Nghị sĩ đảng Cộng hòa: Luận tội ông Trump chính xác là những gì Nga muốn
Theo ý kiến của gần 20 nghị sĩ đảng Cộng hòa, luận tội Tổng thống Trump làm “suy yếu” và “chia rẽ” người Mỹ, đây chính là điều mà nước Nga mong muốn.
Các thành viên của đảng Dân chủ trong Hạ viện Quốc hội Mỹ tuyên bố rằng họ có kế hoạch luận tội Tổng thống Donald Trump sau vụ bê bối được cho là có liên quan đến cuộc điện đàm của ông với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky.
Trước khi nội dung chi tiết về cuộc trò chuyện này được tiết lộ, đảng Dân chủ đã vội vã cáo buộc ông Trump “ phong tỏa sự hỗ trợ quân sự” để đưa ra điều kiện với ông Zelensky là phải tiến hành điều tra cựu Phó Tổng thống Joe Biden – hạ nghĩ sĩ bang Texas và là thành viên Ủy ban đối ngoại, ông Michael McCaul, viết trên tờ The Wall Street Journal.
Trong khi đó, đoạn băng ghi âm được công bố với sự đồng ý của ông Zelensky cho thấy chẳng có “ sự trao đổi” nào cả: ông Trump không hề đề cập đến hỗ trợ quân sự và cũng không nói rằng ông sẽ ngừng cấp các khoản tiền – bài báo nhấn mạnh.
“ Các Tổng thống luôn nhận được sự đảm bảo rằng họ có thể nói chuyện một cách riêng tư với các nhà lãnh đạo thế giới khác” – tác giả lưu ý. Lấy ví dụ, ngay từ thời Tổng thống George Washington, ông đã từng bác bỏ yêu cầu của Hạ viện đòi công bố nội dung các cuộc đàm phán nước ngoài của ông, đồng thời khẳng định rằng điều này “ sẽ tạo ra một tiền lệ nguy hiểm” – bởi ông hiểu rõ rằng bản chất của các cuộc đàm phán nước ngoài yêu cầu sự thận trọng, và thành công của chúng “ thường phụ thuộc vào yếu tố bí mật” – bài báo cho biết.
Các nghị sĩ đảng Cộng hòa lo sợ rằng việc luận tội ông Trump chính là điều nước Nga muốn. (Ảnh: Reuters)
Vậy mà, Tổng thống Trump vẫn cư xử “ một cách hoàn toàn công khai” trong tình huống này, đồng thời đề nghị gửi kèm tất cả các tài liệu liên quan và thông tin khác cho Quốc hội – The Wall Street Journal viết. Tuy nhiên, ngay cả trước khi số tài liệu này được đệ trình, Chủ tịch Hạ viện Mỹ, bà Nancy Pelosi, đưa ra tuyên bố rằng Tổng thống Mỹ phạm “ một tội danh đặc biệt nghiêm trọng và có hành vi xứng đáng chịu trừng phạt“.
Một “ cuộc tấn công có chủ đích” nhằm vào Tổng thống như vậy có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc cho chính sách đối ngoại của Mỹ, cũng như “ làm suy yếu niềm tin của các nhà lãnh đạo thế giới về việc họ có thể nói chuyện thoải mái và cởi mở với các Tổng thống Mỹ” – tác giả cảnh báo.
Kết quả là, cuộc khủng hoảng do đảng Dân chủ phát động hiện đã bao trùm toàn bộ Quốc hội – và hơn ai hết, ông Vladimir Putin là người hài lòng nhất – bài báo nhấn mạnh. Sự hỗ trợ mà Mỹ cung cấp cho Ukraine luôn nhận được sự ủng hộ của cả hai đảng, tuy nhiên, Nga lại luôn nỗ lực tìm mọi cách để “ làm suy yếu” nó và “ chia rẽ” người Mỹ.
“ Dù có chủ ý hay không thì đảng Dân chủ cũng đã hành động chính xác theo những gì mà nhà lãnh đạo Nga mong muốn. Mục tiêu của ông, cả trước cuộc bầu cử năm 2016 cũng như bây giờ, là làm cho người Mỹ chống lại nhau và làm suy yếu niềm tin vào tiền trình dân chủ của chúng ta” – tờ báo Mỹ viết.
