Nghị sĩ Iraq có bằng chứng Mỹ hỗ trợ vũ khí cho IS
Nhà lập pháp Iraq Al- Qasim Araji đã tuyên bố trước quốc hội nước này khẳng định Đảng Badr của ông đang nắm trong tay bằng chứng về việc Hoa Kỳ cung cấp vũ khí và viện trợ quân sự cho Nhà nước Hồi giáo tự xưng.
Người đứng đầu của Đảng Badr chia sẻ thông tin này với quốc hội 5-3 vừa qua. Theo đó, Đảng này đang sở hữu các bằng chứng Mỹ hỗ trợ quân sự cho Nhà nước Hồi giáo. Họ sẽ cung cấp các tài liệu chứng minh vào thời gian tới.
Đảng Badr là một nhánh của Lữ đoàn Badr, là cánh quân sự của Hội đồng tối cao đối Cách mạng Hồi giáo ở Iraq (SCIRI). Tổ chức được hình thành trong cuộc chiến Iran-Iraq năm 1982 gồm những người lưu vong và người tị nạn Iraq tại Iran.
Từ năm 2003, khi cuộc xâm lược do Mỹ dẫn đầu được phát động, nhóm này đã đổi tên từ “Lữ đoàn” thành “Tổ chức”. Sau này họ trở thành một đảng chính trị chính thức của Iraq.
Tổ chức Badr giữ bằng chứng về việc Hoa Kỳ viện trợ quân sự cho Nhà nước Hồi giáo (Ảnh: Sputnik News) (Ảnh minh họa)
Nhóm này duy trì một cánh quân sự và lực lượng của nhóm tăng lên đáng kể trong cuộc chiến chống lại Nhà nước Hồi giáo ở Iraq. Vai trò của họ thể hiện rõ nhất trong việc giải phóng tỉnh Diyala hồi tháng Hai.
Video đang HOT
Al-Araji không phải là người đầu tiên trong tổ chức này cáo buộc Mỹ cung cấp vũ khí cho Nhà nước Hồi giáo. Trước đó, Hadi Al-Ameri, Tổng thư ký của Badr trước đó đã từng nói với truyền thông rằng ông nhìn thấy máy bay của Mỹ thả vũ khí xuống tỉnh Salahuddin ở Iraq, nơi được kiểm soát bởi Nhà nước Hồi giáo. Theo kênh truyền hình Press, một nhóm có trụ sở ở London đã tiến hành một nghiên cứu liên quan. Họ chỉ ra rằng các tay súng IS đã sử dụng một “số lượng đáng kể” những vũ khí được đánh dấu là “tài sản của Chính phủ Hoa kỳ”. Các loại vũ khí được cho là được chuyển cho Nhà nước Hồi giáo từ các nhóm nổi dậy khác ở Syria, đôi khi được xem như “sự châm chước” của chính phủ Mỹ. Thượng nghị sĩ Mỹ Rand Paul cũng từng nhận xét về khả năng đồng minh tại Syria chuyển giao vũ khí cho những kẻ khủng bố Nhà nước Hồi giáo. Tuy nhiên Bard chưa tiết lộ các tài liệu liên quan.Cũng không biết rằng khi nào các bằng chứng mới được đưa ra về sự hỗ trợ “vô tình” của Mỹ cho Nhà nước Hồi giáo.
Lê Loan
Theo_PLO
150 nghị sĩ Nhật thăm đền chiến tranh
Khoảng 150 nhà lập pháp Nhật Bản vừa có chuyến viếng thăm đền Yasukuni, một động thái được cho là sẽ leo thang căng thẳng trong quan hệ giữa nước này với các láng giềng.
Yasukuni là một ngôi đền gây tranh cãi, bởi nơi đây thờ những binh sĩ Nhật tử trận, trong đó có cả những người bị cho là tội phạm chiến tranh từ thời Thế chiến II.
Các nghị sĩ Nhật tới đền Yasukuni để đánh dấu một lễ hội mùa xuân.
Chuyến thăm đánh dấu lễ hội mùa xuân này diễn ra một ngày trước khi Tổng thống Mỹ Barack Obama có mặt tại Tokyo. Nó cũng nằm trong bối cảnh mối quan hệ sóng gió giữa Nhật Bản và các láng giềng đang căng thẳng về lịch sử và địa chính trị.
Thủ tướng Shinzo Abe không tới thăm đền nhưng ông đã gửi một lễ vật truyền thống tới đó hôm 21/4. Theo tin từ Tân Hoa xã, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố Bắc Kinh phản đối hành động này.
"Chúng tôi hối thúc phía Nhật Bản có thái độ đúng đắn trong các vấn đề lịch sử, chấm dứt những hành động khiêu khích và giành được niềm tin của khu vực châu Á cũng như toàn thế giới bằng những hành động cụ thể", ông Tần Cương nói tại một cuộc họp báo.
Bộ Ngoại giao Hàn Quốc thì chỉ trích ông Abe "lãng mạn hóa chủ nghĩa thực dân Nhật Bản và cuộc chiến xâm lược" bằng cách tỏ lòng tôn kính tới ngôi đền.
Các nhà lập pháp Nhật vẫn viếng thăm đền Yasukuni dù bị phía Hàn Quốc và Trung Quốc phản đối.
Các quan chức Nhật Bản thường thăm đền Yasukuni trong các mùa lễ hội và vào ngày kỷ niệm Nhật Bản đầu hàng hồi Thế chiến II.
Nhà lập Pháp Hidehisa Otsuji nói với hãng tin AP rằng ông tới thăm đền với "tâm trí bình tĩnh" và không "có ý gì khác".
"Tôi đã đến đây hàng chục năm nay rồi", ông Otsuji nhấn mạnh.
Bộ trưởng Nội vụ và truyền thông Nhật Bản Yoshitaka Shindo khẳng định: "Vì đây là chuyến thăm mang tính cá nhân của tôi, tôi không tin nó ảnh hưởng đến chuyến công du của Tổng thống Mỹ".
Tuy nhiên, theo phóng viên BBC Rupert Wingfield-Hayes ở Tokyo thì bất cứ điều gì liên quan tới đền Yasukuni đều thường mang tính chính trị cao độ.
Trung Quốc và Hàn Quốc coi ngôi đền là biểu tượng xâm lược thời chiến của Nhật Bản và cáo buộc Tokyo không thể hiện sự ăn năn cần thiết về những hành động tàn ác thời chiến.
Khi ông Abe tới thăm đền ngày 26/12/2013, sứ quán Mỹ ở Tokyo đã tỏ sự thất vọng và nói hành động của Thủ tướng Nhật sẽ "làm tăng căng thẳng" với các láng giềng.
Washington cũng cố gắng thuyết phục Nhật Bản và Hàn Quốc gạt bỏ những bất đồng và hợp tác chặt chẽ với nhau hơn, cả về vấn đề Triều Tiên lẫn về việc đối trọng với sức mạnh đang lên của Trung Quốc trong khu vực.
Thanh Hảo
Theo_VietNamNet
Quan chức Iraq có bằng chứng Mỹ hỗ trợ IS ? Một nhà lập pháp Iraq cho biết, Tổ chức Badr của ông đang giữ những bằng chứng cho thấy Chính phủ Mỹ cung cấp vũ khí và viện trợ quân sự cho Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS), theo Sputnik News. Các tay súng của Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) - Ảnh: Reuters Hãng tin Sputnik News (Nga) dẫn nguồn...