova cũng giải thích về việc Snowden có thể được tiếp nhận tị nạn tạm thời ở Nga. Bà nhấn mạnh: "Chúng tôi chưa nhận được thủ tục từ Snowden".
Theo Khampha
Snowden một lần nữa xin tị nạn ở Nga Ngày 11/7, cựu nhân viên tình báo trung ương Mỹ Edvard Snowden gửi thư điện tử mời đại diện một số tổ chức nhân quyền, luật sư, đại diện Duma Quốc gia Nga đến gặp tại vùng quá cảnh thuộc sân bay Sheremetievo vào lúc 17 giờ ngày 12/7/2013 (giờ Moscow). Ngày 12/7, từ sau 14 giờ, hơn 200 đại diện truyền thông...