Giờ đây, vì vụ bê bối mà đảng Dân chủ thổi phồng lên, cả thế giới, theo tác giả, sẽ tập trung “ quanh quẩn với những trò hề giữa hai đảng ở Mỹ“.
Việc luận tội chính xác là những gì mà ông Putin đang muốn – tác giả cảnh báo.
Ngoài ông Michael McCaul, bài báo này còn có chữ ký của 18 nghị sĩ đảng Cộng hòa khác cũng cùng là thành viên của Ủy ban Đối ngoại. Tất cả đều bày tỏ hy vọng rằng Chủ tịch Nancy Pelosi sẽ không đẩy ủy ban này “ tới cuộc đấu đá đã bước vào giai đoạn hòa hoãn giữa hai đảng“.
Video đang HOT
Các cuộc điều tra và bê bối xung quanh việc luận tội sẽ chỉ cản trở các thành viên Quốc hội “ thực hiện giám sát hiệu quả chính sách đối ngoại” – bài báo khẳng định. Theo tác giả cùng các đồng nghiệp, các nghị sĩ hiện sẽ phải đối mặt với các nhiệm vụ khác còn quan trọng hơn nhiều: “ Chúng tôi phải tập trung vào việc chống lại tầm ảnh hưởng của Putin trên toàn thế giới, chống lại sự can thiệp của Nga trong cuộc bầu cử năm 2020 của Mỹ và giúp bảo vệ đối tác Ukraine” – ông McCaul kết luận.
(Nguồn: The Wall Street Journal)
VĂN ĐỨC
Theo VTC
Luận tội Tổng thống Mỹ: Quy trình thế nào và những ai từng bị luận tội?
Trong lịch sử nước Mỹ, trước ông Trump, có rất nhiều nhà lãnh đạo từng bị "dọa" luận tội, nhưng chưa từng có ai bị kết tội và bãi nhiệm.
Chủ tịch Hạ viện Quốc hội Mỹ, bà Nancy Pelosi, tuyên bố bắt đầu thủ tục luận tội Tổng thống Mỹ đương nhiệm Donald Trump. Theo bà, hành động của nhà lãnh đạo Mỹ cho thấy ông đã quay lưng lại với trách nhiệm của một Tổng thống, phản bội lợi ích quốc gia và đe dọa tính toàn vẹn của cuộc bầu cử. Vậy ngoài ông Trump, còn vị Tổng thống Mỹ nào khác từng liên quan đến thủ tục luận tội trong quá khứ? Quá trình luận tội diễn ra như thế nào? Và làm cách nào nó có thể làm xoay chuyển tình hình nước Mỹ?
Hạ viện Mỹ tuyên bố bắt đầu thủ tục luận tội Tổng thống Mỹ Donald Trump. (Ảnh: Riafan)
Những Tổng thống Mỹ từng bị "dọa" luận tội - họ là ai?
Trong lịch sử nước Mỹ, thủ tục luận tội đã 3 lần được khởi xướng, nhưng cả 2 người tiền nhiệm của ông Trump không gặp bất cứ vấn đề nào cả. Những nỗ lực bắt đầu thủ tục luận tội đã được thực hiện đối với một số Tổng thống Mỹ khác, nhưng chúng đều không tìm thấy được sự hỗ trợ cần thiết từ các nghị sĩ.
Vào ngày 10/7/1842, Nghị sĩ John Botts đề xuất một quyết nghị về luận tội Tổng thống thứ 10 của nước Mỹ - John Tyler. Lý do chính là quyền phủ quyết mà ông sử dụng trước các dự luật thuế quan của Quốc hội. Quyết nghị không được thông qua khi có tới 127 phiếu phản đối và chỉ có 83 phiếu đồng tình tại Thượng viện.
Những Tổng thống Mỹ từng bị "dọa" luận tội - họ là ai? (Ảnh: wikimedia.org)
Vào ngày 24/2/1868, Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu ủng hộ luận tội Tổng thống Mỹ thứ 17 Andrew Johnson. Thủ tục bắt đầu sau khi nhà lãnh đạo Mỹ sa thải Bộ trưởng Quốc phòng Edwin Stanton mà không có sự đồng ý của Quốc hội. Sau đó, trong phiên tòa tại Thượng viện, ông Andrew Johnson được trắng án với 35 phiếu thuận và 19 phiếu chống.
