Nghị sĩ Mỹ kêu gọi Biden trục xuất 300 nhà ngoại giao Nga
Các thượng nghị sĩ hàng đầu hai đảng kêu gọi Biden trục xuất 300 nhà ngoại giao Nga, trừ khi Moskva cấp thêm visa ngoại giao cho Mỹ.
“Nga phải cấp đủ visa để số nhà ngoại giao Mỹ tại nước này tương đương với số nhà ngoại giao Nga tại Mỹ. Nếu điều này không được thực hiện, chúng tôi kêu gọi tiến hành trục xuất các nhà ngoại giao Nga, để ngang bằng với sự hiện diện ngoại giao của Mỹ”, các thượng nghị sĩ Mỹ cho biết trong thư gửi Tổng thống Joe Biden hôm 5/10.
Quốc kỳ Nga và Mỹ tại Vsevolozhsk, Nga, hồi tháng 3/2019. Ảnh: Reuters .
Hồi đầu tháng 8, Moskva ban lệnh cấm các đại sứ quán tuyển nhân viên Nga hoặc quốc gia thứ ba, buộc Washington phải sa thải gần 200 nhân viên địa phương tại các phái bộ trên khắp nước Nga. Trong khi đó, các thượng nghị sĩ chỉ ra rằng Nga lâu nay tính cả nhân viên địa phương vào tổng số nhà ngoại giao Mỹ được phép hoạt động.
Video đang HOT
Kết quả là số nhân viên ngoại giao Mỹ ở Nga hiện nay khoảng 100, trong khi 400 nhà ngoại giao Nga đang có mặt tại Mỹ. “Sự bất cân xứng trong đại diện ngoại giao như vậy là không thể chấp nhận”, bức thư có đoạn.
Trong số 4 nghị sĩ đưa ra đề xuất bao gồm Bob Menendez, chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ thuộc đảng Dân chủ, và Marco Rubio, thượng nghĩ sĩ hàng đầu của phe Cộng hòa. Họ cho rằng việc sa thải nhân viên địa phương gây cản trở khả năng của đại sứ quán trong việc giải quyết các nhu cầu lãnh sự, cũng như lợi ích chính sách của Mỹ.
Chính quyền Biden hồi tháng 4 cũng trục xuất 10 nhà ngoại giao Nga, với cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ và tấn công mạng. Quan hệ giữa Washington và Moskva vẫn căng thẳng, nhưng được cho là đã ổn định hơn kể từ khi Biden gặp người đồng cấp Nga Vladimir Putin hồi tháng 6 ở Geneva, Thụy Sĩ.
Nga "tố" Mỹ trục xuất 24 nhà ngoại giao
Mỹ đã yêu cầu 24 nhà ngoại giao Nga rời khỏi nước này trước ngày 3/9 sau khi thị thực của họ hết hạn, khiến căng thẳng giữa hai nước gia tăng.
Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Nga Vladimir Putin gặp nhau tại Geneva ngày 16/6 (Ảnh: AFP).
Trong cuộc phỏng vấn với tạp chí National Interest được công bố hôm 1/8, Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov cho biết phía Nga đã nhận được danh sách 24 nhà ngoại giao nằm trong diện phải rời khỏi Mỹ trước ngày 3/9. Tuy nhiên, ông Antonov không nói rõ liệu quyết định của Mỹ có được thúc đẩy bởi một tranh chấp cụ thể hay không.
Ông Antonov nói rằng gần như toàn bộ 24 nhà ngoại giao Nga sẽ rời khỏi Mỹ mà không có người thay thế "vì Washington đột ngột thắt chặt các thủ tục cấp thị thực".
Đại sứ Nga bày tỏ sự thất vọng về hành động mà ông gọi là "trục xuất" các nhà ngoại giao của Moscow. Ông Antonov cho rằng Mỹ đã trở nên "kiên trì và khéo léo trong vấn đề này" bằng cách đặt ra giới hạn thị thực 3 năm đối với nhân viên Nga, nhưng không áp dụng với các nước khác.
Bình luận về vấn đề trên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price ngày 2/8 cho biết Washington không sử dụng thị thực của các nhà ngoại giao Nga để trả đũa Moscow. Phía Mỹ cho rằng phát biểu của Đại sứ Nga là "không chính xác".
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ không phủ nhận việc các nhà ngoại giao Nga sẽ phải rời khỏi Mỹ, đồng thời nói rằng việc các nhân viên Nga phải xin gia hạn thị thực sau 3 năm là quy định "không có gì mới" và họ có thể tự do xin gia hạn. Ông Price cho biết việc xin cấp thị thực sẽ được xem xét theo từng trường hợp cụ thể.
Căng thẳng giữa Nga và Mỹ vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, bất chấp cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Vladimir Putin và Tổng thống Joe Biden hôm 16/6. Tuần trước, các quan chức cấp cao hai nước cũng đã gặp nhau tại Geneva để thảo luận về vấn đề kiểm soát vũ khí.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken ngày 30/7 thông báo Washington đã cho thôi việc gần 200 nhân viên địa phương làm việc cho các cơ quan ngoại giao của Mỹ ở Nga theo quy định của Moscow.
Đầu năm nay, Nga đã công bố lệnh cấm đối với hầu hết các nhân viên không phải là người Mỹ tại đại sứ quán Mỹ ở Moscow và lãnh sự quán Mỹ ở Yekaterinburg và Vladivostok. Quyết định này được đưa ra nhằm đáp trả việc Mỹ trục xuất các nhà ngoại giao Nga, sau khi hai nước đóng cửa các cơ quan đại diện của nhau.
"Thật không may vì những biện pháp này có tác động tiêu cực đến hoạt động của phái đoàn ngoại giao Mỹ tại Nga, có khả năng ảnh hưởng đến sự an toàn và an ninh của các nhân viên của chúng tôi, cũng như khả năng của chúng tôi trong hoạt động ngoại giao với chính phủ Nga", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price cho biết.
"Tôi tuyên bố rằng chúng tôi có quyền thực hiện các biện pháp đáp trả thích hợp đối với các hành động của Nga", ông Price nói.
Trước đó, chính quyền Tổng thống Joe Biden ngày 15/4 đã trục xuất 10 nhà ngoại giao Nga, sau khi Washington cáo buộc Moscow can thiệp bầu cử và tấn công mạng. Ông Price mô tả động thái này nhằm "phản ứng trước những hành động tiêu cực của chính phủ Nga", nhưng khẳng định Mỹ vẫn coi trọng "các kênh liên lạc mở" với Nga.
Mỹ nhất trí tổ chức trực tuyến Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng LHQ Mỹ đề nghị mỗi phái đoàn có tối đa 6 người và các cuộc họp không chính thức bên lề Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc nên diễn ra theo hình thức trực tuyến. Toàn cảnh một phiên họp của Đại hội đồng LHQ ở New York, Mỹ khi chưa bùng phát dịch bệnh COVID-19. (Ảnh: AFP/TTXVN) Trong cuộc...