Nghị sĩ Mỹ chặn thương vụ bán 24 hệ thống HIMARS, Hungary tuyên bố bất ngờ
Một nghị sĩ hàng đầu trong Ủy ban Đối thoại Thượng viện Mỹ ngày 14/6 thông báo chặn thương vụ Mỹ bán 24 hệ thống HIMARS cho Hungary cho đến khi quốc gia châu Âu đồng ý cho Thụy Điển gia nhập liên minh quân sự NATO.
HIMARS là hệ thống vũ khí đang rất đắt hàng hiện nay.
“Đáng lẽ ra quá trình phê duyệt (để Thụy Điển gia nhập NATO) phải hoàn thành từ năm ngoái. Đến bây giờ là tháng 6 và việc này vẫn chưa xong. Tôi quyết định chặn thượng vụ bán vũ khí Mỹ cho Hungary”, thượng nghị sĩ Jim Risch tuyên bố, theo Reuters.
“Hungary nên có hành động cần thiết để Thụy Điển sớm gia nhập liên minh”, thượng nghị sĩ Risch nói.
Theo luật pháp Mỹ quy định, các thương vụ bán vũ khí lớn cần được các nghị sĩ đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa ở Ủy ban Đối ngoại Thượng viện và Hạ viện đồng ý.
Video đang HOT
Các nghị sĩ có quyền nêu những vấn đề chưa hài lòng với quốc gia muốn mua vũ khí Mỹ để trì hoãn hoặc chặn thương vụ. Chỉ khi các nghị sĩ đồng ý, Bộ Ngoại giao Mỹ mới chính thức được thông báo hợp đồng bán vũ khí.
Theo tờ Washingotn Post, thỏa thuận trị giá 735 triệu USD, trong đó Mỹ cung cấp cho Hungary 24 hệ thống pháo phản lực phóng loạt HIMARS, 100 đạn rocket, ống phóng và các thiết bị liên quan.
Thượng nghị sĩ Jim Risch, thành viên cấp cao trong Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ.
Đại sứ Mỹ tại Hungary, David Pressman nói: “Mỹ vẫn đang tiếp tục hợp tác gần gũi hơn nữa với các đồng minh. Tuy nhiên, chúng tôi có quan ngại sâu sắc về những quyết định chiến lược của Hungary và những quan ngại này đã được công bố rộng rãi”.
Trong tuyên bố phản hồi thông tin mà truyền thông Mỹ đăng tải, Bộ Quốc phòng Hungary nói nước này không còn có ý định mua các hệ thống HIMARS. “Các quan chức chính phủ trước đây đảm nhận việc hỏi mua hệ thống HIMARS của Mỹ. Chúng tôi đã gửi lá thư nêu thời hạn chót là vào tháng 3/2022. Phía Mỹ không đưa ra phản hồi nên Bộ Quốc phòng coi vấn đề này đã khép lại”, tuyên bố cho biết.
HIMARS là một trong những vũ khí Mỹ sản xuất gây tiếng vang trong cuộc xung đột ở Ukraine. Nhiều quốc gia trên thế giới đã đặt mua hệ thống HIMARS khiến tập đoàn Lockheed Martin phải mở rộng dây chuyền sản xuất. Đầu năm nay, Lockheed Martin thông báo tập đoàn hiện đang sản xuất hệ thống HIMARS với sản lượng 96 hệ thống/năm.
Thụy Điển nộp đơn xin gia nhập NATO vào năm ngoái nhưng đến nay vẫn chưa thể gia nhập do Thổ Nhĩ Kỳ và Hungary vẫn chưa đồng ý.
Thụy Điển đặt mục tiêu có thể gia nhập NATO khi hội nghị thượng đỉnh của liên minh diễn ra ở Lithuania vào đầu tháng tới.
Phần Lan vượt cửa khó, được Hungary phê chuẩn gia nhập NATO
Sau nhiều tháng bị đảng Fidesz cầm quyền của Thủ tướng Viktor Orban trì hoãn, các nhà lập pháp Hungary hôm 27/3 đã bỏ phiếu ủng hộ việc Phần Lan gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Hungary phê chuẩn Phần Lan gia nhập NATO sau nhiều tháng bị đảng Fidesz cầm quyền của ông Viktor Orban trì hoãn. Ảnh: Reuters.
DW ngày 28/3 đưa tin, với 182 phiếu thuận, 6 phiếu chống và 0 phiếu trắng, quốc hội Hungary hôm 27/3 đã chính thức phê duyệt việc Phần Lan gia nhập NATO. Động thái này diễn ra sau nhiều tháng trì hoãn, bởi những bất đồng giữa các bên liên quan đến cuộc xung đột Nga - Ukraine.
Trong khi ông Viktor Orban khẳng định không ủng hộ việc trừng phạt Nga và quyết không gửi vũ khí sang Ukraine vì cho rằng việc này chỉ khiến căng thẳng leo thang, nhiều nước phương Tây, trong đó có Phần Lan lại có những bước đi trái ngược.
Ngoài ra, liên quan đến thể chế dân chủ của Hungary, trước cuộc bỏ phiếu này, Budapest đã cử một phái đoàn tới Phần Lan để giải quyết các bất đồng như tự do truyền thông hay tư pháp.
Được biết, để chính thức trở thành thành viên NATO, các văn kiện kết nạp Phần Lan cần được nghị viện của toàn bộ 30 quốc gia thành viên liên minh phê chuẩn. Theo các nguồn thạo tin, Thổ Nhĩ Kỳ - quốc gia cuối cùng trong liên minh quân sự NATO, dự kiến sẽ phê chuẩn việc kết nạp Phần Lan trong tháng 4 tới.
Việc NATO mở rộng đến Phần Lan - quốc gia có đường biên giới dài 1.340 km với Nga, sẽ khiến cho đường biên giới của khối với cường quốc hạt nhân phía Đông dài thêm gần gấp đôi.
Liên quan tới việc phê chuẩn Thụy Điển vào NATO, hiện quốc hội Hungary vẫn chưa đưa vào chương trình nghị sự cuộc bỏ phiếu này.
Hồi tuần trước, Chánh Văn phòng Thủ tướng Hungary Orban Gergely Gulyas cho biết, việc kết nạp Thụy Điển vào NATO có thể được phê chuẩn trong kỳ họp hiện nay của quốc hội Hungary, dự kiến kéo dài đến ngày 15/6 tới
Các nghị sĩ Mỹ đưa ra dự luật bảo vệ thông tin người dùng TikTok Ngày 14/6, một nhóm gồm 6 Thượng nghị sĩ và 2 Hạ nghị sĩ thuộc đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa của Mỹ đã đưa ra dự luật nhằm bảo vệ dữ liệu của người dùng nước này. Đây là dự luật mới nhất trong một loạt đề xuất nhằm đối phó với các quan ngại liên quan đến dữ liệu của...