Vào ngày 13/12/1932, Nghị sĩ Louis McFadden đề xuất một quyết nghị về luận tội Tổng thống Mỹ thứ 31 Herbert Hoover lên Hạ viện và cáo buộc ông làm gia tăng tình trạng thất nghiệp, tăng thuế và không tôn trọng quyền của cựu chiến binh. Tuy nhiên, văn kiện này đã bị phủ quyết bởi 361 phiếu phản đối (so với 8 phiếu ủng hộ).
Vào tháng 4/1952, nghị sĩ đảng Cộng hòa Paul Shaffer đưa ra quyết nghị chống lại Tổng thống Mỹ thứ 33 Harry Truman. Trong đó, ông Truman bị cáo buộc sa thải bất hợp pháp Tướng quân đội Mỹ Douglas MacArthur, cũng như không tôn trọng và giữ kín thông tin trước Quốc hội. Quyết nghị này không được tiến hành.
Vào ngày 8/8/1974, Tổng thống Mỹ thứ 37 Richard Nixon từ chức. Trong những năm 1972-1974, Hạ viện đã nhận được tổng cộng 39 quyết nghị về luận tội liên quan đến vụ bê bối Watergate (nghe lén trụ sở của đảng Dân chủ ở Washington trong chiến dịch tranh cử Tổng thống năm 1972). Ông Nixon từ chức trước khi phiên điều trần của Thượng viện diễn ra và được ân xá bởi Tổng thống Mỹ kế nhiệm Gerald Ford.
Những Tổng thống Mỹ từng bị "dọa" luận tội - họ là ai? (Ảnh: wikipedia.org)
Vào ngày 10/11/1983, Hạ viện Mỹ nhận được một quyết nghị tuyên bố luận tội Tổng thống Mỹ thứ 40 Ronald Reagan. Các cáo buộc được đưa ra có liên quan đến sự bất thường trong việc đưa quân đội Mỹ vào Grenada. Quyết nghị đã được chuyển đến Ủy ban Pháp lý, nhưng chỉ dừng lại ở đó.
Vào ngày 19/11/1998, Quốc hội Mỹ đã tổ chức các phiên điều trần về luận tội ông Bill Clinton. Tổng thống Mỹ thứ 42 bị buộc tội khai man trong khi làm chứng và cản trở công lý. Điều này liên quan đến vụ bê bối với Monica Lewinsky. Về cáo buộc thứ nhất, có 55 trong tổng số 100 thượng nghị sĩ đã bỏ phiếu ủng hộ, và về cáo buộc thứ hai, con số này là 50.
Những Tổng thống Mỹ từng bị "dọa" luận tội - họ là ai? (Ảnh: flickr.com)
Vào ngày 11/6/2008, Hạ viện Mỹ đã đưa ra một quyết nghị để luận tội Tổng thống thứ 43 George W. Bush. Có 251 nghị sĩ đã bỏ phiếu ủng hộ việc đưa quyết nghị ra Ủy ban Pháp lý, 166 nghị sĩ bỏ phiếu phản đối và 16 người bỏ phiếu trắng. Theo những người soạn thảo bản quyết nghị này, Tổng thống Mỹ đã nói dối quốc gia để phát động chiến dịch Iraq, và do đó vi phạm lời thề (tổng cộng có 35 cáo buộc). Việc tiếp tục xem xét về quyết nghị chấm dứt do nhiệm kỳ Tổng thống của ông George W. Bush đã kết thúc.
Những Tổng thống Mỹ từng bị "dọa" luận tội - họ là ai? (Ảnh: Riafan)
Vào ngày 6/12/2017, Hạ viện Mỹ bác bỏ quyết nghị về luận tội Tổng thống thứ 45 Donald Trump bằng đa số phiếu: 364 nghị sĩ phản đối và chỉ có 58 nghị sĩ ủng hộ. Quyết nghị luận tội được đưa ra bởi nghị sĩ đảng Dân chủ Al Green - người nói rằng nhiệm kỳ Tổng thống của ông Trump đã dẫn đến sự gia tăng phân biệt chủng tộc và thù hận trong xã hội Mỹ, trong khi chính quyền của Tổng thống Mỹ bị mất uy tín.
