Nghị sĩ John McCain: Trung Quốc hành xử như kẻ bắt nạt ở Biển Đông
Thượng nghị sĩ McCain cáo buộc Trung Quốc trở thành “kẻ bắt nạt” với hoạt động quân sự hoá ở Biển Đông và sử dụng sức mạnh kinh tế để cưỡng ép các nước láng giềng.
Thượng nghị sĩ John McCain phát biểu tại một sự kiện ở Australia. Ảnh: Reuters
“Tôi nghĩ rõ ràng là người Trung Quốc, bằng cách lấp đầy các đảo này, đang quân sự hoá chúng và vi phạm luật quốc tế”, Reuters dẫn lời ông McCain, Chủ tịch Uỷ ban Quân vụ Thượng viện Mỹ, hôm nay phát biểu tại Australia.
Mỹ ước tính Trung Quốc đã bồi đắp phi pháp hơn 1.300 ha đất lên 7 thực thể ở Biển Đông trong vòng ba năm qua, xây đường băng, cảng, nhà chứa máy bay và thiết bị liên lạc.
Video đang HOT
Để đối phó với hành động của Trung Quốc, Mỹ đã tiến hành chiến dịch tự do hàng hải, với hoạt động mới nhất do một tàu chiến hải quân thực hiện gần đá Vành Khăn, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Ông McCain cho rằng khi Trung Quốc đang giàu hơn, mạnh hơn, nước này dường như hành động “càng ngày càng giống kẻ bắt nạt”. Trung Quốc từ chối mở cửa thêm nền kinh tế để các doanh nghiệp nước ngoài có thể cạnh tranh công bằng. “Họ ăn cắp sở hữu trí tuệ của người khác. Họ khẳng định yêu sách chủ quyền rộng lớn không có cơ sở trong luật quốc tế. Và họ sử dụng thương mại và đầu tư như công cụ để cưỡng ép các nước láng giềng”, ông nói.
Bình luận của ông McCain có thể gây leo thang căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc, chỉ vài ngày trước khi các đại biểu từ hai nước chuẩn bị dự Đối thoại Shangri-La, một diễn đàn an ninh quốc vực tại Singapore. Ông cũng dự kiến tham dự diễn đàn cuối tuần này.
Trọng Giáp
Theo VNE
G7 phản đối quân sự hoá Biển Đông, Trung Quốc bực tức
Các lãnh đạo G7 bày tỏ quan ngại về tình hình Biển Đông, phản đối mạnh mẽ mọi hoạt động đơn phương gia tăng căng thẳng, khiến Trung Quốc lên tiếng thể hiện sự phẫn nộ.
Đá Subi, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, bị Trung Quốc bồi đắp phi pháp thành đảo nhân tạo và xây đường băng trên đó. Hình ảnh được máy bay không quân Philippines chụp hồi tháng 4. Ảnh: AP
"Chúng tôi hối thúc tất cả các bên phi quân sự hoá thực thể tranh chấp", lãnh đạo các nước G7 hôm qua phát tuyên bố chung sau khi nhóm họp tại Italy, thể hiện sự quan ngại với tình hình Biển Đông và Hoa Đông, phản đối mạnh mẽ mọi hoạt động đơn phương có thể làm gia tăng căng thẳng.
Các nước cũng tái khẳng định cam kết duy trì trật tự dựa trên luật định trên biển, theo các nguyên tắc của luật quốc tế, bao gồm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) và giải quyết tranh chấp hàng hải thông qua ngoại giao cũng như phương tiện pháp lý, bao gồm toà trọng tài.
Lục Khảng, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, sáng sớm nay cho rằng nước này cam kết "bảo vệ hoà bình và ổn định" Biển Đông và Hoa Đông thông qua đối thoại và tham vấn trực tiếp với các bên liên quan, theo Xinhua. Ông Lục còn ngang nhiên kêu gọi G7 và các nước bên ngoài "dừng các phát biểu vô trách nhiệm".
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với phần lớn diện tích Biển Đông, chồng lấn lên vùng biển của các quốc gia láng giềng Đông Nam Á như Việt Nam, Philippines. Trung Quốc còn bối đắp trái phép 7 đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam thành đảo nhân tạo và xây ba đường băng cấp quân sự dù Chủ tịch Tập Cận Bình năm 2015 tuyên bố sẽ không tiếp tục "quân sự hóa" chúng.
Việt Nam nhiều lần khẳng định mọi hành động xây dựng, mở rộng của nước ngoài trên các đảo đá, bãi ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà không được phép của chính phủ Việt Nam đều phi pháp và vô giá trị.
Trọng Giáp
Theo VNE
Việt Nam phản đối Đài Loan diễn tập bắn đạn thật quanh Ba Bình Bộ Ngoại giao Việt Nam lên án cuộc diễn tập của Đài Loan mới đây ở Trường Sa, kêu gọi không tái diễn hoạt động đe doạ hoà bình này. Đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: Google Maps Trước thông tin Đài Loan diễn tập bắn đạn thật ở vùng biển xung quanh Ba Bình, bà Lê...