Quy trình luận tội như thế nào?
Theo Hiến pháp Mỹ, Quốc hội có thể bãi nhiễm Tổng thống trước khi kết thúc nhiệm kỳ nếu như phát hiện có các tội ác và hành vi sai trái nghiêm trọng.
Thủ tục luận tội bắt đầu bằng việc xác định các điều khoản truy tố và trình bày chúng trước Hạ viện bởi Ủy ban Pháp lý. Sau đó việc bỏ phiếu sẽ diễn ra. Trong trường hợp có ít nhất một trong các cáo buộc đạt được đa số phiếu đồng tình, Tổng thống sẽ được coi là bị luận tội.
Quy trình luận tội như thế nào? (Ảnh: wikipedia.org)
Sau đó, hồ sơ vụ án được gửi đến Thượng viện của Quốc hội Mỹ. Cơ quan này tiến hành một quy trình xét xử tương tự dưới sự kiểm soát của Chánh án Tòa án Tối cao. Một nhóm từ Hạ viện sẽ đóng vai trò là bên buộc tội. Ngoài ra, Tổng thống có quyền luật sư. Các thượng nghị sĩ trong quá trình này sẽ hoạt động như các bồi thẩm đoàn.
Để bãi nhiệm Tổng thống, cần có 2/3 số thượng nghị sĩ đồng ý với việc truy tố. Trong trường hợp ngược lại, Tổng thống vẫn sẽ tiếp tục công việc của mình.
Tại sao cần luận tội ông Trump?
Mục tiêu chính của việc luận tội Tổng thống Mỹ Donald Trump, mà Hạ viện của Quốc hội Mỹ khởi xướng, là hạ thấp xếp hạng chính trị của nhà lãnh đạo đương nhiệm - theo ông Konstantin Blokhin, một chuyên gia nghiên cứu hàng đầu tại Trung tâm Nghiên cứu An ninh thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga. Tuy nhiên, ông Blokhin cũng lưu ý rằng, bắt đầu luận tội không có nghĩa là có thể kết tội.
" Để làm được điều đó, cần đến 2/3 số phiếu trong Thượng viện - nơi mà đảng Cộng hòa đang chiếm ưu thế. Mà ông Trump lại là đại diện của đảng Cộng hòa. Do đó, nếu họ đồng ý luận tội thì đối với họ, điều đó chẳng khác nào tự sát chính trị. Họ sẽ không làm thế" - ông Blokhin khẳng định.
Hơn nữa, bản thân thủ tục luận tội cũng mất một thời gian rất dài, khoảng 1 năm rưỡi - chuyên gia nhấn mạnh. Ông Trump sẽ yên tâm kết thúc nhiệm kỳ của mình sau hơn 1 năm nữa.
" Vậy khí đó câu hỏi đặt ra là tại sao lại là thời điểm này? Về mặt kỹ thuật, họ biết sẽ không thể chính thức hóa nó, bởi Thượng viện là của đảng Cộng hòa. Do đó, mục tiêu chính đặt ra là hạ thấp xếp hạng chính trị của ông Trump, đồng thời tăng xếp hạng của ông Joe Biden trước cuộc bầu cử. Những người phản đối ông Trump muốn chỉ cho người dân Mỹ thấy rằng không nên bỏ phiếu cho một người đang bị luận tội. Theo cách hiểu đó, việc luận tội sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến ông Trump" - ông Blokhin kết luận.
(Tổng hợp)
VĂN ĐỨC
Theo VTC
Mỹ công bố bản khiếu nại bom tấn của người tố cáo ông Trump Bản khiếu nại của người tố cáo ông Trump với các quan chức tình báo Mỹ về nội dung cuộc điện đàm với tổng thống Ukraine được giải mật và công bố bởi Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ. Theo CNN, bản khiếu nại từ người tố cáo tập trung vào những quan ngại của người này về việc Tổng thống Trump...